Cảm thức về sự hiệp thông là gì

WHĐ [30.10.2020] – Chúng ta hãy tận dụng cơ hội để chăm chút đời sống nội tâm của mình, cầu nguyện, đồng hành và chăm sóc những người thân yêu của chúng ta và những người mà chúng ta mang trong lòng trí của chúng ta, ngay cả khi họ ở xa chúng ta. Điều đó nằm trong tầm tay của mọi người. Đó là cả một chương trình của đời sống tâm linh cho những ngày bị giam hãm và cách ly, những ngày này đang tỏ ra là khó khăn.

Vào ngày từ biệt, trước khi đi chịu cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu đã trìu mến nói với các tông đồ [hay với các bạn của Người, như Ngài quen gọi họ]: “Thầy sẽ không để các con mồ côi” [Gioan 14,18]. Ngài không muốn họ cảm thấy đơn độc trong những thời điểm khó khăn này. Như thể Ngài muốn nói với họ rằng: Anh em buồn là chuyện bình thường, anh em biết rằng giờ khổ nạn của Ta và của cái chết của Ta trên thập giá đang đến gần; nhưng nỗi buồn của anh em sẽ chỉ thoáng qua. Sau đó, Ngài nói thêm: “Thầy sẽ gặp lại anh em và lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em sẽ không ai lấy khỏi anh em được” [Gioan 16:22].

Cuđồng hành tuyt vi.

Không gì và không ai có thể lấy đi niềm vui từ trái tim của người Kitô hữu, vì biết mình luôn được đồng hành bằng Tình Yêu với một chữ Y viết hoa. Từ tình yêu vô bờ bến và vô điều kiện của một Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên người Kitô hữu ấy, Đấng đã cứu người ấy và đã thường xuyên tha thứ cho người ấy. Từ một Thiên Chúa, vì yêu thương, đã trở thành một người trong chúng ta, rất gần gũi với chúng ta, để chia sẻ lịch sử của chúng ta và chết vì những tội lỗi mà Ngài không phạm phải. Đó là một tình yêu không giới hạn và mạnh hơn cả sự chết. Thiên Chúa – hay Chúa Giêsu Kitô hằng sống – luôn ở với chúng ta. Ngài đã hứa rất rõ ràng: “Và Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” [Mt 28,20].

Trong hoàn cảnh vất vả rất đặc biệt và khá thảm thương này mà chúng ta đang sống cùng với sự lây lan của đại dịch COVID-19, chân lý về đức tin của chúng ta có thể an ủi chúng ta và lấp đầy chúng ta bằng hy vọng, đặc biệt nếu chúng ta nghĩ về sự hiện diện không ngừng và tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta.

CHÚNG TA KHÔNG BAO GI ĐƠĐỘC. CHÚA GIÊSU KITÔ ĐANG SNG, NGƯỜ GN CHÚNG TA VÀ LUÔN ĐỒNG HÀNH VI CHÚNG TA. ĐÓ KHÔNG PHI LÀ VĐỀ CA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG, S HIN DIN CA NGÀI LÀ RT THT, S HIN DIĐÓ CÓ SC MNH; CÁ NHÂN NGÀI GN GŨI VI MI CHÚNG TA.

Chúa Giêsu, kết hiệp với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, gần gũi với chúng ta hơn chúng ta gần gũi với chính mình: intimior intimo meo, Thánh Augustinô đã nói với tất cả lòng nhiệt thành từ kinh nghiệm riêng của mình.

Những ngày bị giam hãm này là một cơ hội tuyệt vời để thực hiện một chút hồi tâm, cầu nguyện, khám phá hoặc thậm chí tái khám phá sự hiện diện này của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Cùng với Chúa Con, có Chúa Cha và Chúa Thánh Thần: ba ngôi vị thần linh rất gần gũi với tôi và luôn thách thức tôi trong lòng tôi; Đấng đến gặp tôi, Đấng cố gắng bắt đầu một cuộc đối thoại với tôi cách đầy hứng khởi, sáng suốt và bình tâm trở lại – với điều kiện là lắng nghe và chấp nhận ân huệ này. Một cuộc đối thoại vang vọng, đôi khi thậm chí không thể diễn tả được, ở sâu thẳm trong tôi.

Chúng ta được tạo dựng để sống trong sự gần gũi với Ngài. Thiên Chúa là người bạn đồng hành tốt nhất trong tất cả: Ngài thực sự lấp đầy chúng ta với tình yêu và bằng tình yêu của Ngài, Ngài đã mang lại một ý nghĩa mới cho mọi thứ: ngay cả cho đau khổ, thậm chí cho cái chết, đối cho tất cả mọi biến cố, ngay cả đối với những người tưởng như vô dụng một cách tuyệt vọng.

Để mời gọi người phụ nữ Samaria tiếp tục tìm kiếm không ngừng, Chúa Giêsu đã nói với chị: “Nếu chị nhận biết ơn huệ của Thiên Chúa” [Gioan 4,10]. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong những ngày sống cách ly không mong muốn này, chúng ta thành công trong việc khám phá thêm một chút ân huệ của Thiên Chúa? Lời mời gọi này không ngừng vang lên trong cuộc sống của chúng ta, lời mời đó kêu gọi chúng ta tìm kiếm ân huệ đó không ngừng, thậm chí gấp đôi nỗ lực của chúng ta khi cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Làm sao Thiên Chúa có thể tước đi những ân huệ của Ngài, ngay khi chúng ta cần chúng nhất, đang khi chúng ta cầu xin Ngài ân huệ ấy ngay lập tức, và khi chúng ta tìm kiếm Ngài?

S hip thông gia các thánh

Thiên Chúa cũng làm cho mình hiện diện qua trung gian sự hiện diện của những người khác. Một sự gần gũi vượt xa sự hiện diện thể lý đơn thuần; Sự hiện diện đó mời gọi chúng ta thăm dò những chiều sâu không thể nắm bắt của mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Tình yêu thương gắn kết chúng ta với những người khác. Đó không phải là những gì chúng ta nhận thấy sao, ngay cả khi chúng ta không thể ở bên những người mình yêu thương? Tình yêu vượt qua giới hạn của không gian và thời gian, nó có thể gắn kết những con người xa cách nhau nhưng thực sự yêu nhau; đó là một tình yêu hợp nhất, mang các đặc điểm của một Ngôi vị, một khuôn mặt mang trong mình tất cả các khuôn mặt của trái đất. Trong kinh “Tin Kính”, chúng ta thường xuyên nhắc lại một chân lý đức tin: “Tôi tin các thánh thông công”.

S hip thông ca các thánh là một thực tế tuyệt vời, nó giống như một từ đồng nghĩa với từ Giáo hội, vì tất cả các tín hữu đều là một thân thể trong Chúa Kitô, Ngài là đầu của thân thể. Sự sống của Chúa Kitô trong Thánh Thần – trải rộng cho tất cả những ai vẫn hip nht vi Ngài và hip nht vi nhau như những chi thể của cùng một thân thể, như Giáo lý của Giáo hội Công giáo nói, “Bởi tất cả các tín hữu họp thành một thân thể duy nhất, cái tốt của người này được thông truyền cho các người khác… nên phải tin là có sự hiệp thông những điều thiện hảo trong Hội Thánh. Thành phần quan trọng nhất trong Hội Thánh là Đức Kitô, vì Người là Đầu …. Do đó, sự thiện hảo của Đức Kitô được thông truyền cho tất cả các chi thể và sự hiệp thông này được thực hiện qua các bí tích của Hội Thánh” [T.Tôma Aquinô.,symb.10]. “Chỉ có cùng một Thánh Thần duy nhất điều khiển Hội Thánh, nên tất cả  những điều thiện hảo Hội Thánh nhận được, tất yếu trở thành vốn chung” [Sách giáo lý Rôma 1,10,24]” [số 947].

TÌNH YÊU THƯƠNG GN KT CHÚNG TA VI NHNG NGƯỜI KHÁC. ĐÓ CHNG PHI LÀ NHNG GÌ CHÚNG TA ĐANG THY SAO, NGAY C KHI CHÚNG TA KHÔNG TH  BÊN NHNG NGƯỜI MÌNH YÊU THƯƠNG?

Sách giáo lý cũng nói rằng, “Thuật ngữ “các thánh hip thông” có hai nghĩa liên kết chặt chẽ với nhau: “hip thông trong các s thánh” [sancta] và “hip thông gia nhng người thánh” [sancti]. “Sancta sanctis: của thánh cho người thánh”. Đây là lời chủ tế xướng lên trong nhiều nghi lễ phụng vụ Đông Phương lúc nâng cao Mình Máu Thánh trước khi cho hiệp lễ. Các tín hữu [sancti] được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Đức Ki-tô [sancta] để tăng trưởng trong sự hiệp thông của Thánh Thần [Koinônia] và truyền sự hiệp thông này lại cho thế giới” [số 948].

Ơn ích linh thiêng tạo thành một “nguồn quỹ chung” [kho tàng ân phúc] trong Giáo Hội, là những ân tứ phổ quát và vô hạn vì chúng đến từ Thiên Chúa, trong Chúa Kitô. Chúa Kitô là nguồn vô tận của những ơn ích này: sự hiệp thông trong đức tin, ân sủng của các bí tích và các ân tứ, các đặc sủng và của cải vật chất, được phân phát cho các chi thể trong thân thể Chúa Kitô, “Trong cộng đoàn tiên khởi ở Giêrusalem, các môn đệ “đã chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng” [Cv 2,42]: 185. Hiệp thông trong đức tin. Đức tin của các tín hữu là đức tin của Hội Thánh nhận từ các tông đồ, đó là kho tàng sự sống sẽ trở thành phong phú khi được chia sẻ. Hiệp thông nhờ các bí tích. “Mọi người đều được hưởng nhờ hiệu quả của các bí tích. Các bí tích kết hiệp chúng ta với nhau và với Đức Kitô, đặc biệt phép Thánh Tẩy là cửa đón mọi người vào Hội Thánh. Hiệp thông trong dân Thánh là hiệp thông nhờ các bí tích… Bí tích nào cũng tạo sự hiệp thông, vì kết hiệp chúng ta với Thiên Chúa… Hơn mọi bí tích khác, bí tích Thánh Thể đưa chúng ta vào sự hiệp thông trọn vẹn” [Sách Giáo Lý Rô-ma 1,10,24]. Hiệp thông nhờ các đặc sủng: trong sự hiệp thông của Hội Thánh, Chúa Thánh Thần “còn ban các ân sủng đặc biệt cho mọi thành phần tín hữu…” để xây dựng Hội Thánh [x. LG 12]. Và “Thánh Thần tỏ mình ra nơi mỗi người một cách là vì ích chung” [1 Cr 12,7]. “Họ để mọi sự làm của chung” [x. Cv 4,32]: “Ki-tô hữu chân chính phải coi tất cả những gì mình có như là tài sản chung của mọi người, luôn sẵn sàng và nhiệt thành cứu giúp kẻ khốn cùng” [x. Sách Giáo lý Rôma 1,10,27]. Kitô hữu là người quản lý tài sản của Chúa [x. Lc 16,1.3]” [Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo, số 949-952].

HOA TRÁI CA CÁC BÍ TÍCH THUC V MI NGƯỜI. CUC SNG VÀ ÂN SNG NHĐƯỢC BI MT TRONG CÁC THÀNH VIÊN CA THÂN TH S LAN TRÀN TRÊN TOÀN B THÂN TH. TT C NHNG GÌ TĐẸP MÀ TÔI NHĐƯỢC, CŨNG S TO ÂM HƯỞNG NƠI MI NGƯỜI.

Chân lý của đức tin này thực sự có thể giúp tôi cảm thấy kết hiệp với những người khác, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn. Khi tôi cầu nguyện, điều đó tốt cho tất cả anh chị em trong đức tin của tôi, cho tất cả những người tôi yêu thương, ngay cả khi họ ở xa tôi, và ngay cả khi tôi không biết họ. Mọi sự liên kết tôi với Chúa Kitô, mọi điều đến với tôi từ Ngài đều được chia sẻ cho tất cả mọi người, đều trở thành sự trợ giúp cho tất cả mọi người. Điều này cũng áp dụng cho các bí tích mà ngày nay, ở nhiều nơi, không thể được cử hành cho các tín hữu; nhưng các bí tích tác động lên mọi người. Ngay cả khi chỉ có một Thánh lễ được cử hành trên thế giới, tất cả chúng ta sẽ sống nhờ đó, vì Thánh lễ là cội nguồn hiện thực hóa hoa trái vô hạn của ơn cứu chuộc: cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.

CÁC BÍ TÍCH MÀ NGÀY NAY,  NHIU NƠI, KHÔNG TH ĐƯỢC THC HIN CHO CÁC TÍN HU VN TÁC ĐỘNG ĐẾN MI NGƯỜI.

Tình yêu của tôi dành cho Chúa giống như một lời cầu nguyện trong sáng và tin tưởng, điều này cũng áp dụng cho lòng sùng kính của tôi đối với Mẹ Maria, đối với Thánh Giuse, các vị thánh khác nhau, nhưng cũng đối với công việc của tôi và những bổn phận hàng ngày của tôi được thực hiện với tình yêu thương, đối với những khó chịu mà tôi phải nhẫn nại chịu đựng. Mọi thứ đều trở nên ơn ích cho toàn thể Giáo hội, tức là gia đình của tôi, người thân của tôi, bạn bè tôi, v.v… mà còn cho tất cả những ai cần ơn đó nhất, những người mà tôi có thể không biết, nhưng Chúa biết. Hay cho những người đã khuất, nói ngắn gọn là cho tất cả mọi người! Những người bệnh tật, người hấp hối, những người đau khổ trong hoàn cảnh hiện tại, cũng nhận được sự sống thiêng liêng qua sự kết hợp của tôi với Thiên Chúa, nghĩa là qua lời cầu nguyện của tôi, những hy sinh nhỏ bé của tôi, công việc của tôi, những việc phục vụ mà tôi trao cho những người khác, tất cả những chi tiết nhỏ nhặt hàng ngày được thực hiện bằng tình yêu.

Tình yêu mà tôi đặt vào trong việc giúp đỡ ai đó, an ủi ai đó, làm cho người đó hạnh phúc, nói một cách siêu nhiên, cũng chính tình yêu đó thúc đẩy tôi cầu nguyện và dâng những hy sinh nho nhỏ cho những người có thể không gần tôi về mặt thể xác nhưng rất gần Trái tim của Chúa Giêsu. Mỗi lần như thế là một sự giúp đỡ thực sự, một tình yêu thương thực sự, một hoạt động bác ái hiệu quả.

Gn hơn bao gi hết

“Không ai trong chúng ta sng cho chính mình, và không ai trong chúng ta chết cho chính mình” [Rm 14: 7]. Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo: “Nhng hành vi nh nht ca chúng ta được thc hin trong tình bác ái vang di vì li ích ca tt c mi người, trong tình liên đới này vi mi người, dù sng hay đã chết, da trên s hip thông ca các thánh” “Hiệp thông nhờ đức ái : trong mầu nhiệm các thánh hiệp thông, “không ai trong chúng ta sống cho mình cũng như không ai chết cho chính mình” [x. Rm 14,7]. “Nếu có một bộ phận nào đau thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang thì mọi bộ phận cũng vui chung. Và anh em là Thân Thể Đức Kitô và mỗi người là một bộ phận” [x. 1Cr 12,26-27]. “Đức ái không tìm tư lợi” [x. 1Cr 13,5]. Mỗi việc nhỏ nhất làm trong đức ái đều hữu ích cho mọi người, vì mọi người dù sống hay chết đều liên đới với nhau trong mầu nhiệm các thánh hiệp thông. Mọi tội lỗi đều làm tổn thương sự hiệp thông này” [số 953] .

Tất cả chúng ta đều hiệp nhất vì chúng ta tham gia vào chính sự sống của Chúa Kitô. Tất cả chúng ta đều giúp đỡ lẫn nhau, và chúng ta đồng hành hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta hp nht vi các v thánh trên tri mà chúng ta cu khn, và vi nhng ngườđã khuđã ri b chúng ta và nhng người vn cđược thanh ty [là nhng người mà chúng ta cu nguyn thay cho]. Và chúng ta, những người còn sống trên đất, giữa những khó khăn và đau khổ, được kết hiệp với Chúa Kitô. Tất cả đều kết hiệp chặt chẽ với nhau!

Nh s hip thông ca các thánh, chúng ta có thể thực sự cảm thấy mình có được sự đồng hành tốt lành. Điều đó mang lại cho chúng ta rất nhiều sức mạnh để hành động, rất nhiều an tâm và tin tưởng. Truyền thống của Giáo hội luôn thúc giục các tín hữu cầu khẩn các vị thánh, là những người soi dẫn họ. Nh s h tr đồng hành ca các thánh, nh s kết hp vi Chúa, chúng ta có th chăm sóc ln nhau, được nâng đỡ nh s hip thông này gia các thánh.

TRONG KHONG THI GIAN CÓ V NHƯ KHÔNG HOĐỘNG, CHÚNG TA CÓ TH TRAU DI RT TĐỜI SNG NI TÂM CA MÌNH VÀ ĐỒNG HÀNH VI MI ANH EM CA MÌNH ĐANG GP NGUY HIM.

Thánh Josemaría, trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt của chiến tranh và bách hại, cũng phải sống một thời gian bị giam cầm cưỡng chế, ở một nơi chật hẹp và đông đúc, với sự đồng hành của một số người con thiêng liêng của ngài. Điều này xảy ra trong Nội chiến Tây Ban Nha, từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1937, trong một căn hộ nhỏ của Honduras Legation ở Madrid. Một vài trích đoạn từ lời rao giảng của ngài vào thời điểm đó đã được truyền tải cho chúng ta.

Một mặt, ngài rất bận tâm và lo lắng về nhiều người thân yêu của ngài và những người đã phải chạy trốn khắp Tây Ban Nha và những người mà ngài không thể duy trì bất kỳ liên lạc nào; mặt khác, ngài vẫn thanh thản, vẫn có một cảm thức siêu nhiên lớn lao và tin cậy vào Thiên Chúa, ngài nói: “Vì sự hiệp thông của các thánh, chúng ta không bao giờ cảm thấy cô đơn vì chúng ta nhận được một dòng chảy trợ giúp linh thiêng liên tục.” Suy ngẫm về thực tế này sẽ khiến chúng ta phải tự vấn bản thân, tự hỏi bản thân rằng chúng ta đã cư xử như thế nào ở đây, ở một nơi có vẻ giống một nhà tù. Trong khoảng thời gian có vẻ như không hoạt động đối với chúng ta, chúng ta rất có thể trau dồi được đời sống nội tâm của mình và đồng hành với mỗi anh em của chúng ta đang gặp nguy hiểm.

Chúng ta không còn cách nào khác là cắt giảm các hoạt động của mình, nhưng… đừng cắt giảm tình yêu của chúng ta! Chúng ta hãy không ngừng gửi sự giúp đỡ của mình đến cho tất cả mọi người, nam cũng như nữ, cho toàn thể nhân loại, qua sự hiệp thông của sự sống và tình yêu này, chính là Giáo hội. Chúng ta hãy tận dụng các phương tiện công nghệ để thể hiện sự gần gũi của mình với những người cần nó. Chúng ta đừng mất cảnh giác, trái lại, chúng ta hãy nhân đôi lời cầu nguyện mỗi ngày cho tất cả mọi người: đó sẽ là một sự trợ giúp thiêng liêng thực sự. Chính vì thế, chúng ta sẽ cảm thấy mình có được người đồng hành và được yêu thương hơn bao giờ hết.

Vì thế, nếu các thánh đã đồng hành với chúng ta và nâng đỡ chúng ta từ thiên đàng, như Thánh Josemaría đã nói trong lần suy niệm này, thì Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội của chúng ta sẽ còn chăm sóc chúng ta nhiều hơn nữa. Thật an ủi biết chừng nào khi có thể cầu khẩn Mẹ! Và chúng ta cũng hãy hướng về Thánh Cả Giuse, người được Thiên Chúa đặt làm đầu gia đình của Ngài trên đất, chúng ta hãy xin Thánh Cả Giuse nâng đỡ chúng ta và dạy chúng ta rộng lượng chăm sóc tất cả mọi người, bởi vì chúng ta đang ở trong một đoàn ngũ những người tốt lành như vậy, trong s hip thông ca tt c các thánh và trong tình yêu ca Thiên Chúa.

Tác giả: José Manuel Fidalgo Alaiz
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
Từ: opusdei.org

Video liên quan

Chủ Đề