Cảm nhận về cuốn sách Nhật ký trong tù

Nhật kí trong tù [Ngục trung nhật kí] là một tập thơ của Hồ Chí Minh, viết từ ngày 8 năm 1942 đến năm 1943. Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, khi vừa đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ và giải đi khắp 30 nhà giam ở 13 huyện của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Trong suốt những tháng ở tù [từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943], tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán, ghi trong một cuốn số tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí,phần lớn là thơ tứ tuyệt.

Nhật kí trong tù là một cuốn sổ nhật kí, ghi lại những sự việc, những cảm nhận, nỗi bất bình, tâm tư bị oan ức, ý chí rèn luyện, tinh thần vượt qua mọi khó khăn, niềm hi vọng vào tương lai,… của Hồ Chí Minh những lúc nhàn rỗi cho khuây khoả lòng, chứ đó không phải là chủ đích sáng tác của Người.

Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tôi của chê độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Là một tập nhật kí, nhưng là nhật kí bằng thơ độc đáo “có một không hai” viết trong tù ngục, đã ghi chép hết sức tỉ mỉ, chi tiết như một cuốn phim tài liệu về những điều mắt thấy tai nghe hằng ngày trong nhà lao, trên đường đi đày từ nhà giam này đến nhà giam khác,… tái hiện lên bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc Dân đảng Tưởng Giới Thạch: mười ba tháng bị đày ải trong nhà ngục đến nỗi “răng rụng mất mấy chiếc”, tóc bạc, mắt mờ, đứng không vững,…

Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi Nhật kí trong tù như một bức chân dung tư họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhật trong tù thê hiện nhât quán tư tưởng Hồ Chí Minh: dùng văn chương làm vũ khí để chiến đấu chông kẻ thù, đó là “Nay trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong”…

Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Ấy là một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh thép vĩ đại không gì có thể lung lạc được: “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao…”. Ấy là con người có thể vượt lên rất cao trên mọi đau khổ về thể xác, tâm hồn luôn ung dung thanh thoát, thậm chí trẻ trung tươi tắn trong mọi tình huống “Mà như khanh tướng vẻ ung dung”. Ấy là tâm hồn khao khát tự do của Người “Đau khổ chi bằng mất tự do”.

Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, tình cảm nhân đạo, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Lòng thương yêu con người của Bác là tinh thần nhân đạo cộng sản, đó là tinh thần nhân đạo mới mẻ mà Bác mang lại cho dân tộc và nhân loại. Tố Hữu nhận xét: “Bấy lâu người ta chỉ hiểu người chiến sĩ cách mạng là thép ở mũi nhọn chiến đấu. Trong tập thơ này ta hiểu rõ thêm người cộng sản là tình. Tình ở đây là tình yêu thương đất nước, cuộc sông và con người. Chủ yếu ở đây chúng ta tìm hiểu, khai thác tình cảm với con người”. Trong tù Bác cũng chịu khổ ải như bất kì tù nhân nào. Dù Bác đã già, bị tù trong hoàn cảnh cô độc, nhưng Người dã quên đi nỗi đau của riêng mình mà đem lòng thương yêu những người bạn tù mà Bác gọi là nạn hữu. Bác diễn tả nỗi lòng thương yêu của mình đối với vợ chồng người bạn tù. Trên con đường giải tù, nhìn thấy người phu làm đường cực khổ dưới nắng mưa, Bác động lòng thương. Vào nhà lao Tân Dương nghe tiếng khóc của một đứa trẻ, Bác vô cùng xúc động.

Tâm hồn Hồ Chí Minh còn nhạy cảm với thiên nhiên. Hồ Chí Minh dành cho thiên nhiên một tấm lòng ưu ái đúng như giáo sư Đặng Thai Mai đã nhận xét: “Trong Nhật kí trong tù, thiên nhiên chiếm một địa vị danh dự”. Mặc dù thân thể bị giam cầm trong ngục tôi nhưng trái tim nhạy cảm của Bác vẫn dễ dàng rung động trước một ánh nắng mai rọi chiếu nơi cửa ngục âm u “Ánh hồng trước mặt đã bừng soi” [Buổi sớm], hoặc giao cảm chan hòa với đêm trăng đẹp “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” [ Ngắm trăng]. Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù đẹp đẽ và ấm áp tình người. Nó thực sự trở thành nguồn động viên, an ủi to lớn đôi với người tù đặc biệt Hồ Chí Minh “Vui say ai cấm ta đừng, Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu” [Trên đường đi].

Ngôn ngữ tập thơ Nhật kí trong tù được viết bằng chữ Hán, một thứ chữ hàm súc về ý nghĩa để sáng tác thơ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, có lúc Người cũng phá cách diễn đạt thông thường của chữ Hán. Bài Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, câu thơ đầu trong nguyên tác được viết bằng tiếng Việt: “Oa…! Oa…! Oa…!”, về thể loại, tất cả các bài thơ trong tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác theo thể thơ Đường luật gồm thế thơ thất ngôn hoặc ngũ ngôn, tứ tuyệt hoặc bát cú và thơ cổ phong. Tuy nhiên trong tập thơ, có hai bài thơ phá thể. Đó là bài “Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”. Một trường hợp khác là bài “Giải đi Vũ Minh”, về cách cấu tứ, cũng như thơ Đường, trong Nhật kí trong tù, cái tôi trữ tình của tác giả thường hòa lẫn vào ngoại cảnh.

Đọc bài thơ Chiều người đọc hầu như không thấy tác giả. về cách biểu hiện, trong thơ Đường nói riêng và trong thơ ca cổ điển phương Đông nói chung, ba yếu tố thơ, nhạc, họa thường hòa quyện làm một. Nó làm cho bài thơ nhỏ có một sức chứa lớn, có âm vang nhiều chiều. Sự quấn quyện giữa thơ, nhạc, họa được thế hiện trong bài Người bạn tù thổi sáo. Các bài thơ Đường thường có cấu trúc gọn, nhẹ, cô đúc, ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả, ý ở ngoài lời [Mới ra tù, tập leo núi]. Cũng như thơ Đường, Hồ Chí Minh không tả mà gợi. Nhân vật trữ tình như hòa lẫn vào trong cảnh, mang cốt cách của một nhà hiền triết, nhìn cảnh vật từ trên cao, từ xa, bao quát cả một vùng không gian rộng lớn. Văn chương có con đường giao tiếp riêng của nó. Đó là sự cộng hưởng giữa những tâm hồn. Nhật kí trong tù chung đúc văn hóa kim cổ Đông Tây trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không đi lại lối mòn của người xưa. Thái độ đó đã được nói rõ trong bài thơ “Cảm tưởng đọc thiên gia thi”. Trong sự ảnh hưởng và kê thừa đó, Hồ Chí Minh có sự cách tân. Sự cách tân tạo nên một kiểu tư duy thẩm mĩ mới, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Tác phẩm Nhật kí trong tù đã được xuất bản nhiều lần, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, Hán, Triều Tiên, Nhật,… Không chỉ các tác giả Việt Nam và phương Tây mà ngay chính các nhân vật của Trung Quốc – quê hương của thơ chữ Hán – như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này. Nhật kí trong tù là một tác phẩm văn học vô giá của Hồ Chí Minh, khi công bô đã gây tiếng vang lớn trên văn đàn quốc tế, đã chinh phục người đọc bởi những cảm xúc chân thật, chất phác, điềm đạm của một người chiến sĩ cộng sản, một nhà văn hoá lớn. Nhà thơ Xuân Diệu thì khẳng định rằng: “Nhật kí trong tù đứng vô song trong văn học nước ta, vì nó là những tiếng tâm hồn của Hồ Chủ tịch”. Không chỉ có thê Jean Lacouture nhận định: “Nhân cách, học vấn và số phận kì lạ của Cụ Hồ được thể hiện một cách khác thường trong các bài thơ ấy”.

Nhật kí trong tù phản ánh tâm hồn đại trí, đại nhân, đại dũng của một nhà cách mạng đã vượt lên mọi sự đày ải của kẻ thù, vượt qua mọi thử thách, giữ vững khí phách kiên cường, tinh thần lạc quan và lòng nhân ái vô song của một nhà cách mạng đốì với nhân loại đau thương, bất kể họ là ai, nguồn gốc thế nào. Hình ảnh Hồ Chí Minh toả sáng từ vẻ đẹp của những bài thơ, bởi một tâm hồn thơ, bởi sự kiên trung trong ý chí, tinh thần lạc quan cách mạng, tinh thần nhân đạo, lòng yêu nước, yêu thương con người vô bờ bến của người cộng sản Hồ Chí Minh. Chính vì thế Nhật kí trong tù xứng đáng là viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam và trên thế giới.

    Tập thơ Nhật kí trong tù được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc vào .những năm 1942, 1943. Người viết tập thơ này dường như không có ý làm nghệ thuật, lưu danh hậu thế mà chỉ cốt để ngâm ngợi cho khuây khỏa những tháng ngày "mất tự do". Tuy vậy, Nhật kí trong tù đã trở thành một tác phẩm lớn có giá trị về nhiều mặt trong lịch sử văn học Việt Nam cận, hiện đại. Nó có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc ở cả trong nước lẫn ngoài nước.

    Mấy chục năm qua, kể từ khi tập thơ được công bố, nhiều người đã viết về tập thơ này. Họ nhấn mạnh đến giá trị phản ánh hiện thực, sức mạnh tô" cáo của Nhật kí trong tù đối với chế độ nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Tuy vậy, điều quan trọng nhất cần phải thấy: trước sau đây vẫn là một tập nhật kí bằng thơ, một tập nhật kí "hướng nội", tác giả chủ yếu viết cho mình. Do đó, sức hấp dẫn của tập thơ chính là hình tượng của nhân vật trữ tình – tác giả Hồ Chí Minh, một chiến sĩ  thi sĩ. Vì vậy, hoàn toàn có lí, khi sách giáo khoa Văn 12 đã khẳng định:’

    "Có thể xem Nhật kí trong tà như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

     Đọc tác phẩm Nhật kí trong tù, chúng ta bắt gặp con người Hồ Chí Minh với tất cả vẻ đẹp, phong phú, sâu sắc trong tâm hồn, trong tính cách, trong cách nhìn, cách nghĩ suy về cuộc đời và con người. Nhật kí trong tù đúng là một "bức chân dung tự họa" bằng thơ về con người tinh thần của người sáng tạo ra nó.

 

    Qua hơn một trăm bài thơ, ta có thể nhận thấy nỗi khắc khoải nóng lòng, sốt ruột ngóng trông tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đọc còn nhớ, mùa thu 1942, với tư cách là đại biểu cho phong trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh có trọng trách tìm sang Trung Hoa để bàn cách phôi hợp hành động chông bọn đế quốc, phát xít. Nhưng vô cớ, Người bị bọn mật vụ Quốc dân đảng bắt giữ và sau đó, bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác, không được xét xử. Người cũng hoàn toàn không được biết đến bao giờ mình mới được trả tự do. Hồ Chí Minh đau khổ vô hạn và thấm thìa sâu sắc nỗi "mất tự do". Nỗi đau khổ này được tác giả bộc lộ trong khá nhiều bài thơ. Chẳng hạn như trong một lần chuyển đổi nhà lao có bọn "cảnh binh khiêng lợn cùng đi", Bác đã viết những câu thơ đầy cay đắng, biểu lộ một qui luật trong cuộc sống, mà qui luật này Người đã rút ra một cách thấm thìa ngay trong cuộc sống đau khổ của chính mình:

    Trên đời ngàn vạn điều Gay đấng
    Cay đắng chi bằng mất tự do?

 

    Bên cạnh con người nóng lòng, sốt ruột, đau khổ vô hạn vì mất tự do, người đọc còn bắt gặp trong Nhật kí trong tù một con người hoàn toàn tự chủ về mặt tinh thần, luôn bình thản ung dung, tự tại, tâm hồn như bay lượn trên bầu trời tự do, không sức mạnh của nhà tù nào giam hãm được. Như vậy, có thể nói chúng có thể giam cầm được thể xác Bác, nhưng không khi nào chúng có thể giam cầm được tinh thần Bác, Điều này đã được chính tác giả thể hiện qua hai câu thơ mở đầu, được xem như lời đề từ của tập Nhật kí trong tù:

    Thân thể tại ngục trung 

    Tinh thần tại ngục ngoại.

    Có nghĩa là :

    Thân thể ở trong lao

    Tinh thần ở ngoài lao.

    Và, không ít lần, Hồ Chí Minh thấy mình là "khách tự do", thanh thản, ung dung, tự tại như là một khách tiên. Điều này được thể hiện qua khá nhiều bài thơ như Đi Nam Ninh, Giải đi sớm, Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây, và có lẽ tiêu biểu phải kẽ đên bài Ngắm trăng sau đây:

    Trong tù không rượu cũng không hoa     Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ     Người ngắm  trăng soi ngoài cửa sổ,

    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

    Trong bài thơ này hoàn toàn không thấy tác giả nói đên nỗi đau khổ, bồn chồn vì bị mất tự do, mà chỉ thấy hình tượng một thi sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

    Thực ra, trong chốn lao tù, ắt hẳn người thi sĩ đâu cố được thưởng trăng một cách thoải mái. Có lẽ, song cửa nhà lao chỉ đủ cho lọt qua một chút ánh trăng thấp thoáng mà thôi. Song, cho dù chỉ như thế, nhưng với sức tưởng tượng phong phú, với tâm hồn yêu mến thiên nhiên, Hồ Chí Minh cũng cảm thấy dạt dào thi hứng, cũng cảm thấy bồi hồi xao xuyến trước cảnh đẹp của đêm trăng. Câu thơ thứ hai nguyên văn chữ Hán là:

    Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
    Có nghĩa:    Trước cảnh đẹp đèm nay biết thế nào?

    Câu thơ dường như có một chút bối rối. Cái bối rối rất thi sĩ… Tiếc rằng câu thơ dịch "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ đã làm mất "cái bối rối" rất thi sĩ . Người xưa thưởng trăng thường hay có rượu và hoa. Ở trong tù, Hồ Chí Minh làm sao có được những thứ này? Cho dù thế, thi hứng của nhà thơ vẫn dạt dào:

    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

 

                                                Nguồn: //www.youtube.com/watch?v=onhVOcVGHds

    Thi nhân và ánh trăng tựa hồ như đôi bạn tri âm, tri kỉ, có sự giao hòa tuyệt diệu. Ánh trăng vô tri vô giác qua tâm hồn của người tù thi sĩ trở thành một nhân vật đáng yêu, có tâm trạng, có linh hồn. Trên đây là những câu thơ đặc biệt ý vị. Ý vị không phải chỉ xuất phát từ kĩ thuật làm thơ mà điều quan trọng nhất vần là tâm hồn, là xúc cảm của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh…

    Đúng là đọc Nhật kí trong tù chúng ta được chứng kiến nhiều cuộc vượt ngục bằng tinh thần của người tù Hồ Chì Minh. Khi thì Người thả hồn theo một áng mây trôi, một cánh chim chiều, một vầng trăng non, lúc thì Người dối theo một vầng dương buổi sớm, một cảnh làng xóm ven sông, hay cảnh buổi tối khi cô thôn nữ vừa xay xong ngô tối thì lò than đã ửng hồng. Đặc biệt, tâm hồn của Hồ Chí Minh luôn hướng về Tổ quốc, về đồng chí, đồng bào; ngay trong giấc ngủ, Người cũng luôn mơ về đất nước thân yêu. Có những đêm, Bác trằn trọc mãi không sao ngủ dược, đến "Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt – Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh".

 

    Ngoài ra, trong "bức chân dung tự họa" của Hồ Chí Minh ta còn bắt gặp một trí tuệ lớn, một tầm tư tưởng lớn. Trí tuệ lớn trước hết thường được thể hiện qua cái nhìn đối với hiện thực. Hơn ai hết, Bác thấy rõ những bất công vô lí trong nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Nhà tù này chính là nước Trung Hoa rộng lớn khi đó thu nhỏ. Bên cạnh đó, từ những sự việc nhỏ nhoi, tầm thường hằng ngày, với trí tuệ mẫn tiệp, Hồ Chí Minh rút ra được những khái quát, tìm rạ qui luật của cuộc sống thông qua sự từng trải, sự chiêm nghiệm của chính bản thân mình. Vì vậy, một số câu thơ, bài thơ của Người có ý vị triết lí thâm trầm sâu sắc. Chẳng hạn, từ việc "Học đánh cờ", Người rút ra tầm quan trọng của thời cơ đối với sự thành bại trong hoạt động của con người:

    Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
    Gặp thời một tốt củng thành công.

    Đồng thời, Hồ Chí Minh cung có những chiêm nghiệm đúng đắn về "Đường đời hiểm trở", về sự phức tạp khó khăn trong cuộc sống xã hội:

    Núi cao gặp hổ mà vô sự
    Đường phẳng gặp người bị tống lao

       Tuy nhiên, những nhận xét khái quát về cuộc đời, về con người của Hồ Chí Minh không bao giờ có ý vị yếm thế hay hư vô mà Người luôn hướng con người tới những hành động thiết thực để cải tạo con người, cải tạo hoàn cảnh. Điều đó chứng tỏ lòng tin vững chắc của nhà thơ vào bản chất lương thiện, tốt đẹp của con người. Khi Bác khẳng định "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn – Phần nhiều do giáo dục mà nên" tức là Người dặt ra vấn đề giáo dục và tin tưởng ở kết quả xây dựng lực lượng cách mạng về sau. Những ai đã được sống gần Hồ Chí Minh đều nhận thấy sức mạnh cảm hóa của Bác. Niềm tin vào con người là hạt nhân quan trọng tạo nên niềm tin vào sự nghiệp cách mạng ở Hồ Chí Minh. Qua bài Đi đường, Bác thể hiện khá tập trung ý tưởng chinh phục khó khăn, hướng tới cuộc sông, hướng tới tương lai:

    Đi đường mới biết gian lao,    Núi cao rồi lại núi cao chập chùng.    Núi cao lên đến tận cùng,

    Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

 

    Ngay trong cảnh gian khổ, khó khăn, Người vẫn nhìn thấy ánh sáng của tương lai tươi sáng!

    Dẫu sao, vẫn sề là một thiếu sót rất lớn, nếu như viết về "bức chân dung tự họa" nói trên, ta không đề cập tới lòng nhân ái bao la, sâu sắc của Bác Hồ.
    Trong bài Bác ơi! Tố Hữu đã viết được những câu thơ rất hay, rất đúng về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh:

    Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
    Ôm cả non sông, mọi kiếp người!

    Trước hết, trái tim ấy dành cho những người lao khổ dù họ là người Trung Quốc hay người Việt Nam.

    Nhà thơ dễ dàng quên những đau đớn khổ sở mà mình phải chịu, nhanh chổng đồng cảm sâu sắc và phát hiện ra những bất hạnh, đau khổ của những người xung quanh để thông cảm, chia sẻ với họ. Bác thương cảm Vợ người bạn tù đến thăm chồng, đối với Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, hay đôi với Một người tù cờ bạc vừa chết… Chỉ cần nghe "Người bạn tù thổi sáo", Bác chẳng những thấu hiểu nỗi lòng nhớ quê của anh ta, mà còn hình dung thấy ở chôn chân trời xa xôi kia có một phụ nữ bước lên một tầng lầu nữa để ngóng trông chồng:

    Bỗng nghe trong ngục sáo vỉ vu
    Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu.
    Muôn dải quan hà khôn xiết nỗi,
    Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.

 

    Ở con người tác giả, rõ ràng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Bên cạnh sự nhạy cảm tinh tế, người đọc có thể nhận thấy ý chí sắt son, nghị lực phi thường, lớn lao, bền bí. Chất "tình" và chất "thép" được kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa trong tập Nhật kí trong tù. Đúng như cách đây mấy chục năm nhà thơ Hoàng Trung Thông đồ nhận xét về thơ Hồ Chí Minh: "Vần thơ của Bác vần thơ thép". "Thép" chính là tinh thần chiện đấu kiên cường, bất khuất. Nhưng điều đáng quý là chất ”thép" ấy được toát ra một cách tự nhiên, bình ,dị trong tư thế ung dung, tự tại của một con người làm chủ mọi tình huống. Có lần chuyển lao, Bác bị bọn lính xích chân vào thuyền, nhưng Người vẫn phát hiện cuộc sống đông đúc vui tươi của làng xóm bên sông, của những thuyền câu nhẹ lướt. Có lần, sau suốt một ngày đi xa vất vả, chiều xuống, Bác tới một xóm núi, gây ấn tượng đối với Người không phải là nỗi gian truân đã qua hoặc sắp tới mà lại chính là cảnh "Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng… Chất "thép" thể hiện đặc biệt rõ ở sự kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến thắng mọi gian lao thử thách khắc nghiệt. Đối với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử thách để rèn giũa con người thèm vững vàng kiên định. "Nghe tiếng giã gạo", Hồ Chí Minh làm thơ như để tự khuyên mình:

    Gạo đem vào giã bao đau đớn,    Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.    Sống ở trên đời người cũng vậy,

    Gian lao rèn luyện mới thành công.

 

                                                Nguồn://www.youtube.com/watch?v=Rba1NOLfha4

    Nhật kí trong tù là một tập thơ có giá trị về nhiều phương diện. Sức hấp dẫn của tập thơ này trước hết đúng là sức hấp dẫn trong bức "chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Hay nói cách khác, sức hấp dẫn của tập thơ chính là sức hấp dẫn của "chất người cộng sản Hồ Chí Minh” [Xuân Diệu]… Là những cách nói khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm khẳng định tác giả của Nhật kí trong tù là một nhân vật kiệt xuất, "đại trí", "đại nhân" và ‘đại dũng". Tập thơ thể hiện sinh động nhân vật kiệt xuất này.

    Nguồn://tailieuvan.net/cam-nhan-cua-em-ve-nhat-ki-trong-tu-cua-ho-chi-minh/

Video liên quan

Chủ Đề