Cách viết thư giới thiệu du học Mỹ

Kinh nghiệm viết Recommendation Letter [Thư giới thiệu]

20814

Ở Việt Nam, yêu cầu một lá thư giới thiệu chưa quá phổ biến. Nhưng với các trường đại học quốc tế thì viết Recommendation Letter [thư giới thiệu] là một trong những yêu cầu bắt buộc. Đặc biệt khi muốn xin học bổng du học.

Thư giới thiệu là một cách để các trường quốc tế đánh giá về những thông tin như điểm số, bằng cấp, thái độ học tập của bạn. Sau đây là những kinh nghiệm giúp bạn có một thư giới thiệu có độ tin cậy và tính thuyết phục cao.

Ai là người viết thư giới thiệu?

Hầu hết, khi làm hồ sơ du học, yêu cầu bắt buộc phải có hai hoặc ba bức thư giới thiệu. Người viết thư giới thiệu du học phụ thuộc vào bạn nộp hồ sơ cho chương trình Liberal Arts [đào tạo kiến thức tổng hợp] hay chuyên ngành.

Viết thư giới thiệu [Recommendation Letter]

Có hai đối tượng cho thể viết thư giới thiệu là Academic [liên quan đến trường học] như giáo sư, giảng viên đã dạy bạn hay Work như sếp, đồng nghiệp

Người viết thư giới thiệu không nhất thiết là giáo sư hay tiến sĩ vì điểm quan trọng là ở nội dung bên trong. Tuy nhiên, nếu muốn xin học bổng có giá trị cao thì Recommendation Letter từ người có vị trí, danh tiếng càng cao thì càng có giá trị.

Ví dụ minh họa như bạn đang xin học bổng tiến sĩ thì nên nhờ giáo sư hoặc người có nhiều liên quan nhất với bạn, giáo viên hướng dẫn làm luận văn chẳng hạn. Do là người trực tiếp hướng dẫn bạn nên sẽ có cung cấp nhiều thông tin về bạn một cách chính xác nhất.

Thầy cô hoặc sếp là người Việt thường sẽ yêu cầu bạn tự viết rồi họ sẽ sửa và ký. Ngược lại nếu giáo viên hướng dẫn hoặc sếp là người nước ngoài thì họ sẽ tự viết về bạn. Trong trường hợp này bạn có thể can thiệp vào nội dung. Tốt hơn hết nên hướng người viết vào một số điểm nêu rõquan hệ của họ với bạn [số năm quen biết, dự án làm chung, hướng dẫn],đề cậpđến khả năng trìnhđộ ngoại ngữ, kỹ năng viết của bạn.

Cách viết bài luận xin học bổng du học

Học bổng du học là điều mà mọi học sinh, sinh viên đều mơ ước có được nhằm giúp tiết kiệm chi phí khi đi du học. Tuy nhiên, việc đạt được học bổng không phải là điều dễ dàng bởi hằng năm có hàng trăm học sinh, sinh viên

Làm thế nào để viết một lá thư giới thiệu đầy thuyết phục?

Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét thư giới thiệu từ nội dung đến hình thức trình bày. Nên để thư giới thiệu có độ tin cậy và thuyết phục cao đòi hỏi bạn phải đầu tư cả về thời gian và tư duy.

Nội dung thư giới thiệu

Một lá thư giới thiệu không chỉ đơn giản là trình bày lại quá trình học tập mà còn phải khái quát được một số thông tin như các câu lạc bộ đã tham gia, giải thưởng đã nhận được.

Nội dung thư thường trả lời cho các câu hỏi như:

  • Tình trạng sinh sống, các mối quan hệ của học sinh đó như thế nào?
  • Học sinh có chứng minh được khả năng giải quyết rủi ro và có khả năng tiến xa hơn trong học tập hay không?
  • Người nộp đơn có năng khiếu, tài năng, hoặc kỹ năng lãnh đạo không?
  • Người nộp đơn có tính cầu tiến?
  • Động lực thúc đẩy của người ứng tuyển là gì?
  • Tính tương tác với giáo viên? Với các sinh viên khác?
  • Cá tính và kỹ năng xã hội của học sinh đó như thế nào?
  • Những gì làm bạn ấn tượng về người này?
  • Đã từng có kinh nghiệm vượt qua thất bại?
  • Thành phần gia đình như thế nào?

Ngoài những phẩm chất cá nhân, bạn cũng có thể thêm những thông tin về hoàn cảnh khó khăn, thách thức mà học sinh đó đã vượt qua. Cũng nên bày tỏ một chút sự hiểu biết của mình về ngôi trường mà học sinh đăng ký học.

Vì phải tự viết 2-3 thư giới thiệu du học nên rất dễ bị trùng lập. Bạn có thể viết tiếng Việt và nhờ bạn bè của mình diễn giải sang tiếng Anh. Vì mỗi người sẽ có những cách sử dụng ngôn từ khác nhau. Còn nếu muốn tự viết toàn bộ thì bạn nên chú ý chia nội dung đều, dùng các từ đồng nghĩa, không dùng các cụm từ mở đầu giống nhau. Ví dụ nếu Letter 1 dùng Itis a great pleasure for me to recommend thì Letter 2:I am delighted to be called upon as a reference for

Một ví dụ mẫu về thư giới thiệu du học

Cách trình bày

Cách trình bày thư giới thiệu du học như thế nào cũng là một trong những điểm quan trọng vì nó thể hiện thái độ và sự nghiêm túc của bạn. Nhiều bạn tự hỏi có nên sử dụng tiêu đề thư khi viết Recommendation Letter hay không? Chúng tôi khuyên bạn là nên vì nó sẽ phân chia bố cục rõ ràng hơn. Bạn cũng nên tự thiết kế cho riêng mình một mẫu thư chứ không nhất thiết lúc nào cũng lấy theo mẫu của trường. Khi trình bày, tốt nhất nên hướng theo yêu cầu của học bổng và khóa học, không nên dùng một mẫu thư duy nhất, chung chung.

Tự tạo cho mình một Recommendation Letter riêng biệt với cách trình sáng tạo tuy tốn nhiều công sức và thời gian nhưng nó mang lại hiệu quả rất cao.

Thường độ dài cho Recommendation Letter một trang A4. Ngắn gọn, xúc tích vẫn hơn viết dài mà lan man và thiếu thực tế. Nếu khen thì phải đưa ra các dẫn chứng, thông tin cần thống nhất và logic.

Nên đi du học nước nào là phù hợp nhất?

Luôn là một trong những câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm trong bước đầu lên kế hoạch du học và tìm hiểu các thông tin liên quan, nên đi du học nước nào luôn là một trong những vấn đề làm nhiều bạn trẻ đắn đo khi quyết

Xin chữ ký

Chữ ký là một trong những chi tiết thường bị bỏ sót khi nộp hồ sơ. Thật ra đây là một trong những chi tiết rất quan trọng để tạo nên sự trung thực và nhận được sự đánh giá cao của bộ phận tuyển sinh. Một hồ sơ không có chữ ký đồng nghĩa họ sẽ nghĩ mọi thông tin đều là bịa.

Hiện nay có hai loại chữ ký. Đối với hồ sơ trực tuyến sẽ dùng chữ ký điện tử còn gửi qua bưu điện sẽ dùng chữ ký tay. Muốn không mất nhiều thời gian cũng như gặp nhiều rắc rối bạn nên làm một loạt thư giới thiệu rồi trình ký, scan. Sau đó lưu dưới dạng file ảnh. Sau này nếu viết thư chỉ cần chèn chữ ký vào file word rồi chuyển qua pdf là xong.

Để tăng độ tin cậy và tính thuyết phục khi viết thư giới thiệu nên có chữ ký của giáo viên hướng dẫn hoặc sếp

Gửi, nộp thư

Có nhiều cách gửi nộp thư khác nhau. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi trường, nhưng phổ biến gồm ba dạng. Bao gồm nộp hồ sơ qua bưu điện, nộp online bằng cách tự upload bản scan trên hệ thống, nộp online bằng điền địa chỉ mail của người viết thư giới thiệu, hệ thống sẽ gửi yêu cầu và để upload Recommendation letter tới hệ thống.

Trong ba dạng này thì dạng thứ 3 được sử dụng nhiều nhất do các trường tin tưởng người trực tiếp viết thư giới thiệu hơn. Trường hợp này, bạn nên dặn người viết thư chuyển tiếp email yêu cầu tải LoR của chương trình cho mình rồi sauđó mình tự xử. Hoặc, sau khiđiền mail của người cho LoR vào hệ thống của học bổng, bạn tự chuẩn bị LoR và tự gửi đi. Lưu ý trước khi gửi nên thông báo đến người viết thư rằng yêu cầu từ học bổng đó sẽ sớmđược gửiđến và nhờ họ tải Recommendation letter đó lên.

Một số lưu ý khi viết thư giới thiệu

Nên:

  • Làm nổi bật thông tin quan trọng xoay quanh người đang được giới thiệu, tính cách, quá trình học tập, điểm mạnh hay những thành tích
  • Sử dụng từ ngữ mạnh mẽ
  • Cung cấp tất cả các thông tin cần thiết như là ai, làm thế nào bạn biết được học sinh ấy, dựa vào điều kiện gì để bạn đánh giá học sinh sinh viên đó.
  • Ví dụ một số thành tích cao và ấn tượng
  • Dẫn chứng cụ thể những câu chuyện
  • Chọn lọc ngôn từ tỉ mỉ nên sự dụng các cụm từ chắc chắn, có độ tin tưởng cao
  • Giới thiệu nhiệt tình về học sinh sinh viên, thảo luận về thành tích, tiềm năng, tính cách.

Không nên:

  • Lặp lại nhiều lần những thông tin đã có trong sơ yếu lý lịch, hồ sơ ứng tuyển
  • Khô khăn, khuôn mẫu và không có sự sáng tạo trong Recommendation letter
  • Không có dẫn chứng thiết thực về những gì bạn nói về sinh viên của mình
  • Sử dụng từ ngữ một cách chung chung, nhạt nhẽo không có điểm nhấn, thiếu chuyên nghiệp, sáo ngữ
  • Sử dụng khuôn mẫu có sẵn để viết thư giới thiệu.

Thư giới thiệu du học xuất sắc thường cho cái nhìn sâu sắc về định hướng tương lai, học thức, động lực và phẩm chất cá nhân của học sinh sinh viên. Vì vậy khi viết thư bạn nên viết đúng và đủ về sinh viên của mình một cách chân thành thực tế và thuyết phục nhất.

CHIA SẺ
Facebook
Twitter
  • tweet
Bài trướcNhững đại học Mỹ chỉ dành cho người học giỏi và nhà giàu
Bài tiếp theoĐại học Harvard cung cấp học bổng năm 2017

Video liên quan

Chủ Đề