Cánh tay đọc là gì

Tiếng ViệtSửa đổi

Tay

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gòn Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
taj˧˧taj˧˥taj˧˧
taj˧˥taj˧˥˧

Chữ NômSửa đổi

[trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm]

Cách viết từ này trong chữ Nôm
  • 𢬣: tay
  • 󰏋: tay
  • 拪: tay
  • 󰖍: tay
  • 揌: tay
  • 󰕗: tay
  • 思: tứ, tư, tơ, tay, tai

Từ tương tựSửa đổi

Các từ có cách viết hoặc gốc từ tương tự
  • Tày
  • Táy
  • tẩy
  • tày
  • tây
  • tấy

Danh từSửa đổi

tay

  1. Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm; thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người. Cánh tay. Túi xách tay. Tay làm hàm nhai [tục ngữ]. Nhanh tay lên! Nghỉ tay ăn cơm.
  2. Chi trước hay xúc tu của một số động vật, thường có khả năng cầm, nắm đơn giản. Tay vượn. Tay gấu. Tay bạch tuộc.
  3. [Dùng hạn chế trong một số tổ hợp] Tay của con người, coi là biểu tượng của hoạt động tham gia vào một việc gì. Giúp một tay. Nhúng tay [vào việc người khác]. [Tác phẩm] đầu tay.
  4. [Dùng hạn chế trong một số tổ hợp] Tay của con người, coi là biểu tượng của khả năng, trình độ nghề nghiệp, hay khả năng hành động nói chung. Tay nghề. Non tay. [Cho] biết tay.
  5. Tay của con người, coi là biểu tượng của quyền sử dụng, định đoạt. Chính quyền về tay nhân dân. Sa vào tay bọn cướp. Có đủ phương tiện trong tay.
  6. [Khẩu ngữ] Từ dùng để chỉ con người, về mặt có khả năng hoạt động nào đó [thường hàm ý chê]. Tay anh chị. Một tay không vừa. Tay ấy khá đấy.
  7. [Khẩu ngữ; dùng trước một số chỉ công cụ] Người giỏi về một môn, một nghề nào đó. Tay búa thạo. Tiểu đội có ba tay súng giỏi.
  8. [Dùng trước một số lượng] Bên tham gia vào một việc nào đó, trong quan hệ giữa các bên với nhau. Hội nghị tay tư. Tay đôi.
  9. Bộ phận của vật, tương ứng với tay hay có hình dáng, chức năng như cái tay. Vịn vào tay ghế. Tay đòn.

DịchSửa đổi

bộ phận để cầm nắm trên cơ thể người
  • Tiếng Anh: hand
  • Tiếng Pháp: main gc
  • Tiếng Tây Ban Nha: mano gc
  • Tiếng Trung Quốc: 手 [thủ, shǒu]

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí [chi tiết]
  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. [chi tiết]

Video liên quan

Chủ Đề