Cán cân thanh toán quốc tế 2023

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận định mặc dù có kết quả tích cực nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể chịu áp lực trong quý IV và năm 2023.

Áp lực từ những bất ổn của nền kinh tế giới

Tại buổi họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận định việc đứt gãy nguồn cung và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao khiến cho nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, EU dự báo rơi vào suy thoái. Lạm phát ở các thị trường chủ lực khiến nhu cầu tiêu dùng giảm.

Trong khi đó, Việt Nam có thế mặt về các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, da giày, đồ gỗ... Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới. Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 phần nào tác động đến tiến độ xuất khẩu, ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu không chỉ cho Việt Nam mà còn hàng hoá cho toàn cầu.

“Mặc dù có kết quả tích cực nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể chịu áp lực trong quý IV và năm 2023”, bà Trang nói. 

Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong quý III, kim ngạch xuất khẩu  ước đạt 96,5 tỷ USD giảm 0,5% so với quý II/2022. Mặc dù vậy, so với nền thấp của quý III năm ngoái do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam quý III/2022 vẫn tăng 17%. 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị khu vực và toàn cầu, giá đầu vào nhập khẩu cao hơn và triển vọng tăng trưởng không chắc chắn ở các đối tác thương mại chính của Việt Nam cũng có thể hạn chế khả năng duy trì thặng dư cán cân thương mại do Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, trên 200%.

 Họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương. [Ảnh: H.Mĩ]

Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao ở hầu hết quốc gia, là các thị trường lớn của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu, gây sụt giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ các nước. Đồng thời, nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng, dẫn tới đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD.

Thị trường xuất khẩu đối mặt với thách thức bị thu hẹp thị trường khi kinh tế Mỹ và nhiều nước có nguy cơ rơi vào suy thoái, làm gia tăng áp lực lên nguồn thu ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế... dẫn tới nhiều hệ lụy cho tăng trưởng kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.

Lực đỡ từ các hiệp định thương mại tự do

Tuy nhiên, theo bà Trang với những hiệp định thương mại tự do [FTA] song phương và đa phương và những kinh nghiệm của doanh nghiệp Việt Nam trong việc ứng phó với những biến động của thế giới, những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu sẽ được hạn chế. 

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đã ký FTA tăng trưởng tốt trong 9 tháng đầu năm. Theo đó, xuất khẩu sang thị trường EU ước đạt 35,7 tỷ USD, tăng 23,8%; sang ASEAN ước đạt 26 tỷ USD, tăng 25,7%.

Ngoài ra, bà Trang cho rằng một số nhóm mặt hàng sẽ được hưởng lợi trong thời gian tới như nguyên vật liệu, cao su, phân bón, hoá chất, nhựa trong bối cảnh giá cả hàng hoá tăng. Tương tự, nhóm hàng lương thực cũng sẽ được hưởng lợi trong thời gian tới. 

“Kết quả tích cực trong 9 tháng đầu năm sẽ là tiền đề để xuất khẩu cả năm 2022 vượt mức chỉ tiêu đề ra đầu năm”, bà Trang nhận định. 

Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong 9 tháng đầu năm ước đạt 282,52 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 276 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Việt Nam xuất siêu 6,5 tỷ USD.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo các doanh nghiệp cần tăng cường cập nhật thông tin biến động trên thế giới từ đó chủ động phương án sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu. 

Việt Nam Đồng sẽ tăng giá đến từ việc: Fed chuyển từ "thắt chặt chính sách tiền tệ" sang "bình thường hóa chính sách", lãi suất USD giảm nhẹ trong nửa cuối năm 2023, lãi suất VND duy trì xu hướng tăng trong năm 2023…

Ảnh minh họa

Tại cuộc họp mới đây ngày 20-21/09/2022, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang [FOMC] đã quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 75 điểm cơ bản lên biên độ mới từ 3,0% đến 3,25%.

FED cũng đã đưa ra quan điểm có phần “diều hâu” hơn về việc thắt chặt chính sách tiền tệ, theo đó các quan chức FED dự báo lãi suất điều hành có thể tăng lên mức 4,25-4,5% vào cuối năm 2022 [tương đồng với kỳ vọng của thị trường trước khi cuộc họp diễn ra] và 4,5-4,75% vào cuối năm 2023 [cao hơn khoảng 25 điểm cơ bản so với kỳ vọng của thị trường trước khi cuộc họp diễn ra].

Liên quan đến thông tin trên, trong Báo cáo chiến lược thị trường: “Nhiều doanh nghiệp chịu áp lực kép bởi tỷ giá và lãi suất USD”,Vndirect cho biết, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực trong những tháng cuối năm 2022 do USD mạnh hơn đã gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam.

Tại thời điểm ngày 21/09/2022, chỉ số đô la [đo lường sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với rổ tiền tệ] đạt 110,6 điểm [+15,6% svck năm ngoái]. USD mạnh hơn khiến tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 3,8% svck năm ngoái lên 23.688 đồng, mức cao nhất lịch sử.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm do NHNN ấn định cho cặp tỷ giá USD/VND ở mức 23.316, tăng 0,7% so với cuối năm 2021 và tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng khoảng 2,7% kể từ đầu năm 2022.

Tuy nhiên, so với các đồng tiền trong khu vực, Việt Nam Đồng vẫn là một trong những đồng tiền ổn định nhất. Kể từ đầu năm 2022 [dữ liệu tính đến ngày 21/09/2022], hầu hết các loại tiền tệ trong khu vực đã giảm hơn 5% so với USD, bao gồm Peso Philippines [-12,6% so với USD], Baht Thái Lan [-11,6% so với USD], Nhân dân tệ của Trung Quốc [-11,6% so với USD], Ringgit Malaysia [- 9,7% so với USD] và Rupiah Indonesia [-5,4% so với USD].

Mặc dù vậy, theo Vndirect, tỷ giá hối đoái sẽ tiếp tục chịu áp lực trong những tháng cuối năm 2022 do đồng USD neo cao khi FED duy trì lộ trình tăng lãi suất. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố hỗ trợ tỷ giá, bao gồm dòng vốn FDI mạnh hơn, thặng dư thương mại cải thiện [dự báo đạt khoảng 8,9 tỷ USD trong năm 2022], thặng dư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối đạt ngưỡng an toàn [tương đương 3,3 tháng nhập khẩu]. Do vậy, dự báo VND có thể mất giá khoảng 3,5 – 4,0% so với đồng USD trong năm 2022.

“Sang năm 2023, chúng tôi kỳ vọng áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam sẽ hạ nhiệt đáng kể và dự báo Việt Nam Đồng sẽ tăng giá so với USD trong năm 2023 do: Fed chuyển từ "thắt chặt chính sách tiền tệ" sang "bình thường hóa chính sách", lãi suất USD giảm nhẹ trong nửa cuối năm 2023, lãi suất VND duy trì xu hướng tăng trong năm 2023 và bộ đệm tốt từ thặng dư thương mại, thặng dư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối cải thiện trong năm 2023”, Vndirect nhận định.

Rủi ro hiện hữu với doanh nghiệp nợ vay lớn bằng USD

Biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng USD tăng cao làm gia tăng chi phí đối với những doanh nghiệp [DN] có cơ cấu nợ lớn bằng đồng USD. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt giữa hình thức trả lãi [lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi] và kỳ hạn khoản vay [ngắn hạn hay dài hạn].

Đối với hình thức trả lãi, những DN có khoản vay bằng đồng USD với lãi vay cố định và/hoặc thả nổi đều phải chịu áp lực tăng chi phí lãi vay, và lỗ tỷ giá [đánh giá lại khoản vay] do ảnh hưởng bất lợi của biến động tỷ giá và lãi vay đồng USD.

Những DN có khoản vay USD với lãi suất cố định sẽ chịu áp lực gia tăng chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá khi đánh lại giá trị khoản vay do tác động của tỷ giá. Đồng USD mạnh lên sẽ kéo theo việc giá trị của chi phi lãi vay lẫn giá trị nợ gốc đều sẽ tăng lên khi quy ra VND.

Thêm vào đó, những DN sử dụng khoản vay USD với lãi suất thả nổi sẽ chịu áp lực lớn hơn những khoản vay có lãi suất cố định. Nguyên do là vì ngoài chịu tác động về tỷ giá lên chi phí lãi và nợ gốc, khoản vay thả nổi sẽ còn chịu thêm áp lực tăng chi phí lãi vay khi lãi suất khoản vay bằng đồng USD tăng lên do FED thắt chặt chính sách tiền tệ.

Đối với thời hạn trả lãi, những DN có tỷ trọng nợ vay ngắn hạn lớn sẽ bị tác động tiêu cực hơn những DN có tỷ trọng nợ vay dài hạn lớn. FED với quan điểm “diều hâu” hơn về thắt chặt chính sách tiền tệ, sẽ gây ra áp lực lớn lên tỷ giá hối đoái, khiến cho giá trị các khoản vay ngắn hạn gia tăng về nợ gốc, gây ra những rủi ro về dòng tiền đối với DN khi phải xoay sở để trả nợ gốc và chi phí lãi vay.

Hơn nữa, khi khoản nợ vay ngắn hạn này đáo hạn, khả năng cao DN sẽ phải vay mới với lãi suất cao hơn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh [gia tăng chi phí lãi vay]. Ngược lại, những DN có tỷ trọng cao khoản vay USD dài hạn sẽ chưa phải đối diện với việc đáo hạn nợ gốc.

“Biến động bất lợi của tỷ giá cũng sẽ khiến cho các DN này phải đánh giá lại khoản vay và ghi nhận lỗ kế toán trên báo cáo kết quả kinh doanh, cũng như gia tăng chi phí lãi vay. Tuy nhiên, trong dài hạn, chúng tôi cho rằng những DN có tỷ trọng nợ vay dài hạn bằng đồng USD lớn có thể đỡ áp lực hơn do dự báo áp lực tỷ giá có thể hạ nhiệt và VND tăng giá so với USD trong năm 2023”, Vndirect nhận định.

Chủ Đề