Cấp 3 có bao nhiêu môn

Chương trình lớp 10 mới: Rối rắm khi chọn môn học

Thay vì 13 môn như hiện nay, học sinh lớp 10 sẽ chỉ học 12 môn, trong đó có 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn; có 100 cách chọn tổ hợp môn học khiến học sinh, giáo viên đều bối rối

  • Đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10, học sinh cần làm gì?

  • TP HCM: Những học sinh nào được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập?

  • Cân nhắc giảm tải đề thi vào lớp 10

  • Thí sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10

Từ năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng cho bậc THPT. Theo đó, học sinh [HS] lớp 10 phải học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương.

Khó từ chọn môn đến sắp xếp giáo viên

Các môn học tự chọn gồm: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2. Ba nhóm môn học để lựa chọn 5 môn gồm: khoa học xã hội [lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật]; khoa học tự nhiên [vật lý, hóa học, sinh học]; công nghệ và nghệ thuật [công nghệ, tin học, nghệ thuật].

Học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn [quận 11, TP HCM] trong giờ học. Sang năm, các em sẽ lên lớp 10 với chương trình mới .[Ảnh: TẤN THẠNH]

Riêng môn nghệ thuật, gồm hai phân môn âm nhạc và mỹ thuật, thì HS được chọn một trong hai phân môn [tính là 1 môn]. Trừ ngoại ngữ, tất cả môn học đều xây dựng các cụm chuyên đề. Mỗi học sinh sẽ phải chọn để học 3 cụm chuyên đề cùng với các môn học bắt buộc và môn học lựa chọn.

Với việc tổ chức chương trình và phân phối các môn học như trên, sẽ có đến hơn 100 cách cho HS lựa chọn. Vì quá nhiều sự lựa chọn nên dẫn đến tình trạng sẽ có những môn/tổ hợp môn nhiều HS lựa chọn và ngược lại. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng thừa/thiếu giáo viên [GV] tương ứng với số môn/tổ hợp môn mà HS đã lựa chọn.

Ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh [quận Tân Bình, TP HCM], cho biết có đến hơn 100 cách lựa chọn môn/tổ hợp môn, song tính chặt chẽ lại thì cũng chỉ có khoảng 10 môn/tổ hợp môn chính, trong khi chỉ 10 phương án lựa chọn đó cũng đã đủ rối. Theo ông Hải, trong thực tế, chỉ một số trường THPT tốp đầu tại TP HCM mới cho HS phân ban ngay từ lớp 10 nên việc lựa chọn tổ hợp môn sẽ thuận lợi hơn các trường khác. Trong khi đó, hầu hết các trường đều chưa để HS thực hiện học phân ban ngay từ lớp 10, bởi lẽ các em còn chưa biết mình có năng lực ở ban nào. Có những em dù đã chọn ban này nhưng có thể học kỳ II đổi sang ban khác.

Chuyện HS được chọn các tổ hợp môn trong rất nhiều tổ hợp sẽ kéo theo khó khăn về đội ngũ GV. Theo ông Hải, khó khăn chung ở các trường THPT hiện nay khi thực hiện chương trình mới trong năm học sắp tới đây là vấn đề đội ngũ GV.

"Nhân sự sẽ phải tính toán và sắp xếp lại rất nhiều. Chắc chắn sẽ có những tổ hợp môn thiếu GV, như các môn mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ, công nghiệp… Dù công nghiệp không phải là môn học mới nhưng vì xưa nay không có GV dạy nên vẫn tính là khó khăn khi không có nhân sự" - ông Hải cho biết.

Trường sư phạm không theo kịp

Theo bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân [quận 1, TP HCM], băn khoăn của trường không phải ở việc HS chọn quá nhiều tổ hợp môn để gây nên xáo trộn. Thực tế, trước đây, trong việc để HS lựa chọn ban và xếp lớp, nhà trường đều xây dựng 2 phương án, phương án 1 không được thì thực hiện phương án 2. Băn khoăn hiện nay là nhà trường lo lắng HS sẽ lựa chọn môn tin học nhiều và bỏ rơi môn công nghệ, trong khi đây là môn học có hướng phát triển rất tốt. Một khó khăn nữa là việc tìm GV dạy âm nhạc, mỹ thuật không dễ.

"Chúng tôi đã tính đến phương án mời GV dạy tiểu học nhưng có bằng ĐH về dạy âm nhạc để có sự bài bản, chuyên nghiệp và năm sau mới thực hiện. Trong năm đầu tiên, trường chỉ thực hiện dạy mỹ thuật. Khi làm tốt một môn mới có nhiều kinh nghiệm để giảng dạy thêm môn âm nhạc" - bà Dung nói.

Tại cuộc họp mới đây với Bộ GD-ĐT, nhiều lãnh đạo Sở GD-ĐT đã lên tiếng về việc thiếu GV các môn nghệ thuật, gồm âm nhạc và mỹ thuật. Đây là những môn học lần đầu xuất hiện trong chương trình lớp 10. Những năm trước đây, các trường không dạy môn này, vì thế đều không có GV âm nhạc, mỹ thuật trong biên chế. Tuy nhiên, trong năm học mới, nếu không tuyển GV nghệ thuật, trường có thể không đáp ứng được nhu cầu của HS. Thời gian từ nay đến năm học mới chỉ còn 5 tháng, nếu không có đủ GV, các trường sẽ khó đáp ứng được chất lượng chương trình.

Cô Nguyễn Thu Thủy - GV một trường THPT tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội - dự báo khi triển khai, chương trình THPT mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo cô Thủy, hiện các trường sư phạm vẫn đào tạo theo chương trình hiện hành chứ chưa triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khi đó, đội ngũ dạy theo chương trình mới cần được đào tạo, bồi dưỡng rất sát sao mới có thể triển khai hiệu quả.

Đó là chưa nói chương trình mới có hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương… Theo cô Thủy, đây là những môn học mới, các trường sư phạm chưa có khoa đào tạo GV cho những môn này mà cũng chưa có GV nên sẽ rất khó khăn.

Lo cho môn lịch sử, địa lý

Để khắc phục tình trạng thừa - thiếu GV có thể xảy ra, hiệu trưởng một trường tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho hay dựa trên số lượng GV hiện có, trường này đang xây dựng 6 tổ hợp cho HS lựa chọn. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc này chỉ là giải pháp tình thế vì nó trái với tinh thần của chương trình phổ thông mới - cho HS được chọn môn theo sở thích, năng lực.

Nhà giáo này cũng băn khoăn về một thực tế nữa có thể xảy ra. Đó là môn lịch sử có khả năng bị "xóa trắng" ở nhiều trường có thế mạnh về khoa học tự nhiên. "Trong khi các nước trên thế giới rất đề cao môn lịch sử, địa lý thì Việt Nam lại đưa 2 môn này vào danh sách các môn tự chọn. Tôi rất buồn vì điều này" - ông bày tỏ.

Yến Anh - Đặng Trinh

Chương trình lớp 12 có bao nhiêu môn học là câu hỏi của nhiều phụ huynh cũng như các em học sinh khi Bộ Giáo Dục tiến hành đưa ra các đề án mới cho chương trình học của lớp 12. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Môn ngữ văn lớp 12

Ngữ văn là một trong những môn học bắt buộc đối chương trình lớp 12 với tất cả các cấp học trong chương trình giáo dục tại Việt Nam. Chương trình Ngữ Văn lớp 12 bao gồm 3 nội dung trọng tâm bao gồm phần văn học, phần tiếng việt và phần làm văn. Môn học này trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản thiết yếu như nghe, nói, đọc viết, khả năng cảm nhận tác tác phẩm trong và ngoài nước, văn học hiện đại, trào phúng,…cảm nhận về thơ ca. Đây là một trong những môn quan trọng bắt buộc trong tất cả các kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay.


Ngữ văn lớp 12

Môn Ngoại ngữ lớp 12

Ngoại ngữ [tiếng Anh] là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung chương trình của Bộ Giáo Dục hiện nay. Nội dung chương trình giảng dạy được thiết kế nhằm nâng cao, cải thiện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo khung năng lực với 6 mức dùng cho Việt Nam [được tham chiếu từ chương trình đánh giá của Châu  u]. Chương trình học được xây dựng xuyên suốt từ các cấp cơ bản lên đến chương trình học lớp 12. Kết quả đánh giá năng lực là sự kết hợp giữa cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.


Anh văn lớp 12

Môn Toán học lớp 12

➣ Ở cấp bậc từ lớp 1 đến lớp 12 toán là môn học bắt buộc đối với các em học sinh, môn học này trang bị đầy đủ các kiến thức, khái niệm căn bản nhất có thể áp dụng vào thực tiễn hàng ngày, đồng thời cũng là nền tảng kiến thức để học tập ở các trình độ tiếp theo. Cấu trúc chương trình xoay quanh toán học ở cấp THCS bao gồm Đại số, Hình học và Thống kê xác xuất.

➣ Môn toán lớp 12 chia ra thành hai phần: môn toán 1 là phần bắt buộc đối với tất cả học sinh là phần kiến thức đã được chắt lọc mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống cũng như định hướng nghề nghiệp sau này; môn toán 2 là phần tự chọn nâng cao dựa trên những cơ sở nền tảng đã học, phần này sẽ giải thích chuyên sâu tùy thuộc vào hướng chuyên ngành mà người học hướng tới.


Môn toán lớp 12

Môn Giáo Dục Công dân lớp 12

Việc hình thành nên các phẩm chất đạo đức, khả năng giao tiếp, trách nhiệm công dân là vô cùng cần thiết bên cạnh kiến thức khoa học. Lĩnh vực giáo dục về mặt đạo đức công dân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách lối sống của học sinh phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Các môn học từ đạo đức đối với cấp 1, giáo dục công dân đối với cấp 2 và cấp 3 là những môn học cốt lõi trong các môn học trong chương trình học lớp 12.


Môn giáo dục công dân lớp 12

Môn Địa Lý lớp 12

Chương trình bao gồm các kiến thức khái quát về Địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế của đất nước Việt Nam. Chương trình được thiết kế theo ba hướng: đại cương, thế giới, Việt Nam , gồm kiến thức về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội; mỗi phần nội dung đều được sắp xếp trải đều từ lớp 10 đến lớp 12. Chương trình môn Địa lí lớp 12 chú trọng định hướng năng lực học sinh, vì vậy cần hỗ trợ từ các phương tiện dạy học địa lí như: bản đồ, tranh ảnh, mô hình, các dụng cụ liên quan đến địa lý, băng đĩa, video clip, tài liệu, tư liệu, thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông...


Môn địa lý lớp 12

Môn Lịch Sử lớp 12

Môn học này lồng ghép các kiến thức về kinh tế, văn hóa, khoa học, tôn giáo ở mức độ đơn giản. Đối với các học sinh có định hướng cho khối tự nhiên thì đây là môn học tự chọn từ năm lớp 10 và lớp 11. Đối với học sinh có định hướng khối xã hội sẽ học tách ra theo hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn ở chương trình lớp 12. Dù có nhiều định hướng khác nhau tuy nhiên việc lựa chọn và học tập nên chú trọng đến kiến thức nền tảng, mối quan hệ giữa sự phát triển xã hội và cuộc sống hiện thực.


Môn lịch sử lớp 12

Môn Hóa học Lớp 12

Hóa học lớp 12 chủ yếu kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu các thành phần cấu trúc của các đơn chất và hợp chất. Môn học này có liên hệ mật thiết đối với các môn học khác như Vật Lý hay Sinh học. Bộ môn hóa học ở chương trình lớp 12 là sự kế thừa và phát huy nội dung của môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS đồng thời mở rộng và nâng cao kiến thức hơn.


Môn hóa học chương trình lớp 12

Môn Vật Lý Lớp 12

Chương trình học lớp 12 có bao nhiêu môn hoc? Tổng cộng có 11 môn học trong đó Đây Vật Lý lớp 12 môn học khó khối lượng kiến thức nặng nhất trong ba năm cấp THPT. Nội dung các chương chủ yếu mở rộng những phần kiến thức lớp 10 và 11 ở một số chủ đề như dòng điện, ánh sáng, hạt nhân, lực,...Môn Vật Lý chương trình lớp 12 giúp học sinh nhận biết được năng lực, sở trường, định hướng nghề nghiệp của bản thân từ đó có kế hoạch học tập đúng với mục tiêu đã đề ra. 


Môn vật lý chương trình lớp 12

Môn Sinh học Lớp 12

Môn Sinh học cũng nằm trong nhóm các môn học trong chương trình lớp 12 được lựa chọn ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp. Môn Sinh học lớp 12 giúp hệ thống hóa kiến thức, củng cố kĩ năng, tri thức cốt lõi của ngành sinh học, nghiên cứu ứng dụng và các quy trình công nghệ sinh học qua từng chủ đề: sinh học phân tử, sinh học tế bào, vi sinh vật, thực vật, động vật, di truyền học, tiến hóa và môi trường sinh thái.


Môn hóa học chương trình lớp 12

Môn Công nghệ lớp 12

Nội dung môn học này giúp học sinh có được cơ hội trực tiếp thực hành trên các đối tượng thật hay mô hình cụ thể. Để học tốt môn học này người học cần có khả năng hình dung, tưởng tượng hay vận dụng các hình thức tư duy. Đây là môn học có tính ứng dụng cao trong đời sống thực tiễn, bao gồm kiến thức của nhiều môn học khác nhau trong chương trình học lớp 12.


Môn công nghệ chương trình lớp 12

Môn Tin học lớp 12

Giữa thời công nghệ hiện đại môn tin học lớp 12 vô cùng cần thiết bên cạnh các môn trang bị về mặt kiến thức chuyên ngành. Giúp học sinh tăng khả năng chủ động tìm kiếm bằng công cụ số, internet, tiếp thu, mở rộng kiến thức và sáng tạo nhờ sự trợ giúp của công cụ máy tính. 


Môn tin học chương trình lớp 12

Bài viết trên đây đã tổng hợp danh sách các môn học trong chương trình lớp 12 với các thông tin tổng quan nhằm cho người đọc có một cái nhìn sơ lược về mỗi môn học. Các vị phụ huynh cùng các em học sinh khi lựa chọn các khối ngành cũng như định hướng trong công việc nên tìm hiểu kỹ hơn để đưa ra quyết định lựa chọn.

Video liên quan

Chủ Đề