Cách vẽ màu Gouache

Các bạn liệu đã biết đến loại màu bột hay chưa? Bên cạnh những sản phẩm màu phổ biến như màu nước, màu dạ, màu Acrylic,… thì có một laoji màu nữa được giới họa sĩ sử dụng nhưng lại không được nhiều người biết đến đó là màu bột. Đây là loại màu vô cùng đặc biệt có nguồn gốc từ khoáng thạch hoặc trong các quặng và ngay cả cách vẽ của nó cũng vô cùng khác với các loại màu khác. Vậy cụ thể loại màu đặc biệt này có điều gì mà các bạn còn chưa biết và làm thế nào để người mới có thể vẽ màu bột cơ bản hãy cùng Lỗ Store tìm hiểu trong bài nhé.

Gouache thoạt nhìn có vẻ là một chất liệu đơn giản, nhưng thực ra nó vô cùng đa dạng trong cách vẽ và thể hiện để phù hợp với nhiều họa sĩ và môi trường sáng tác khác nhau. Gần đây Hino có nhiều thời gian tập vẽ gouache hơn, giả sử như bức tranh dưới đây được vẽ bằng gouache Holbein, W&N Designers’ và Nicker. Mình có thu được khá nhiều tips hay để chia sẻ với những ai còn đang chần chừ với chất liệu này nhé! Bài viết chi tiết trong link blog:

  1. Gouache không phải màu nước!

Gouache là một chất liệu gốc nước có cùng nguyên liệu với màu nước và poster. 

- Thực tế, nhiều người hợp vẽ gouache/poster hơn màu nước do yêu thích cảm giác được tự do đắp lớp dày, tạo chiều sâu bất tận cho tranh.

- Các stroke vẽ gouache/poster chạm giấy tạo ra cảm giác gần với “painting” như dùng acrylic hay oil hơn là các stroke loang và tỉa nhẹ nhàng của màu nước, tuy nhiên lại hợp với người thích các dòng màu gốc nước với tính chất gọn nhẹ và không độc hơn là đầu tư sử dụng acrylic/oil.

- Không cần quá vững tay, sửa tranh thoải mái nếu vẽ hỏng.

- Gouache/poster sử dụng rất nhiều màu trắng để nâng tông và tạo độ dày, tương đồng với acrylic/oil và khác hẳn với màu nước là dòng màu chủ yếu tận dụng độ trắng của tờ giấy.

- Với chất màu opaque phẳng lì đặc trưng và thời gian khô ngắn, gouache và poster hợp với các bài tập colour study hơn là màu nước. Đồng thời cả hai đều có sự đồng đều sắc độ rất ổn định, thích hợp dùng cho minh họa thiết kế hay để lên bảo thảo màu trước khi vẽ sơn dầu, sơn mài…

- Cách pha màu hay kiểm soát lượng nước của gouache và poster khác hẳn của màu nước vì gouache/poster khó rewet hơn, giữa trạng thái khô-ướt sẽ lệch tông khá nhiều.

- Ba dòng màu này có thể dùng phối hợp với nhau để tạo các lớp mỏng-dày linh hoạt.

2. Underpainting rất quan trọng trong gouache

Vẽ nền [underpainting] là kỹ thuật vẽ cơ bản hay được họa sĩ sử dụng với tất cả các chất liệu ướt khác nhau. Có nhiều cách để tạo ra lớp nền [underpainting], màu nền vàng-xanh-đỏ... sẽ giúp định hướng tông sắc của tranh như họa sĩ hướng dẫn tại đây:

Một số artist có kinh nghiệm hơn sẽ ứng dụng cách vẽ underpainting phức tạp hơn chút như dùng titanium white làm nền và để khô qua đêm cho hạt màu đóng lại, rồi tiếp tục phác và vẽ lên những lớp trên: //gurneyjourney.blogspot.com/2014/04/street-scene-with-cool-underpainting.html

  1. Gouache có thể kết hợp với nhiều chất liệu khác.

Gouache kết hợp với màu nước để tạo ra hiệu ứng mỏng-dày linh hoạt là bộ đôi truyền thống có lịch sử lâu đời tới hàng nghìn năm, tuy nhiên họa sĩ cũng sử dụng gouache để kết hợp với nhiều loại màu vẽ khác nữa như casein [màu vẽ gốc sữa], pastel hay các chất liệu chì khô.

  1. Gouache hợp với những cây cọ synthetic giá sinh viên

Thật vậy! Mình thích nhất là dùng cọ Himi, Happy 1845 và cọ tỉa Rubens để vẽ gouache. Xin đừng mua những cây cọ quá rẻ vì có khả năng gây rụng lông [và bạn không muốn phát hiện ra một sợi lông bám chặt vào lớp màu đã khô đâu], nhưng không cần thiết dùng cọ quá đắt vì các dòng cọ mềm sẽ ngậm rất nhiều nước + pigment khiến khó kiểm soát nước, cũng tốn màu hơn. Lớp underpainting có thể dùng cọ flat mềm, các lớp màu càng đắp lên thì càng nên dùng cọ cứng hơn.

  1. Gouache hợp dùng trên giấy màu nước và mix media, miễn có đủ độ dày

Các loại giấy màu nước tầm trung và có vân nhám như Hahnemuhle Britannia, Strathmore… đều rất hợp với gouache và poster. Ngoài ra còn có giấy mix media chuyên dụng như của Passion [vân nhám] hay của Strathmore [vân mịn] và Nicker [vân mịn]. Giấy vân nhám sẽ dễ dùng hơn vân mịn cho người mới bắt đầu, độ dày lý tưởng là khoảng 300gsm. Một loại giấy đặc biệt nữa rất hợp với gouache là Strathmore Canvas - giấy tạo vân giống canvas. 

Vì có chất màu opaque, gouache hợp để vẽ trên giấy trắng, giấy màu cũng như giấy đen miễn loại giấy đó được tạo ra để hợp với wet media [chất liệu ướt]. 

  1. Review sơ bộ về các hãng gouache khác nhau:

Một điểm thú vị nữa mình mới phát hiện đó là trang wiki về gouache sử dụng hình minh họa là gouache của 3 thương hiệu nổi tiếng nhất: Holbein, Schmincke và Winsor & Newton Designers’. Màu gouache cũng chia hạng họa sĩ và sinh viên giống bất kỳ dòng màu nào khác, và hạng họa sĩ thì luôn sẽ có những lợi thế về độ mịn của pigment, lượng pigment, độ trau chuốt của bao bì, độ BỀN SÁNG của màu và một số ưu điểm kỹ thuật khác.

Holbein là thương hiệu gouache Hinoart luôn có sẵn, có chất lượng Artists’ tức là còn cao hơn Designers’ một chút. Gouache Holbein không rẻ, nhưng về lượng pigment và độ mịn của màu thì đều thuộc hạng cao nhất, tới mức không chỉ dùng cho vẽ mà khi pha loãng ra có thể chấm bút sắt viết calligraphy. Một calligrapher chuyên nghiệp sẽ luôn yêu cầu gouache hạng họa sĩ như Holbein để thực hiện các tác phẩm hoàn chỉnh hay cho tác phẩm commission giá trị lớn.

Winsor & Newton Designers’ cũng có giá thành cao, chất lượng tốt và có đắp nhiều lớp cũng vẫn phẳng mượt hoàn hảo. Điểm khác biệt của W&N Designers’ so với Holbein là tông màu của W&N trầm hơn một chút nên hợp vẽ phong cảnh tự nhiên, cũng hợp để vẽ những bức tranh trung tính sau đó tô điểm bằng độ rực rỡ của Holbein sau. Mình đặc biệt thích dùng W&N Designers để vẽ underpanting.

Tranh feedback từ bạn Yuui Sakamoto.

Nicker Designers’ là dòng gouache cao cấp có giá thành phải chăng nhất tại Hinoart. Bảng màu của Nicker mang phong cách hơi Nhật Bản với rất nhiều màu tái hiện các tông sắc màu Nhật cổ, có cả những tông màu tươi tắn làm ta nghĩ đến thế giới trong anime. Nicker là hãng sản xuất màu vẽ [poster, gouache] được ứng dụng nhiều nhất trong nền công nghiệp anime Nhật Bản, không chỉ được ưa chuộng bởi studio Ghibli mà còn góp phần tạo ra hậu cảnh trong nhiều tuyệt tác anime khác như Ghost in the Shell.

Miya Himi là dòng màu gouache sinh viên xuất xứ TQ, đã gây ấn tượng cực lớn trên thị trường quốc tế với cái tên “jelly gouache” nhờ chất lượng ổn định, bảng màu tươi tắn và ngoại hình bắt mắt với giá thành phù hợp cho tất cả mọi người. Miya Himi có thể đồng hành với bạn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tạo cảm hứng cho tất cả bài tập hay tác phẩm cá nhân cho đến khi bạn sẵn sàng đầu tư cho một set màu gouache hạng cao hơn.

Chủ Đề