Cách xả ga đuổi khí điều hòa

Theo mình thấy hiện nay các thợ ráp máy lạnh Seconhand và một số thợ ráp, sửa, vệ sinh máy mới kinh nghiệm không có và họ tự cho là họ đúng. Vậy theo các bác họ đúng hay sai trong các trường hợp sau và nguyên nhân?

Đối với gas 410 nhé
Thứ 1: Máy mới có thợ không có máy hút chân không, họ dùng cục nóng xả khí bằng tay tại gần chổ van nạp gas, sau đó họ nạp gas.

Thứ 2: Lâu ngày máy bị dơ =>Khi tháo máy vệ sinh và lắp lại họ rút gas từ dàn lạnh về cục nóng, nhốt gas. Sau khi vệ sinh xong họ lại đuổi khí đường ống và dàn lạnh tiếp bằng cách =>xả gas từ ống lớn cục nóng cho gas chạy vòng đến khi có gas thoát ra ngoài ở đường ống nhỏ cục nóng đến khi có gas thoát ra từ van gần van nạp gas. Họ bảo thế là không có không khí lọt vào.

Thứ 3: Họ thử xì bằng xà phồng các chổ khớp nối. Và máy secondhand khi hết gas họ sẽ chăm gas vào, và xì thì thử tay bằng xà phồng. Theo em biết thì ở nước ngoài họ thử bằng dung dịch chuyên dụng chứ không phải xà phồng và máy thử bằng máy dò gas. Nhưng hầu như 90% thợ hiện nay không có máy thử dò gas.

Thứ 4: Dây điện kích từ đầu lạnh sang cục nóng ở nước ngoài thì người ta là dây dẹp 3 ruột 2 vỏ. Ở VN thợ ta dùng dây chiếc 3 sợi chiếc kẹp theo ống gas và quấn cách nhiệt chung => dây điện, ống nước, 2 ống gas => Bó chung all in one

Thứ 5: Cục nóng lắp sân thượng, đầu lạnh tầng dưới nhưng không có nguyên tắc uốn ống để bẩy dầu nhớt vì họ bảo không cần thiết.
joh.le nói:
Bác có thể giải thích rõ hơn về các từ chuyên môn được không:
1/ Dầu lạnh.
2/ Phin lọc gas.
3/ Thay gas. Đối với gas 410 có dễ dàng thay không, hay là phải có máy hút chân không gì đấy?
Nhấn vào đây để xem đầy đủ
Dầu lạnh hay người ta còn gọi là nhớt máy nén [ dân ta hay gọi là lốc máy lạnh]. Hệ thống công nghiệp thì người ta hay thay định kỳ. Nói cho dễ hiểu thì nó giống như nhớt máy xe honda của bạn nhưng chỉ số độ nhớt nó khác nhau và khả năng chịu nhiệt khác nhau, nhớt máy xe honda bạn thay định kỳ nếu chạy nhiều là khoảng 1 tháng thay 1 lần, hay ô tô khoảng 5.000km hay 10.000km thay 1 lần tùy người chu xe bởi vì trong quá trình làm việc của máy honda hay ô tô nếu bạc xecmang không tốt sẽ làm nhớt mau lão hóa [và nhiều cái khác nữa...]. Nhớt lạnh [dầu lạnh] do hệ thống lạnh máy điều hòa nó hoạt động trong chu trình khép kín phục vụ cho lốc máy máy lạnh [có hành trình hút - đẩy], tuy nhiên cái gì nó cũng sẽ lão hóa nhưng chúng ta ít khi thấy thợ điện lạnh thay nhớt mới [đối với mấy cái máy hàng Nhật secondhand], ngoại trừ tình trạng quá tồi tệ. Nên hầu như máy đến lúc nó hư là hư hoài....do người sử dụng không am hiểu nhiều và hay bị dân điện lạnh lơ tơ mơ vẽ sai....

Phin lọc gas: Em là dân điện công nghiệp và lạnh công nghiệp, ít tìm hiểu về lạnh dân dụng, nên nói nom na dễ hiểu. Phin lọc gas là nó lọc tạp chất lẫn trong gas, nói đại khái nó là lượt gas [giống như bạn muốn có nước cốt dừa mịn để dùng cho làm bánh thì phải lượt...] vì trong quá trình hút - đẩy của lốc máy lạnh đi lòng vòng cái máy khá nhiều ống thì sẽ có tạp chất, sẽ làm cho quá trình trao đổi gas trong hệ thống không tốt nên phải có phin lọc, máy cũ ít khi ai thay, hầu như hàng bãi nhập về là bán cho khách xài... không biết em nói đúng hay sai. Nên đôi khi dùng 1 thời gian nghẹt phin máy sẽ không lạnh phải gọi thợ đến thì tốn tiền.....

Thay gas: Trong hệ thống công nghiệp hầu như lúc nào em cũng hút chân không khi sữa chữa hoặc làm mới. Đặc biệt nữa là lỡ để không khí lọt vào còn phải dùng mọi cách lấy ra vì hệ thống sẽ chạy không đạt và áp suất nóng sẽ tăng. Theo em tìm hiểu thì đối với gas 410 thì phải làm bài bản đúng quy trình như hãng đưa ra nhưng đó giờ em tiếp xúc với khoảng 10 thợ điện lạnh dân dụng chưa thấy thợ nào làm đúng bài bản và dụng cụ đầy đủ cả. Hầu như em góp ý thì họ bảo không cần thiết và họ luôn cho họ đúng.

Em tiếp xúc với khá nhiều anh bán máy điều hòa Nhật cũ và từng sử dụng thì nói thật, nếu có điều kiện các bác nên để dành tiền mua 1 cái máy mới tốt hơn, đừng tin những gì người ta nói. Đây là nhữngđiểm mà em thấy tiền mất tật mang khi sử dụng máy cũ dù là gas R22 hay gas R410 hay gas R32 như sau:

Máy cũ là hầu như ở nước ngoài hết bảo hành là họ vứt => Nhưng Việt Nam thì lại khoái.
Máy cũ mang mác hàng Nhật nội địa => Nên dân Việt Nam càng khoái cái mác Japan.

Đúng là là máy cũ giá rẻ, hàng Nhật thì chất lượng không ai phải bàn. Tuy nhiên ít ai xem xét đến kỷ thuật.

Chúng ta cũng thấy rõ các máy điều hòa hiện nay ThaiLan hay Malaysia sản xuất.... họ bảo hành máy 2 năm và lốc máy 4 năm. Thử hỏi người Nhật họ xài 2 năm hay 4 năm họ vứt => Sang Việt Nam thì chúng ta đã mua chiếc máy lỗi thời 4 năm. Bo điện tử đã chạy 4 năm thì sẽ lão hóa dễ hư tụ này nọ, và nếu hư thì khó mua phụ kiện thay thế vì lỗi thời. Nếu chúng ta mua được cái máy họ xài 2 năm hay 4 năm là may mắn, chứ em thấy hầu như là hàng lỗi thời từ 5-6 năm trở lên mới đến tay dân Việt chúng ta hoặc hàng bị lỗi vứt ra.

Trong cục lạnh có cánh quạt, trong cánh quạt có bạc đạn => hầu như 90% máy cũ sẽ được bán cho khách hàng mà không thay bạc đạn mới => dẫn đến tình trạng khách hàng dùng khoảng 6 tháng sẽ kêu bạc đạn hoặc trục trặc .....trong cục lạnh có bo lạnh, cái bo lạnh hoạt động khoảng 4 năm thì làm gì không có rủi ro khi có nhiều linh kiện điện tử bên trong [hên thì xài được vài năm, xui thì vứt bỏ nếu hư vì sữa khá đắt, mà linh kiện Nhật ở đâu thay vào?]

Trong cục nóng cũng có bo cục nóng và mouter quạt cũng có bạc đạn, chưa kể lốc máy lạnh không được thay dầu, hay kiểm tra phin lọc.

Máy cũ không được thử gò gas bằng máy dò gas như nước ngoài, mà gas R22 hay R410 nó rịn nhẹ thì hầu như vô phương tìm, nếu có thử xì thì chúng ta hay thấy thử xà bông đầu con đực, con cái và chổ vô gas, trong khi trong 1 máy điều hòa đường ống khá lòng vòng, nếu trong quá trình vận chuyển bị cấn rịn nhẹ thì lãnh đủ.....

Có nhiều máy cũ mua chưa bao lâu thì vứt bo lạnh hay bo nóng, có máy thì 1 năm châm gas 2 -3 lần, mà nếu ráp đúng máy mới loại tốt thử xì chính xác bằng máy chuyên dụng, bảo quản tốt theo tôi thì 10 năm chắc chưa thêm gas.

Hầu như chúng ta khi mua máy thì sẽ ít nghe những điều này chỉ nghe điều hòa Nhật cực bền, gas 410 đời mới....
nguyenbui3 nói:
Dầu lạnh hay người ta còn gọi là nhớt máy nén [ dân ta hay gọi là lốc máy lạnh]. Hệ thống công nghiệp thì người ta hay thay định kỳ. Nói cho dễ hiểu thì nó giống như nhớt máy xe honda của bạn nhưng chỉ số độ nhớt nó khác nhau và khả năng chịu nhiệt khác nhau, nhớt máy xe honda bạn thay định kỳ nếu chạy nhiều là khoảng 1 tháng thay 1 lần, hay ô tô khoảng 5.000km hay 10.000km thay 1 lần tùy người chu xe bởi vì trong quá trình làm việc của máy honda hay ô tô nếu bạc xecmang không tốt sẽ làm nhớt mau lão hóa [và nhiều cái khác nữa...]. Nhớt lạnh [dầu lạnh] do hệ thống lạnh máy điều hòa nó hoạt động trong chu trình khép kín phục vụ cho lốc máy máy lạnh [có hành trình hút - đẩy], tuy nhiên cái gì nó cũng sẽ lão hóa nhưng chúng ta ít khi thấy thợ điện lạnh thay nhớt mới [đối với mấy cái máy hàng Nhật secondhand], ngoại trừ tình trạng quá tồi tệ. Nên hầu như máy đến lúc nó hư là hư hoài....do người sử dụng không am hiểu nhiều và hay bị dân điện lạnh lơ tơ mơ vẽ sai....

Phin lọc gas: Em là dân điện công nghiệp và lạnh công nghiệp, ít tìm hiểu về lạnh dân dụng, nên nói nom na dễ hiểu. Phin lọc gas là nó lọc tạp chất lẫn trong gas, nói đại khái nó là lượt gas [giống như bạn muốn có nước cốt dừa mịn để dùng cho làm bánh thì phải lượt...] vì trong quá trình hút - đẩy của lốc máy lạnh đi lòng vòng cái máy khá nhiều ống thì sẽ có tạp chất, sẽ làm cho quá trình trao đổi gas trong hệ thống không tốt nên phải có phin lọc, máy cũ ít khi ai thay, hầu như hàng bãi nhập về là bán cho khách xài... không biết em nói đúng hay sai.

Thay gas: Trong hệ thống công nghiệp hầu như lúc nào em cũng hút chân không khi sữa chữa hoặc làm mới. Đặc biệt nữa là lỡ để không khí lọt vào còn phải dùng mọi cách lấy ra vì hệ thống sẽ chạy không đạt và áp suất nóng sẽ tăng. Theo em tìm hiểu thì đối với gas 410 thì phải làm bài bản đúng quy trình như hãng đưa ra nhưng đó giờ em tiếp xúc với khoảng 10 thợ điện lạnh dân dụng chưa thấy thợ nào làm đúng bài bản và dụng cụ đầy đủ cả. Hầu như em góp ý thì họ bảo không cần thiết và họ luôn cho họ đúng.

Em tiếp xúc với khá nhiều anh bán máy điều hòa Nhật cũ và từng sử dụng thì nói thật, nếu có điều kiện các bác nên để dành tiền mua 1 cái máy mới tốt hơn, đừng tin những gì người ta nói. Đây là nhữngđiểm mà em thấy tiền mất tật mang khi sử dụng máy cũ dù là gas R22 hay gas R410 hay gas R32 như sau:

Máy cũ là hầu như ở nước ngoài hết bảo hành là họ vứt => Nhưng Việt Nam thì lại khoái.
Máy cũ mang mác hàng Nhật nội địa => Nên dân Việt Nam càng khoái cái mác Japan.

Đúng là là máy cũ giá rẻ, hàng Nhật thì chất lượng không ai phải bàn. Tuy nhiên ít ai xem xét đến kỷ thuật.

Chúng ta cũng thấy rõ các máy điều hòa hiện nay ThaiLan hay Malaysia sản xuất.... họ bảo hành máy 2 năm và lốc máy 4 năm. Thử hỏi người Nhật họ xài 2 năm hay 4 năm họ vứt => Sang Việt Nam thì chúng ta đã mua chiếc máy lỗi thời 4 năm. Bo điện tử đã chạy 4 năm thì sẽ lão hóa dễ hư tụ này nọ, và nếu hư thì khó mua phụ kiện thay thế vì lỗi thời. Nếu chúng ta mua được cái máy họ xài 2 năm hay 4 năm là may mắn, chứ em thấy hầu như là hàng lỗi thời từ 5-6 năm trở lên mới đến tay dân Việt chúng ta hoặc hàng bị lỗi vứt ra.

Trong cục lạnh có cánh quạt, trong cánh quạt có bạc đạn => hầu như 90% máy cũ sẽ được bán cho khách hàng mà không thay bạc đạn mới => dẫn đến tình trạng khách hàng dùng khoảng 6 tháng sẽ kêu bạc đạn hoặc trục trặc .....trong cục lạnh có bo lạnh, cái bo lạnh hoạt động khoảng 4 năm thì làm gì không có rủi ro khi có nhiều linh kiện điện tử bên trong [hên thì xài được vài năm, xui thì vứt bỏ nếu hư vì sữa khá đắt, mà linh kiện Nhật ở đâu thay vào?]

Trong cục nóng cũng có bo cục nóng và mouter quạt cũng có bạc đạn, chưa kể lốc máy lạnh không được thay dầu, hay kiểm tra phin lọc.

Máy cũ không được thử gò gas bằng máy dò gas như nước ngoài, mà gas R22 hay R410 nó rịn nhẹ thì hầu như vô phương tìm, nếu có thử xì thì chúng ta hay thấy thử xà bông đầu con đực, con cái và chổ vô gas, trong khi trong 1 máy điều hòa đường ống khá lòng vòng, nếu trong quá trình vận chuyển bị cấn rịn nhẹ thì lãnh đủ.....

Có nhiều máy cũ mua chưa bao lâu thì vứt bo lạnh hay bo nóng, có máy thì 1 năm châm gas 2 -3 lần, mà nếu ráp đúng máy mới loại tốt thử xì chính xác bằng máy chuyên dụng, bảo quản tốt theo tôi thì 10 năm chắc chưa thêm gas.

Hầu như chúng ta khi mua máy thì sẽ ít nghe những điều này chỉ nghe điều hòa Nhật cực bền, gas 410 đời mới....

Tại em bực mấy thợ điện lạnh nhà ta quá nên lên đây xả stress, em đang kiếm mua đồ nghề bên Mỹ về tự xử các máy ở nhà. Vì quá chán cách làm của thợ ta.
Nhấn vào đây để xem đầy đủ
Chú trên đọc ở đâu mà nói tào lao vậy ta?



Làm theo cách của hãng tiền sẽ tăng, khách không chịu. Trong khi hãng xuống bắt trực tiếp mà có thằng nào hút chân không đâu... chỉ còn cách mua đồ nghề tự làm và khi ta tự làm đúng theo sách vở nhưng không có kinh ngiệm... máy chạy cà giật cà lụi.... và cuối cùng phải kêu thợ xuống làm không đúng mà nó chạy ngon.

Sách vở là 1 chuyện, thực tế là chuyện khác

Sửa điện tử như: mainboard PC hay iPhone sách đều nói bắt mát vào tay mà có ông thợ nào bắt đâu... nếu em nào có coi sách ngứa mồm ý kiến ý cò thì mang đồ về mà tự làm trong vòng 3 nốt nhạc
chicuong123 nói:
Ngon, nghe đúng dân chuyên nghề bài bản phân tích thấy hay. Sau khi đọc xong bây giờ tui mún mua 1 máy mới thì sao dám tin tưởng cho tụi thợ lơ mơ ráp, thấy sợ lun vì tụi nó ko đủ đồ zoy lại bị này nọ thì đau. Ai có cao kiến gì ko hay liên hệ ai đây để mua máy và làm bài bản đúng quy trình.
Nhấn vào đây để xem đầy đủ
thiệt tình bác trên phân tích khá Chi li, bác mua đồ củ thì củng được nhưng quan trọng là ngươi bán có tâm bác à, chứ đồ mới mà thằng bán nó không có tâm thì củng bị hư tè lè thôi bác, cty mình ráp 39 cái máy DAIKIN 160,000 BTU tụi DAIKIN và KINDEN xuống ráp theo tiêu chuẩn nhật, mà nó vẩn cháy lốc khi mới chỉ 6 tháng và vẩn xì gas trong vòng 3 tháng đấy... thậm chí là không xì trên đường ống mà xì trong dàn luôn mới ghê...
nói bác dể hình dung, môm na cái máy lạnh củng giống cái tủ lạnh, tủ lạnh nhà sản xuất nạp gas xong họ bóp và hàn chết cái đầu châm gas luôn, nên nó chạy hoài chạy hoài có bao giờ nạp gas đâu... máy lạnh do 2 cục, nóng và lạnh, kết nối bằng ống và các khớp nối, nêu thợ có tâm người ta làm kỷ mấy cái đó thì quá tốt máy cứ chạy hoài, cần gì châm gas hay thay gas, chẳng qua thợ họ có kinh nghiệm và có tâm họ sẻ canh áp suất gas áp cao và ap thấp cho bác nó dao động hoặc chuẩn, vì khi dàn nóng dàn lạnh bị dơ, không tản nhiệt được thì củng sẻ ảnh hưởng đến áp suất gas và khiến máy lạnh không hiệu quả? đôi khi máy bị đóng đá 1 cục... nên nếu bác gặp thợ có tâm họ sẻ làm theo đạo đức nghề nghiệp của họ...
về máy lạnh dùng gas R410, theo quy định nhà sản xuất thì cần phải hút chân không đường ống[ mục đích hút sạch không khí trong đường ống để 100% trong ống chỉ có gas lạnh, sẽ ko còn những phản ứng lý hóa gây hỏng hóc]
về việc thợ lạnh có hút hay không, xin thưa, 1 phần cũng là do quý khách, ở bất kỳ tiệm điện lạnh nào cũng có máy hút chân không, nhưng khi ra hiện trường làm thì việc mang máy hay kéo dây phức tạp nhọc công, trong khi gắn bộ máy thì công chí là 200-300k, 2 người làm ròng rã 2,3 tiếng tùy thế lắp, nên họ chỉ có thể chọn phương án nhanh nhất là dùng khí gas để đẩy không khí trong ống, nói đến đây thì các vị hiểu chưa ạ
vậy bạn nào muốn hút chân không cần rõ ràng về vấn đề tiền nong, bạn muốn có dịch vụ tốt thì bạn phải có cái giá cao hơn dịch vụ thường, bởi ở vn, kỹ thuật đôi khi họ ko thực hiện như trên lý thuyết, và ngành nào cũng vậy [bạn có đi khám sức khỏe 6 tháng 1 lần như bộ y tế khuyến cáo ko]
bạn nào muốn đặt thêm câu hỏi thì liên hệ chữ ký hoặc page //www.facebook.com/Sua.Chua.Dien.Lanh247/
thanhphuong07 nói:
về máy lạnh dùng gas R410, theo quy định nhà sản xuất thì cần phải hút chân không đường ống[ mục đích hút sạch không khí trong đường ống để 100% trong ống chỉ có gas lạnh, sẽ ko còn những phản ứng lý hóa gây hỏng hóc]
về việc thợ lạnh có hút hay không, xin thưa, 1 phần cũng là do quý khách, ở bất kỳ tiệm điện lạnh nào cũng có máy hút chân không, nhưng khi ra hiện trường làm thì việc mang máy hay kéo dây phức tạp nhọc công, trong khi gắn bộ máy thì công chí là 200-300k, 2 người làm ròng rã 2,3 tiếng tùy thế lắp, nên họ chỉ có thể chọn phương án nhanh nhất là dùng khí gas để đẩy không khí trong ống, nói đến đây thì các vị hiểu chưa ạ
vậy bạn nào muốn hút chân không cần rõ ràng về vấn đề tiền nong, bạn muốn có dịch vụ tốt thì bạn phải có cái giá cao hơn dịch vụ thường, bởi ở vn, kỹ thuật đôi khi họ ko thực hiện như trên lý thuyết, và ngành nào cũng vậy [bạn có đi khám sức khỏe 6 tháng 1 lần như bộ y tế khuyến cáo ko]
bạn nào muốn đặt thêm câu hỏi thì liên hệ chữ ký hoặc page //www.facebook.com/Sua.Chua.Dien.Lanh247/
Nhấn vào đây để xem đầy đủ
bác nói chuẩn nhưng cái máy hút chân không có bé tí à bác ơi, nhưng để hút và ngâm áp thì mới lâu, có khi cả 4 5 tiếng, còn việc nếu kỹ thì cứ thổi ni tơ và ngâm áp sau đó mới hút chân không

Video liên quan

Chủ Đề