Capnat là gì

Với các em bé được theo easy ngay từ đầu thì các giấc ngủ ngày cực ngắn thường xuất hiện khi bé ở mốc 6 tuần là mốc bé cần thay đổi lịch sinh hoạt lần đầu tiên từ easy 3 sang easy 3,5.

Giấc ngủ ngày ngắn và [hoặc] đêm dậy nhiều lần là tín hiệu rõ nhất của sự thiếu phù hợp về nếp sinh hoạt so với sự phát triển tinh thần, thể chất cũng như lứa tuổi của bé.

Quảng Cáo

Một em bé 6 tuần tuổi có khả năng nhận biết nhiều hơn, khả năng tích trữ năng lượng tốt hơn và kỹ năng điều chỉnh với môi trường cũng lâu hơn so với một em bé mới tròn 1 tuần tuổi. Khi đó nếu chỉ để bé thức một khoảng thời gian thức quá ngắn như ở easy 3 [45-60 phút] thì các mẹ sẽ thấy con vẫn ngủ được nhưng sẽ không chuyển tiếp giấc ngủ sau chu kì ngủ REM đầu tiên. Nhiều bé tỉnh dậy sau 20 phút, 30 phút [phổ biến] hoặc 45 phút [hãy đọc lại về Khoa học giấc ngủ].

Quảng Cáo

Thời điểm chuyển dịch Easy thực tế là thời điểm mẹ nên kéo dài thời gian thức cho bé, để bé được thức lâu hơn đủ để đảm bảo một giấc ngủ ngày có chất lượng.

Vì thời gian thức dài hơn, thời gian ngủ không đổi là 1,5-2h, do đó khoảng cách giữa các bữa ăn tăng lên tương ứng với sự tăng lên của thời gian thức: Khi thời gian thức là 1,5h thì tương ứng easy 3,5 mà khi thời gian thức là 2h thì tương ứng với easy 4.

Quảng Cáo

Mục lục

  • 1 3. Nguyên nhân giấc ngủ ngày quá ngắn
    • 1.1 Thời gian thức quá ngắn, con không đủ mệt
    • 1.2 Thời gian thức quá dài, con bị quá mệt
    • 1.3 Khoảng cách giữa các bữa ăn chưa hợp lí
  • 2 6. Chữa catnap theo nhóm tuổi
  • 3 7. Những phương pháp chữa catnap
    • 3.1 Sử dụng nút chờ
    • 3.2 Đánh thức để ngủ
    • 3.3 Whitenoise
    • 3.4 Ti giả
    • 3.5 Cry it out – CIO

3. Nguyên nhân giấc ngủ ngày quá ngắn

Thời gian thức quá ngắn, con không đủ mệt

Khi bé lớn lên thì thời gian thức càng ngày càng dài ra. Theo quan sát thì mỗi tuần con lớn lên sẽ tương ứng với khả năng thức lâu thêm 5-10 phút trong từng các chu kì easy. Vì thế bé 8 tuần nếu chỉ thức thời gian quá ngắn, chưa đủ mệt và trùng hợp với việc rơi vào tuần cáu kỉnh thì hiện tượng ngủ cực ngắn là rất phổ biến.

Lúc này mẹ chủ động tăng thời gian thức cho con từ 1,5h [theo easy 3,5] lên 2h [theo easy4]. Việc giãn thời gian cần tiến hành từ từ, trì hoãn mỗi ngày một ít cho đến khi bé sẵn sàng thức lâu hơn.

Xem thêm: TOP những kênh truyền hình giúp con phát triển toàn diện

Thời gian thức quá dài, con bị quá mệt

Trường hợp này thường xảy ra rải rác với các bé theo EASY nhưng bị đưa ra khỏi môi trường sinh hoạt thông thường. Ngược lại với trường hợp trên, với các bé bị thức quá lâu hoặc môi trường ngủ không đảm bảo cũng có thể dẫn đến ngủ quá ngắn.

Hiện tượng này thường gặp khi mẹ không để ý đến thời gian thức cho con, và để con bị quá giấc mới cho ngủ, hoặc khi bé đi du lịch cùng gia đình môi trường không quen thuộc làm bé khó ngủ hơn. Khi chuyển giấc giữa các chu kì, nhiều bé được ngồi xe đẩy hay ghế ô tô sẽ giật mình tỉnh giấc.

Cách xử lí cho trường hợp này là việc làm dịu lại tác động môi trường lạ, cắt ngắn thời gian thức, phủ khăn tối lên xe đẩy nếu bé đi du lịch và lên kế hoạch để bé ít bị di chuyển khi đến giờ ngủ của con. Đôi khi, trong các trường hợp đi du lịch, nhiều gia đình đành chấp nhận cảnh bé ngủ cực ngắn để không làm hỏng chuyến đi.

Khoảng cách giữa các bữa ăn chưa hợp lí

6. Chữa catnap theo nhóm tuổi

  • Với nhóm 0-6 tuần, catnap có thể khắc phuc qua ăn hiệu quả, ợ hơi thật kĩ và thiết lập môi trường ngủ lí tưởng
  • Với nhóm 6-16 tuần, catnap có thể khắc phục qua ăn hiệu quả, ợ hơi kĩ, duy trì môi trường ngủ lí tưởng, EASY phù hợp [cú huých cứng nhắc trong 5 ngày], hướng dẫn tự ngủ với 4S5S + nút chờ.
  • Với nhóm trên 16 tuần catnap có thể khắc phục qua cắt ăn đêm, cho ăn ngày hiệu quả, duy trì môi trường ngủ lí tưởng, EASY phù hợp và hướng dẫn tự ngủ.

Lưu ý: Vào khủng hoảng ngủ, thì việc ngủ là cực kì hên xui và thường xui nhiều hơn hên nên catnap là thực tế của cuộc sống.

7. Những phương pháp chữa catnap

Sử dụng nút chờ

Tức là khi bé tỉnh giấc và khóc hãy cho bé thời gian để tự trấn an, mẹ đừng vội vào phòng can thiệp ngay. Thời gian chờ có thể 3 – 5m hoặc lâu hơn, tùy vào mức độ chịu đựng của mẹ.

Đánh thức để ngủ

Vào phòng bé trước thời điểm bé tỉnh giấc [vào phút 30m], vỗ nhẹ nhàng cho tới khi con thả lỏng người [mất khoảng 15 – 20m].

Whitenoise

Hãy bật whitenose từ khi bé bắt đầu ngủ đế khi bé kết thúc NAP.

Ti giả

Có thể có bé sẽ không hợp tác, hoặc không hợp tác ngay. Khi bé khóc, hãy vào phòng đặt ti giả vào miệng bé, mẹ hãy giữ ti giả cho bé đến khi bé ngủ lại được.

Cry it out – CIO

Khi con tỉnh dậy và khóc, hãy để con khóc, bố mẹ hãy đứng ngoài phòng để theo dõi con, hỗ trợ con nếu cần thiết [nôn trớ, khóc quá to].

Hãy để con khóc

Nếu bé vẫn khóc đến 1.5h, hãy kết thúc NAP vào lúc này. Nếu bé có thể ngủ lại vào trước đấy, thì để bé ngủ đến hết NAP [2h – 2h25m]. Cách này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tâm lý

Trên đây là bài viết chia sẻ về Catnap và giúp trẻ ngủ sâu mà sentayho.com.vn đã tổng hợp. Hy vọng các mẹ hiểu rõ và áp dụng thật thành công để giúp bé khỏe mạnh nhé.

Xem thêm các bài viết sau:

  • TOP những món đồ chơi cho bé từ 1-3 tuổi đáng chú ý nhất
  • SUMMER MINI COLLECTION – Ở NHÀ VUI MÀ
  • 6 ngày lễ lớn dành cho thiếu nhi vô cùng đặc biệt, ba mẹ nhớ nhé!

Bạn thấy bài viết thế nào?

Chủ Đề