Cấp tính khác mãn tính như thế nào

Viêm VA có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. BSCKI Trần Phương Thanh, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, điều trị viêm VA kịp thời và đúng cách rất quan trọng để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Hai giai đoạn viêm VA

Viêm VA được chia làm hai giai đoạn là viêm cấp tính và viêm mạn tính. Việc xác định giai đoạn bệnh sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được phương án điều trị phù hợp.

1. Viêm VA cấp tính

Trẻ bị viêm VA cấp thường sốt cao, quấy khóc

Viêm VA cấp tính thường xuất hiện ở trẻ dưới 4 tuổi, ít gặp ở trẻ lớn hơn. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng như nghẹt mũi thường xuyên, hay thở bằng miệng, bú ngắt quãng, sốt từ 38 – 39 độ C khi có viêm cấp, rối loạn tiêu hóa cũng như một số triệu chứng khác. Viêm VA cấp tính cần được điều trị sớm để tránh phát triển thành mạn tính.

2. Viêm VA mạn tính

Viêm VA mạn tính xảy ra khi viêm nhiễm cấp tính tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến xơ hóa. Các biểu hiện của tình trạng này như sau:

  • * Mũi hay bị viêm và chảy nước mũi. Nước mũi có thể trong hoặc đục, có thể chảy mũi xanh kéo dài.
    • Nghẹt mũi: Càng về sau tình trạng nghẹt mũi càng nghiêm trọng, khiến trẻ phải há miệng để thở, nói giọng mũi, ngủ không ngon giấc và ngủ ngáy. Thậm chí có thể xuất hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ.
    • Nghe kém: Viêm VA mạn thường kéo theo viêm tai giữa, ảnh hưởng đến chức năng nghe của trẻ.
    • Thay đổi khuôn mặt do rối loạn phát triển xương: Trẻ bị viêm VA mạn thường thở bằng miệng, ít dùng mũi nên chóp mũi nhỏ lại, mũi tẹt, răng vẩu, môi trên bị kéo lên, môi dưới dài thõng, không thể khép miệng, khuôn mặt kém linh hoạt.

Khi khám tai mũi họng, bác sĩ có thể thấy niêm mạc mũi sưng, có nhiều dịch nhầy. Ở họng có nhiều khối lympho và dịch mũi nhầy chảy từ vòm họng xuống.

Điều trị viêm VA

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần dựa trên kết quả chẩn đoán. Hiện nay, chẩn đoán viêm VA bằng nội soi tai mũi họng qua đường mũi là phương pháp ưu việt nhất, giúp xác định tình trạng viêm nhiễm và mức độ phì đại của VA.

Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy viêm VA cấp tính, chưa có biến chứng, điều trị bằng thuốc là phương pháp được ưu tiên. Nhưng nếu viêm nhiễm tái diễn nhiều lần hoặc có biến chứng, can thiệp phẫu thuật là điều cần thiết.

1. Điều trị viêm VA cấp tính

Điều trị bằng khí dung mũi cho trẻ bị viêm VA cấp

Điều trị viêm VA cấp tính sẽ tập trung vào giảm triệu chứng và nâng cao thể trạng người bệnh. Phương pháp điều trị thường bao gồm:

  • * Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để giúp bệnh nhân dễ thở hơn
    • Điều trị tại chỗ bằng thuốc giảm viêm, có thể phối hợp thêm kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm
    • Kháng sinh toàn thân được áp dụng cho trường hợp nặng và có biến chứng.
    • Sử dụng thuốc để điều trị viêm VA cấp ở trẻ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ để tránh bệnh diễn biến phức tạp hơn.

2. Điều trị viêm VA mạn tính

Viêm VA mạn tính thường cần điều trị bằng phẫu thuật, gọi là phẫu thuật nạo VA. Mục đích của phẫu thuật nhằm loại bỏ các tổ chức miễn dịch không hoạt động – nay đã là ổ chứa vi khuẩn hoặc virus.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại, an toàn, không biến chứng, ít gây đau đớn. Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang áp dụng công nghệ phẫu thuật nạo VA cho trẻ bằng máy cắt nạo IPC và dao Plasma. Dao Plasma[3] là công nghệ tiên tiến hàng đầu giúp loại bỏ triệt để các tổ chức viêm nhiễm trong thời gian ngắn nhất. Dao Plasma có thể cắt, đốt và cầm máu đồng thời ngay trong khi mổ. Hơn nữa, lưỡi dao có thể linh hoạt thay đổi hình dạng và góc độ, giúp tiếp cận hiệu quả các khu vực hẹp, khuất, nâng cao hiệu quả phẫu thuật. Trẻ sau mổ ít đau hơn, hồi phục nhanh hơn, có thể ra viện trong vòng 24 giờ sau mổ.

Khi nào nên phẫu thuật nạo VA?

Mặc dù nạo VA có thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm và không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, nhưng phương pháp này không nên bị lạm dụng. Quá trình phẫu thuật cần diễn ra theo quy trình, thông qua sự thăm khám và chẩn đoán kỹ càng từ bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Cụ thể, phẫu thuật nạo VA chỉ được chỉ định trong các trường hợp sau:[1]

  • Viêm VA nhiều đợt cấp tính, tái phát trên 5 lần/ năm
  • Viêm VA điều trị bằng thuốc không hiệu quả
  • Viêm VA gây biến chứng, gồm biến chứng gần như viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm sưng hạch… và biến chứng xa như viêm khớp hay viêm cầu thận cấp…
  • VA phì đại, ảnh hưởng đường thở gây nghẹt mũi kéo dài, khó nuốt, khó nói. Có thể có biến chứng ngưng thở khi ngủ.

Khi nào không nên phẫu thuật nạo VA?

Chống chỉ định phẫu thuật nạo VA cho người gặp các vấn đề sau:

  • Rối loạn đông máu, bệnh tim, bệnh lao tiến triển
  • Viêm mũi họng cấp
  • Nhiễm virus cấp: Cúm, ho gà, sởi, sốt xuất huyết…
  • Hen phế quản, dị ứng, hở hàm ếch
  • Vừa uống hoặc chích ngừa vắc xin.

Các thắc mắc về cách chữa viêm VA cho trẻ

1. Điều trị viêm VA cho trẻ có khó không?

Viêm VA là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Điều trị viêm VA cho trẻ không khó nhưng cần đúng cách. Bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thêm kháng sinh hay các biện pháp truyền miệng không có cơ sở khoa học để chữa trị cho con. Đồng thời, bố mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn và sinh hoạt để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

2. Chế độ ăn uống cho trẻ viêm VA

Trẻ mắc bệnh nên ăn các thức ăn mềm, lỏng để dễ hấp thụ

Một chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng và cung cấp đủ nước cho trẻ là hai điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần lưu tâm. Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin C, E, A và rau quả tươi [các loại quả mọng, bông cải xanh, cải bó xôi…] vào chế độ ăn cũng sẽ giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Trẻ bị viêm VA thường khó ăn uống, do vậy bố mẹ nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng để giúp trẻ dễ ăn và hấp thu hơn. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể chọn các thực phẩm mà con thích ăn, trang trí thêm màu sắc thú vị và thường xuyên thay đổi thực đơn để trẻ không bị ngán.

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào cho trẻ. Hơn nữa, sữa chua còn giúp cung cấp lợi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Do đó, bố mẹ nên lưu ý để bổ sung thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn cho bé.

Bên cạnh bổ sung các thực phẩm có lợi, bố mẹ cũng cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Chúng bao gồm:

  • * Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh
    • Thực phẩm chua, cay, nóng
    • Thực phẩm quá nhiều đường hoặc nhiều muối.
    • Chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ mắc bệnh

Một số lưu ý trong sinh hoạt có thể giúp ngăn bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn:

  • * Sử dụng điều hòa nhiệt độ đúng cách, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh hoặc sốc nhiệt khi thay đổi nhiệt độ trong phòng và bên ngoài quá đột ngột.
    • Đeo khẩu trang, che chắn, giữ ấm cổ cho bé khi ra ngoài
    • Vệ sinh mũi, miệng, họng cho bé thường xuyên. Nếu chưa biết cách làm đúng, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn.
    • Giữ không gian trong phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Khám và điều trị viêm VA ở đâu?

Bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang thăm khám vùng họng cho bệnh nhân nhỏ tuổi. Viêm VA có thể gây cản trở đường thở và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi trẻ có các triệu chứng bất thường, bố mẹ cần ngay lập tức đưa con đến các cơ sở y tế có chuyên khoa về Tai Mũi Họng để được thăm khám.

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ uy tín chuyên thăm khám và điều trị viêm VA ở trẻ em và người lớn. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, xử lý hiệu quả và nhanh chóng các trường hợp viêm cấp tính hoặc mãn tính.

Bên cạnh đó, bệnh viện được đầu tư, trang bị các thiết bị máy móc tiên tiến bậc nhất, tiêu biểu là hệ thống nội soi tai mũi họng hiện đại và hệ thống máy cắt nạo IPC của Medtronic [Mỹ][2], dao Plasma của Medtronic [Mỹ] dùng trong phẫu thuật nạo VA, giúp nâng cao tối đa hiệu quả điều trị và giảm thời gian phục hồi.

Ngoài ra, khoa Tai Mũi Họng còn liên kết chặt chẽ với các chuyên khoa khác trong Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh như nhi khoa, ngoại khoa, thần kinh, chẩn đoán hình ảnh, ung bướu… nhằm phối hợp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.

Cấp tính và mạn tính là gì?

Bệnh cấp tính chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, thường từ vài ngày đến vài tuần còn bệnh mãn tính có thời gian kéo dài hơn, thậm chí là cả đời.

Bệnh cấp tính là như thế nào?

1. Bệnh cấp tính là gì? Bệnh cấp tính dùng để chỉ những bệnh khởi phát đột ngột, xảy ra trong một khoảng thời gian giới hạn và thường nặng. Một căn bệnh được mô tả là cấp tính biểu thị rằng nó có thời gian ngắn, như là một hệ quả vừa khởi phát gần đây.

Bệnh mãn tính là gì cho ví dụ?

Tóm lại, các bệnh mãn tính là những tình trạng kéo dài 1 năm trở lên và đòi hỏi phải được chăm sóc y tế liên tục, kết hợp với hạn chế các thói quen sinh hoạt hàng ngày làm tăng nguy cơ. Những bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư và tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Hoa Kỳ.

Mạn tính và mạn tính khác nhau như thế nào?

Riêng về chữ mãn thì có 2 cách viết là 满 và 滿 - cũng đều mượn từ Hán ngữ, có nghĩa là đầy, chật, hết…, chẳng liên quan gì với cách hiểu bệnh mạn tính kể trên. Nhìn chung, nên thống nhất cách gọi là bệnh mạn tính, vì đây là thuật ngữ chính xác, không nên sử dụng “bệnh mãn tính” hay chấp nhận cả hai cách đều đúng.

Chủ Đề