Cao bằng có bao nhiêu cửa khẩu

[HQ Online] - Các công tác chuẩn bị để thực hiện thủ tục công bố việc nâng cấpcặp cửa khẩu Trà Lĩnh [Cao Bằng, Việt Nam] - Long Bang [Quảng Tây, Trung Quốc] đang được tỉnh Cao Bằng thúc đẩy thực hiện.

Tòa nhà làm việc liên hợp tại cửa khẩu Trà Lĩnh. Ảnh: T.Bình.

Dự kiện nâng cấp vào tháng 12

Ngày 29/10, trao đổi với phóng viên, Cục trưởng Cục Hải quan Cao Bằng Lê Viết Phong cho biết, tuần qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh, đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành và huyện Trùng Khánh về công tác chuẩn bị, triển khai các thủ tục liên quan để phục vụ nâng cấp cửa khẩu Trà Lĩnh lên cửa khẩu quốc tế và các điều kiện vận hành lối mở Nà Đoỏng [huyện Trà Lĩnh], trong đó có nhiều nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hải quan.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành báo cáo công tác chuẩn bị về thủ tục pháp lý và cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh [Cao Bằng] - Long Bang [Trung Quốc] và lối mở Nà Đoỏng.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện nâng cấp cửa khẩu Trà Lĩnh lên cửa khẩu Quốc tế. Đồng thời khẳng định, đây là sự kiện lớn và rất ý nghĩa đối với tỉnh Cao Bằng, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới từ kinh tế biên mậu, đặc biệt là hoạt động quá cảnh hàng hóa qua nước thứ 3.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các lực lượng liên ngành, đặc biệt là lực lượng Hải quan kịp thời đề xuất Tổng cục Hải quan đầu tư trang bị thiết bị mới để phục vụ công tác chuyên môn, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong xử lý công việc, đảm bảo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, từng bước hình thành hệ thống cửa khẩu xanh, sạch với mục tiêu thông quan nhanh chóng, hiệu quả; sẵn sàng mọi điều kiện nhằm đảm bảo đáp ứng vận hành chính thức cửa khẩu Trà Lĩnh thành cửa khẩu quốc tế và các điều kiện để mở rộng phạm vi cửa khẩu đến lối mở Nà Đoỏng vào tháng 12/2023…

Trao đổi với phóng viên, Cục trưởng Cục Hải quan Cao Bằng Lê Viết Phong cho biết, sau khi tham gia cuộc làm việc của lãnh đạo tỉnh Cao Bằng, đơn vị đã quán triệt chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và kịp thời có công văn báo cáo Tổng cục Hải quan về các nội dung liên quan.

Cao Bằng có 3 cửa khẩu quốc tế

Liên quan đến hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, theo quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [tại Quyết định 1199/QĐ-TTg ngày 14/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ], thời kỳ 2021 - 2030: mở, nâng cấp 8 cửa khẩu quốc tế, 9 cửa khẩu song phương, 17 lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương và 1 lối mở, cửa khẩu đặc biệt.

Trong 8 cửa khẩu quốc tế được mở, nâng cấp giai đoạn này, Cao Bằng có 3 cửa khẩu quốc tế gồm: Lý Vạn [Cao Bằng] - Thạc Long [Quảng Tây, Trung Quốc]; Tà Lùng [Cao Bằng] - Thủy Khẩu [Quảng Tây]; Trà Lĩnh [Cao Bằng] - Long Bang [Quảng Tây].

Trong 9 cặp cửa khẩu song phương, Cao Bằng có 2 cửa khẩu gồm: Hạ Lang [Cao Bằng] - Khoa Giáp [Quảng Tây]; Pò Peo [Cao Bằng] - Nhạc Vu [Quảng Tây].

Trong 17 lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương, Cao Bằng có 4 lối thông quan gồm:

Lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Nà Đoỏng - Nà Ráy thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh [Cao Bằng] - Long Bang [Quảng Tây];

Lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa cầu Tà Lùng II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Tà Lùng [Cao Bằng] - Thủy Khẩu [Quảng Tây];

Lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Bản Khoòng - Nham Ứng thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Lý Vạn [Cao Bằng] - Thạc Long [Quảng Tây];

Lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu song phương Sóc Giang [Cao Bằng] - Bình Mãng [Quảng Tây].

Trong các địa phương có biên giới giáp Trung Quốc [Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên], Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới dài nhất với hơn 330 km.

Tại Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 5/9/2019, Chính phủ phê duyệt nâng cấp cửa khẩu song phương Trà Lĩnh [Việt Nam] - Long Bang [Trung Quốc] lên cửa khẩu quốc tế.

Đồng thời Chính phủ giao Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và các cơ quan liên quan thực hiện các thủ tục nâng cấp cửa khẩu nêu trên theo quy định của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ.

Phát triển kinh tế cửa khẩu [KTCK] được xác định là 1 trong 3 nội dung đột phá của tỉnh trong giai đoạn 2020 - 2025. Để khai thác và phát huy tối đa lợi thế kinh tế biên mậu, tỉnh tập trung đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo; quyết tâm, quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính; thu hút các nguồn lực đầu tư hạ tầng Khu KTCK tỉnh.

Khu KTCK tỉnh có khoảng 30.130 ha, bao gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích của 31 xã và 3 thị trấn biên giới, được xây dựng phát triển theo mô hình chuỗi kết nối trên tuyến hành lang biên giới, chia thành 4 phân vùng, trong đó, mỗi phân vùng có một trung tâm KTCK chính. Các trung tâm của phân vùng được kết nối trực tiếp với hệ thống cửa khẩu của Trung Quốc và kết nối với trung tâm kinh tế của tỉnh [thành phố Cao Bằng], các khu vực trong và ngoài tỉnh thông qua các tuyến quốc lộ.

Với lợi thế đường biên giới dài hơn 333 km cùng nhiều cặp cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc, những năm qua, tỉnh tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội; thu hút các nhà đầu tư tiềm năng; xây dựng cơ chế quản lý, khai thác quỹ đất, tạo đồng bộ, thống nhất về không gian phát triển, đảm bảo định hướng lâu dài và tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các dự án đầu tư trong Khu KTCK tỉnh. Đến nay, Khu KTCK tỉnh thu hút 64 dự án đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có 59 dự án trong nước đăng ký đầu tư 9.256 tỷ đồng, 5 dự án nước ngoài đăng ký đầu tư 16,61 triệu USD [383 tỷ đồng]. Hiện nay có 43 dự án đã đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương và phục vụ hỗ trợ dịch vụ cho hoạt động kinh tế biên mậu.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh kiểm tra tiến độ triển khai các hạng mục thuộc Dự án nhà trạm kiểm soát liên hợp đầu cầu II Tà Lùng [Quảng Hòa].

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành và đưa vào sử dụng 5/6 dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020 sang. Hoàn thành 1/4 dự án khởi công mới [Cổng Quốc môn Cửa khẩu Lý Vạn, xã Lý Quốc, Hạ Lang]; đang triển khai thực hiện 3 dự án: Nhà máy cấp nước sạch thị trấn Trà Lĩnh [Trùng Khánh], Nhà trạm kiểm soát liên hợp đầu cầu II Tà Lùng [Quảng Hòa] và Dự án đầu tư hạ tầng khu tái định cư và hệ thống giao thông Cửa khẩu Trà Lĩnh. Ngoài ra, tỉnh đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng kết nối hạ tầng đến các cửa khẩu, như: đường tỉnh 213 từ Trùng Khánh đến Cửa khẩu Pò Peo; tuyến nối từ thị trấn Trà Lĩnh cũ đến trung tâm huyện Trùng Khánh; tiếp tục nâng cấp, sửa chữa một số tuyến giao thông đến các cửa khẩu.

Cùng với đầu tư, tỉnh trao đổi, thống nhất với tỉnh Quảng Tây [Trung Quốc] đẩy nhanh tiến độ nâng cấp cặp Cửa khẩu Tà Lùng - Thủy Khẩu [cầu II Tà Lùng - Thủy Khẩu], Trà Lĩnh - Long Bang [lối mở Nà Đoỏng - Nà Ráy] từ cửa khẩu song phương lên cửa khẩu quốc tế. Khai trương cửa khẩu song phương Lý Vạn - Thạc Long; hoàn thiện thủ tục đề nghị nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế [lối mở Bản Khoòng - Nham Ứng]; tổ chức lễ công bố lối mở Bản Giốc - Đức Thiên [mốc 834/1] và vận hành thí điểm phục vụ du khách qua lại tham quan khu cảnh quan Thác Bản Giốc - Đức Thiên. Trình và được Chính phủ cho phép tiếp tục mở tạm thời Lối mở Nà Đoỏng - Nà Ráy đến ngày 30/11/2023...

Các địa phương trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các mối liên kết khu vực cửa khẩu, lối mở, vùng cảnh quan... xây dựng chương trình phát triển KTCK hằng năm, giai đoạn. Phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan nhanh hàng hóa. Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Nông Văn Bộ cho biết: Là địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế biên mậu với 2 cặp Cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang, Pò Peo - Nhạc Vu, song thời gian qua, hoạt động giao thương hàng hóa với huyện Tịnh Tây, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây [Trung Quốc] còn khá khiêm tốn. Để hoạt động KTCK phát huy hiệu quả, từ nay đến năm 2025, huyện tiếp tục sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước cũng như huy động nguồn xã hội hóa đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng cửa khẩu; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chủ động giải quyết các vướng mắc, khó khăn về giải phóng mặt bằng; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư, mở rộng quan hệ đối ngoại với phía Trung Quốc trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu; thu hút các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại cửa khẩu…

Với những nỗ lực, giai đoạn 2021 - 2023, hoạt động KTCK trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực; tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt trên 1 tỷ 940 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 10%/năm. Thu thuế cửa khẩu được 3.463 tỷ đồng; thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu được 46,6 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 thu thuế và các khoản thu khác đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tăng đột biến [thu hơn 2.600 tỷ đồng].

Hạ tầng tại lối mở Nà Đoỏng, Cửa khẩu Trà Lĩnh [Trùng Khánh] được đầu tư.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Tiểu ban thực hiện nội dung đột phá về phát triển KTCK tỉnh Nguyễn Trung Thảo cho biết: Giai đoạn 2021 - 2025, Khu KTCK tỉnh tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là 1 trong 8 khu kinh tế trọng điểm để tập trung đầu tư. Đến nay, hạ tầng khu KTCK tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biên mậu và phục vụ các mục tiêu phát triển khu KTCK tỉnh. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu còn thiếu đồng bộ và nguyên nhân chủ yếu vẫn là do hạn chế về nguồn lực đầu tư. Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cửa khẩu hơn 1.231,6 tỷ, đến nay, tỉnh mới bố trí được 190 tỷ đồng, bằng 15,4% nhu cầu vốn. Để hoàn thành nội dung đột phá phát triển KTCK theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, thời gian tới, tỉnh tiếp tục quan tâm bố trí đủ nguồn lực đầu tư hoàn thiện, đồng bộ hạ tầng khu KTCK, trong đó, tập trung nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực, dự án trọng điểm như các tuyến hạ tầng giao thông kết nối, hệ thống giao thông chính và thiết yếu trong khu vực cửa khẩu, khu trung chuyển hàng hóa nông, lâm sản tại Cửa khẩu Trà Lĩnh; tập trung đầu tư vào khu vực các cửa khẩu, lối mở phục vụ nhu cầu hoạt động kinh tế biên mậu và hình thành hệ thống các tiểu đô thị vùng biên vừa phục vụ phát triển kinh tế, vừa đảm bảo quốc phòng - an ninh, khu vực biên giới.

Làm tốt việc huy động nguồn vốn và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội tạo sự đột phá phát triển kết cấu hạ tầng khu KTCK theo hướng đồng bộ, hiện đại, khắc phục những điểm nghẽn, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững. Khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển hạ tầng theo hình thức đầu tư đối tác công tư [PPP]; huy động xã hội hóa các công trình công cộng, dịch vụ, tiện ích xã hội. Định hướng, hoạch định chính sách quản lý và khai thác hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa chi phí về thời gian và dịch vụ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành và UBND các huyện biên giới trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch thúc đẩy tiến độ các dự án và trong công tác lập thẩm định chủ trương, quyết định đầu tư…

Chủ Đề