Card màn hình cho dân kiến trúc

Build PC cho dân kiến trúc hầu như là vấn đề mà mọi sinh viên kiến trúc đều gặp phải ngay từ năm nhất. Nên build pc cho dân kiến trúc như thế nào? Ngân sách ra sao thì phù hợp? Nếu đây chính là thắc mắc của các bạn, vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Xem nhanh bài viết tại đây:

1. Ngân sách của bạn là bao nhiêu cho dàn PC

Có nhiều bạn thường cho rằng, thay vì “dọn một con pc” thì hãy lựa chọn một chiếc laptop có cấu hình mạnh, tiện lợi hơn cho việc sử dụng và di chuyển. 

Tuy nhiên, thực tế, bạn có thể sử dụng laptop ở năm nhất khi chương trình học đa phần dựa trên Sketchup hay Autocad đơn giản.

Thế nhưng bắt đầu từ năm 2 cho đến khi kết thúc chương trình học, các phần mềm dựng hình đều yêu cầu máy tính có cấu hình mạnh. Và lúc này đây, chiếc laptop “khủng” của bạn hầu như không còn phù hợp nữa. 

Do vậy, thay vì phải tốn hai khoản chi phí cho laptop ở năm nhất và chi phí mua máy tính bàn cho dân kiến trúc vào những năm tiếp theo, vậy tại sao bạn không lựa chọn build máy ngay từ lúc đầu?

 

Thay vì lựa chọn laptop rồi vẫn phải đổi sang PC, thì các bạn dân kiến trúc nên đầu tư 1 bộ PC phù hợp ngay từ đầu

Cấu hình máy tính cho sinh viên kiến trúc thông thường rơi vào tầm giá từ 20 đến 30 triệu. Với mức giá này, bạn có thể không chỉ sử dụng và phát huy tốt hiệu năng của các chương trình học mà còn có thể sử dụng cho các mục đích khác như game chẳng hạn. 

Tất nhiên, nếu điều kiện kinh tế bạn thoải mái hơn có thể lựa chọn build PC với mức giá trên 30 triệu hoặc có thể lên đến 50 – 60 triệu nếu bạn có nhu cầu sử dụng nó cho việc làm. 

Tư vấn PC rendering cho dân kiến trúc tại Tin Học Anh Phát

2. Xác định phần mềm bạn sử dụng

2.1 Nhu cầu dựng hình, nhà cửa

Chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều chương trình từ dựng hình, hậu kỳ hay dàn trang mà bạn phải học qua. Tuy nhiên, tùy vào từng chuyên ngành mà bạn lựa chọn phát triển mà sẽ chú trọng vào những chương trình liên quan hơn. 

Thế nên, khi build PC cho dân kiến trúc, bạn cần phải xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình để có thể lựa chọn cấu hình phù hợp. Các bạn có thể tham khảo theo bảng dưới đây.

Phần mềm

Cấu hình tối thiểu

3DsMax

  • CPU: Tối thiểu là Core I3 cho đến tối đa là Core I7
  • RAM: càng lớn càng tốt là tối thiểu là RAM 8G
  • Card đồ họa: tối thiểu là Graphics 4000
  • Hệ điều hành: Window 64bit hoặc AMD

Sketchup

  • CPU: 4GHz
  • RAM: 4GB
  • Dung lượng ổ cứng: 16GB và trống trên 500MB
  • VGA 3D 512MB trở lên [đảm bảo hỗ trợ được cho OpenGL 3.1]

Vray

  • CPU: từ 4GHz trở lên
  • RAM: tối thiểu 4GB
  • VGA từ 128 bit

Corona

  • CPU: từ 4GHz
  • RAM: tối thiểu 4GB
  • VGA từ 192bit 

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn máy có cấu hình phù hợp

2.2 Phối cảnh, video và render real time

Cũng như các phần mềm dựng hình, các phần mềm chuyên phối cảnh, video hay render real time cũng có cấu hình tối thiểu yêu cầu khác nhau. Các bạn có thể tham khảo qua bảng dưới đây.

Phần mềm

Cấu hình tối thiểu

Lumion

  • CPU: Độ GHz càng lớn càng tốt, tối thiểu phải trên 3.0GHz
  • RAM: 8GB
  • Dung lượng ổ cứng: 20GB
  • Card đồ họa: tối thiểu là 2000 Graphics trở lên

Unreal Engine 4

  • CPU Core I7 với xung nhịp từ 4.0GHz trở lên
  • RAM: từ trên 8GB và tốt nhất nên từ 16GB
  • VGA: GTX 1060 6GB

Red Shift

  • Bộ xử lý: Intel Dual Core trở lên
  • Hệ điều hành: Từ Window 7 trở về sau
  • Dung lượng ở cứng trống từ 1GB
  • RAM: RAM 8GB

Hãy chắc chắn máy của bạn đạt được cấu hình tối thiểu cần thiết để chạy các phần mềm

3. Những thứ bạn cần quan tâm khi xây dựng một PC cho công việc kiến trúc

3.1 Turbo boost

Turbo-Boost là một tính năng tự động ép xung lõi cho đến khi đạt được giới hạn nhiệt và năng lượng. Tùy thuộc vào Chất lượng của tản nhiệt, thời gian có thể khác nhau..

Giả sử bạn chỉ thực sự sử dụng 1-2 Cores, phần còn lại của Core không hoạt động.

Những gì Turbo boost hiện làm là ép xung 1-2 Cores này theo như quy định của nhà sản xuất và miễn là Mức tiêu thụ năng lượng và Nhiệt độ vẫn nằm trong giới hạn được xác định trước.

Ngay khi đạt được các giới hạn này, Turbo-Boost sẽ clock hai lõi này trở lại.

3.2 Càng nhiều lõi và tốc độ xung nhịp càng cao thì càng tốt?

Khá logic khi nghĩ rằng CPU đa nhân và xung nhịp cao sẽ linh hoạt hơn. Nhưng thật không may, công nghệ không hoạt động theo cách đó. Do giới hạn tiêu thụ năng lượng và nhiệt độ, có một tỷ lệ tuân theo giữa tốc độ xung nhịp và lõi của CPU. 

Nói cách khác, số lõi càng nhiều thì xung nhịp càng thấp và ngược lại.

Nhiều lõi hơn có nghĩa là nhiều năng lượng hơn, nghĩa là nhiệt độ cao hơn. Tất cả các CPU cần phải tuân theo các quy định và hướng dẫn nhiệt. 

Bạn càng tăng tốc độ xung nhịp lên càng cao, nó sẽ tạo ra càng tỏa ra nhiều nhiệt. Và nếu như không có một bộ tản nhiệt phù hợp máy bạn sẽ nhanh chóng bị hư.

4. Một vài cấu hình gợi ý để buil PC cho dân kiến trúc từ Tin Học Anh Phát

4.1 Ngân sách từ 18 - 35 triệu cho dựng hình, nhà cửa

  • PC Workstation i5-9400F B360M 16GB GTX 1660 Venom: 17,950,000
  • PC Workstation I7-8700 Z390M 16GB GTX 1060 6GB Helios: 22,130,000
  • PC Workstation I7-8700 Z390M 16GB GTX 1660 6GB Helios: 23,830,000
  • PC Workstation I9-9900K Z390 32GB RTX 2060 6GB Venom: 36,940,000

4.2 Ngân sách từ 18 -35 triệu cho phối cảnh, video và render real times

  • PC Workstation XEON E5-2678 V3 RAM 16GB RX 570 8GB: 18,740,000
  • PC Workstation DUAL XEON E5 2680V2 64GB RX570 8GB: 24,900,000
  • PC Workstation XEON E-2136 16 ECC NVIDIA QUADRO P620 2GB: 25,900,000
  • PC Workstation DUAL XEON E5 2673V3 64GB RX570 8GB: 29,950,000

4.3 Cấu hình máy tính cho kiến trúc sư cao cấp

  • PC Workstation Ryzen 7 3700X X570 32GB RTZ 2080 SG Edition 8GB
  • PC Workstation X570-F RYZEN 7 3700X RAM 16GB VGA 2070 8GB: 50,379,000
  • PC Workstation X470 AORUS RYZEN 7 2700X RAM 32GB VGA 2060 6GB: 56,699,000
  • PC Workstation Ryzen Threadripper 3960X TRX40-E 64GB RTX: 110,650,000


Bên cạnh các dòng máy trên, vẫn còn rất nhiều pc cho dân kiến trúc tại website: tinhocanhphat.vn các bạn có thể tham khảo.

Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện kinh tế mà các bạn hãy tậu cho mình pc cho dân kiến trúc phù hợp nhé

Build pc cho dân kiến trúc hầu như là băn khoăn và là vấn đề cho hầu như tất cả các bạn học kiến trúc, hãy dựa vào những lưu ý trên bài viết để lựa chọn cho mình pc cho dân kiến trúc phù hợp. Nếu như bạn vẫn chưa chắc chắn hay vẫn còn thắc mắc, có thể liên hệ ngay với Tin học Anh Phát để được hỗ trợ tốt nhất.

>> Bài viết liên quan:

Mua máy trạm dell tại Tin học Anh Phát

Thông tin liên hệ

  • Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tin Học Anh Phát
  • Địa Chỉ: Số 139/4 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
  • Website: //tinhocanhphat.vn/
  • Điện Thoại : 090.29.28.069
  • Email:

Nhiều bạn sinh viên học kiến trúc và nội thất tìm hiểu công cụ quan trọng không thể thiếu là máy tính khi bắt đầu theo học. Học kiến trúc nên mua máy tính gì? Tư vấn cấu hình Máy Tính Cho Dân Kiến Trúc Nội Thất các kiến trúc sư tương lai có thể yên tâm với bộ máy tính để bàn hay laptop hiệu năng cao cho việc học và làm thiết kế.

Với kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực Thiết kế nội thất và kiến trúc gần 20 năm mình xin chia sẻ đến các bạn những thông tin cần thiết, giúp các bạn trong việc lựa chọn cho mình cấu hình máy tính cho kiến trúc sư phù hợp nhất với công việc diễn họa 3D của dân kiến trúc và dân thiết kế nội thất.

Học Kiến Trúc Nên Mua Máy Tính Gì? Trước khi bắt đầu bài tư vấn lựa chọn cấu hình, mình đưa ra cho các bạn một số thông tin cơ bản về cấu tạo và thành phần của chiếc máy tính. Tại sao, vì nhiều bạn sinh viên kiến trúc và nội thất bắt đầu theo học chưa biết rõ về máy tính bàn hay máy tính xách tay [laptop] bao gồm những thành phần nào, chức năng cơ bản của nó là gì.

Máy tính có một hệ thống xử lý thông tin thông qua các thiết bị nhập xuất, giúp người xử dụng làm việc, giải mã những công việc liên quan thông qua những ứng dụng phần mềm. Máy tính có nhiều chức năng đa phần dựa trên những ứng dụng mà con người phát minh ra. Những luồng thông tin có từ internet, hoặc tri thức con người đưa vào máy tính. Thông tin và công việc được xử lý sẽ có ích với một hoặc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, được chia sẻ và chuyển giao thông tin giữa các đối tượng. Do đó máy vi tính ngày nay có vai trò vô cùng quan trọng với mọi hoạt động và làm việc của con người. Máy tính bao gồm các thiết bị nhập – xuất: bàn phím, chuột, màn hình, thùng case máy tính.

Các thành phần bên trong thùng case máy tính gồm: Chip – bộ vi xử lý trung tâm, Main – Bo mạch chủ, Ổ cứng – nơi lưu trữ dữ liệu, Ram – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, Card đồ họa – Bộ vi xử lý hình ảnh, card mạng, wifi.

Vậy một chiếc máy tính bàn cho sinh viên kiến trúc hay máy tính dùng cho thiết kế nội thất chuyên nghiệp yêu cầu phải có cấu hình cao đáp ứng được công việc là rất quan trọng, giúp họ làm các công việc được nhanh, chính xác. Đối với sinh viên hay dân kiến trúc nội thất đã và đang làm thì sử dụng chiếc máy tính là một công cụ không thể thiếu để dựng hình, render với các phần mềm chuyên dụng. Một số phần mềm cho dân kiến trúc khác với dân thiết kế nội thất nhưng cơ bản về yêu cầu cấu hình chung cho máy tính là như nhau đều đáp ứng tốt các công việc. Bạn có thể tham khảo thêm các phần mềm thường sử dụng trong 2 lĩnh vực này dưới đây:

  1. Phần Mềm Thiết Kế Kiến Trúc Nhà
  2. Phần Mềm Thiết Kế Nội Thất Đơn Giản

THÔNG SỐ CẤU HÌNH MÁY TÍNH CHO DÂN KIẾN TRÚC NỘI THẤT CƠ BẢN

Bộ vi xử lý trung tâm – CPU với các bộ xử lý đến từ Intel bạn có thể lựa chọn Core i7, Core i9 hoặc XEON. Dòng CPU của hãng AMD như các thế hệ RYZEN mới nhất hiện nay cũng rất đáng sử dụng, so với CPU của Intel thì AMD có giá rẻ hơn để cạnh tranh.

Main – Bo mạch chủ: Bo mạch chủ là bộ phận vô cùng quan trọng, do đó nó được sản xuất tối ưu theo từng CPU, ví dụ để hỗ trợ cho các CPU XEON thì trên main thường được thiết kế từ 2-4 khu vực gắn chip như vậy sẽ tăng số chip trên máy giúp làm việc được nhanh, mạnh, đáp ứng với những yêu cầu công việc cao, các dòng chip XEON thường được sử dụng cho các máy trạm/workstation, server có thể chạy liên tục 24/24.

GPU – bạn không cần một GPU/Card đồ họa quá mạnh mẽ, mình sẽ nói thêm về card bên dưới.

Ram – dung lượng từ 16GB-32GB.

Ổ đĩa – có ổ đĩa cứng HDD và SSD, do ổ cứng SSD có giá thành cao, nên lựa chọn SSD có dung lượng thấp cho ứng dụng và hệ điều hành, có ổ cứng HDD với dung lượng từ 1TB-2TB dùng để lưu trữ dữ liệu.

Power – Nguồn máy tính: nên chọn nguồn công suất 600w trở lên

Màn hình – cố gắng chọn những loại màn hình có độ chính xác màu sắc cao, tấm nền IPS, kích thước màn hình từ 15,6 trở lên.

VẤN ĐỀ QUAN TÂM KHI CHỌN MÁY TÍNH CHO THIẾT KẾ NỘI THẤT KIẾN TRÚC

  • Để xây dựng cấu hình tốt làm việc đồ họa khi dựng hình 2D, 3D và render tốt thì có nhiều cách lựa chọn khác nhau dựa trên những tiêu chí và nhu cầu công việc. Từ đó có nhiều lựa chọn khác nhau và quan trọng nhất là mức chi phí bạn dự định mua để đầu tư cho một máy tính, bạn cần phân tích dự trên đặc tính công việc, thời gian sử dụng để lựa chọn laptop hay máy tính để bàn.
  • Với các bạn sinh viên khi mới bắt đầu học kiến trúc nội thất và làm việc đồ họa nên lựa chọn laptop, còn nếu bạn là dân thiết kế kiến trúc làm lâu năm có nhiều khách hàng riêng nên đầu tư một máy tính để bàn để tập trung cho việc render thì tốt hơn. Vì bạn mới đi làm thì có thể sử dụng máy tính để bàn ở công ty để làm việc. Một công ty đồ họa luôn có những máy tính tính dùng để render và phục vụ nhu cầu làm việc cao.
  • Ngoài vấn đề chi phí, bạn quan tâm đến hãng sản xuất, đơn vị phân phối cơ sở nào bán hàng uy tín… Các hãng sản xuất máy tính như DELL, HP, LENOVO, ASUS, MSI, MICROSOFT… thì mỗi hãng đều có những dòng máy phù hợp với từng cấu hình, mức giá để bạn thuận lợi lựa chọn. là một người làm đồ họa 3D chuyên nghiệp thì lựa chọn DELL, HP để có độ bền cao hơn và dễ dàng nâng cấp. Bạn nên đến các đơn vị phân phối chuyên doanh về các mặt hàng máy tính, laptop, không nên mua tại các siêu thị.

LỰA CHỌN CẤU HÌNH MÁY TÍNH CHO KIẾN TRÚC SƯ – SINH VIÊN KIẾN TRÚC NỘI THẤT

Dưới đây là những tư vấn chi tiết về thông số chọn máy tính cho sinh viên kiến trúc hay máy tính cho dân thiết kế nội thất kiến trúc.

  • CPU – Bộ vi xử lý trung tâm: Đây là bộ phận quan trọng hàng đầu, lựa chọn đầu tiên bạn nên nghĩ đến là những CPU ổn định, mạnh mẽ có xung nhịp càng cao thì càng tốt, để lựa chọn phù hợp nhất với công việc. Với các dòng chip Intel Core I [core i5, core i7, core i9] bạn tìm hiểu về các hậu tố của chip như hậu tố U, H, HQ, K… mỗi hậu tố lại quyết định chip đó phù hợp với mỗi công việc khác nhau. Với thiết kế đồ họa 3D nội thất kiến trúc thì hãy lựa chọn những chip hậu tố là H. Riêng với các dòng Chip Xeon, là dòng chip có nhiều luồng số nhân cao phù hợp với công việc đòi hỏi render nhiều, liên tục.
  • CPU AMD cũng là lựa chọn tối ưu về sức mạnh và tầm giá tiền so với chip CPU Intel, các thể hệ Ryzen mới nhất luôn nhận được những lời khen đến từ chuyên gia về công nghệ vì khả năng đa nhiệm, làm việc hiệu suất cao, mượt mà. Các thế hệ Ryzen 7, Ryzen 9 và các dòng Threadripper của AMD thực sự như luồng gió nóng phả hơi vào Intel. Nếu các bạn quan tâm đến khả năng làm việc đa dụng có thể quan tâm đến các dòng chip của AMD. Hoặc không phải là fan trung thành của intel.
  • Main – bo mạch chủ nên chọn bo mạch chủ có khả năng dễ dàng nâng cấp RAM, card đồ họa, việc thay thế nâng cấp dễ dàng hơn với máy tính để bàn, còn với laptop thì máy trạm dễ dàng để nâng cấp hơn.
  • Ram – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Bộ nhớ RAM được coi là phù hợp với đại đa số người dùng là 8-16GB. Tuy nhiên với các phần mềm như 3DsMax, Vray, Sketchup, Revit có thể sử dụng 32GB trở lên tùy vào công việc và nhu cầu sử dụng của bạn. Lưu ý khi chọn RAM thì băng thông càng cao càng tốt, nhưng hãy chọn thông số tối đa mà bo mạch chủ có thể hỗ trợ và không chọn loại có thông số bus vượt quá khả năng hỗ trợ của bo mạch chủ. Đối với máy tính để bàn có thể chọn các loại có thông số bus từ 2400MHz, 2666MHz, 3000MHz, 3200MHz; với laptop cho thiết kế đồ họa thì cũng tương tự nên ưu tiên các loại bus RAM từ 2400Mhz trở lên khi chọn mua laptop.
  • DISK – Ổ đĩa cứng: Như trên đã nói thì nếu bạn cần không gian lưu trữ nhiều thì bạn có thể chọn HDD có dung lượng từ 1TB trở lên vì chi phí thấp hơn SSD mà dung lượng của HDD cao hơn SSD. Bạn kết hợp với một ổ SSD dung lượng từ 120GB trở lên để tăng tốc thời gian khởi động máy cũng như phần mềm hệ thống và các phần mềm thiết kế đồ họa khác, tăng tốc độ truy xuất dữ liệu, mở các tập tin có dung lượng lớn; giảm độ trễ khi làm việc mang đến trải nghiệm tốt hơn khi làm việc. Chính vì những ưu điểm như vậy mà những ổ SSD có giá thành có hơn nhiều so với những ổ HDD cùng dung lượng. Với nhiều người kinh nghiệm khi render nên copy vào các ổ SSD để render sẽ góp phần giảm thời gian render do khả năng truy xuất dữ liệu nhanh từ các ổ SSD.
  • Card màn hình: Nên chọn những lại card đồ họa NVIDIA, có thể lựa chọn các dòng GTX hoặc QUADRO để được có độ tương thích và hỗ trợ tốt hơn từ các nhà cung cấp phần mềm thiết kế đồ họa. Nếu bạn đang cần tìm máy tính để sử dụng các phần mềm 3Dsmax, Vray, Sketchup, Lumion cho nhu cầu đồ họa 3d hoặc render, thì lựa chọn card QUADRO, ưu thế của dòng card quadro là cho chi tiết cao, mịn hơn so với GTX, GTX lại cho tốc độ xử lý nhanh phù hợp với việc chơi game nhiều hơn.
  • Screen – Màn hình: Nên chọn màn hình kích thước phù hợp với nhu cầu, có độ phân giải cao từ FHD trở lên, có hỗ trợ giải màu sắc chuẩn, chi tiết cao.

Trên đây là một số tư vấn về lựa chọn cấu hình máy tính cho thiết kế kiến trúcmáy tính cho thiết kế nội thất một cách chi tiết và đầy đủ dành cho các bạn sinh viên đang cần tìm hiểu để mua và sử dụng để Học Diễn Họa Kiến Trúc Nội Thất 2D 3D. Cấu hình máy tính càng cao giúp bạn giải quyết công việc một cách thuận lợi, nhưng đồng nghĩa với nó là chi phí. Vì vậy, xác định rõ nhu cầu và vạch ra kế hoạch chi phí phù hợp là yêu cầu bắt buộc trước khi bạn nghĩ đến việc mua máy.

Video liên quan

Chủ Đề