Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2

Tủ an toàn cấp 2 cung cấp sự bảo vệ tầm trung. Giống như tủ cấp 1, thiết bị có thể xử lý an toàn vi sinh vật ở các mức an toàn sinh học 1- 3. Tủ cấp 2 thường được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện, phòng thí nghiệm lâm sàng, nghiên cứu và dược phẩm... Thiết bị này đang dần thay thế nhiều tủ cấp 1 hiện đang vì chúng mang lại hiệu quả tốt hơn. Cụ thể tủ cấp 2 có thể bảo vệ người sử dụng, vật liệu thí nghiệm và cả môi trường vì tất cả không khí đều qua màng lọc HEPA.

Đặc điểm chung:

  • Tốc độ dòng khí trung bình [tối thiểu] là 0,5m/s
  • Buồng áp lực âm và các ống bao quanh tất cả các đường ống và buồng nhiễm bẩn có áp lực âm
  • Khí đã qua lọc Hepa sẽ được xả ra môi trường hoặc phòng thí nghiệm thông qua ống xả
  • Tủ tuần hoàn 40% lượng khí, 60% thải ra ngoài phòng theo đường ống dẫn khí thải.
  • Tủ nên được kết nối với hệ thống xả
  • Ứng dụng: Môi trường làm việc có các tác nhân sinh học nguy cơ trung bình hoặc thấp

Với đội ngũ cán bộ, nhân viên tay nghề chuyên môn cao Chúng tôi tư vấn và làm theo yêu cầu của khách hàng! Hotline 093 143 54 54 - . Công Nghệ Lọc Khí – Tất cả các hoạt động đều hướng tới bảo vệ con người, môi trường.

Tủ an toàn sinh học là một trong những sản phẩm phục vụ cho quá trình thao tác có tác dụng làm giảm khả năng lây nghiễm vi sinh đến mức tối thiểu cho con người và môi trường. Sử dụng tủ an toàn là nhu cầu tiêu dùng phổ biến của các phòng thí nghiệm hiện nay.

Mục lục

  • Công dụng của tủ an toàn sinh học 
  • Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2 Esco
  • Hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học

Công dụng của tủ an toàn sinh học 

Tủ an toàn sinh học là thiết bị cung cấp không gian để thực hiện các thao tác hóa học giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng trước nguy cơ lây nhiễm vi sinh học từ hóa chất và vi khuẩn. Tủ sinh học được sử dụng trong các ngành y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, nuôi cấy tế bào vi sinh và nghiên cứu sinh học phân tử..

Cấu tạo tủ an toàn sinh học tương đối đơn giản

Tủ an toàn được phân thành 3 loại dựa trên khả năng bảo vệ đối với con người và môi trường xung quanh. 

- Tủ an toàn sinh học cấp 1: chỉ bảo vệ con người và môi trường, không bảo vệ mẫu với lưu lượng khí đi vào là 75ft/ min. Được dùng cho máy li tâm hoặc thí nghiệm tạo ra sol khí.

- Tủ an toàn sinh học cấp 2: có khả năng bảo vệ cả con người và mẫu nhờ màng lọc HEPA. 

- Tủ an toàn sinh học cấp 3: được dùng trong phòng thí nghiệm có độ độc hại cao giúp bảo vệ con người và mẫu ở mức tuyệt đối với hệ thống nồi hấp tiệt trùng 2 cửa. 

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2 Esco

Hiện nay, tủ an toàn sinh học cấp 2 Esco là sản phẩm được lựa chọn phổ biến trong phòng thí nghiệm. Cấu tạo tủ an toàn có hệ thống lọc tích hợp và hệ thống điều khiển thân thiện với người dùng, cụ thể:

1. Hệ thống lọc tích hợp

- Các bộ lọc độc lập đầu vào và đầu ra cho hiệu suất 99,99% với hạt có kích thước từ 0,1 đến 0,3 micron.

- Các bộ lọc đều đáp ứng tiêu chuẩn IEST-RP-CC001.3, được đề nghị cho HEPA [Mỹ] và EN 1822 H13 [EU].

- Cấu trúc của bộ lọc hiện đại mni-pleat không phân chia, tối đa hóa diện tích bề mặt bộ lọc nhằm kéo dài tuổi thọ lọc.

- Việc lắp ráp bộ lọc được đáp ứng theo yêu cầu EN 1822

- Lớp kim loại bảo vệ được tích hợp đảm bảo cho các bộ lọc môi trường được bảo vệ khỏi hư hỏng.

- Các bẫy lọc hạt biohazard từ bề mặt làm việc trước khi không khí bị thải khỏi phòng, việc này giúp bảo vệ môi trường.

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2

2. Hệ thống điều khiển thân thiện với người dùng

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2 có thiết kế thân thiện với người sử dụng, giúp chúng ta có thể dàng điều khiển.

- Hệ thống điều khiển của tủ an toàn sinh học cấp 2 dựa trên bộ xử lý Esco Sentinel Delta™ thân thiện với người sử dụng, được trang bị trong tủ SC2, tiếp tục giám sát hoạt động của tất cả các chức năng. 

- Máy được trang bị công nghệ cảm biến vận tốc dòng khí chính xác đo lường mọi thông số dòng khí quan trọng cho phép giám sát nhiều hơn. Cảm biến bù trừ nhiệt độ giúp độ chính xác tăng lên.

- Bộ điều khiến tốc độ không phân cấp trạng thái rắn cung cấp kiểm soát tốt hơn so với bộ điều khiển thông thường có phân cấp.

- Thiết kế khóa UV có thể đảm bảo tăng đèn UV bị vô hiệu hóa khi khung kính không đóng hoàn toàn.

- Màn hình LCD được giám sát liên tục luồng khí của tủ.

>>> Tham khảo giá tủ an toàn sinh học cấp 2 TẠI ĐÂY

Hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học

Cần lưu ý thực hiện theo tuần tự các bước để đảm bảo sự an toàn tối đa khi sử dụng tủ an toàn.

Thứ tự các bước sử dụng tử

  • Kiểm tra các tính năng của tủ an toàn trước sử dụng, tắt đèn UV và đảm bảo cửa mở tại vị trí vận hành.
  • Kiểm tra các lỗ hút, lưới hút khí ở vị trí mặt sau của tủ để chắc chắn rằng không có dị vật ngăn cản lỗ hút khí. Đọc và ghi lại chỉ số của đồng hồ đo áp suất.
  • Khởi động đèn huỳnh quang và quạt hút, giữ tủ hoạt động trong vòng tối thiểu 15 phút.
  • Thực hiện vệ sinh trước khi thao tác bằng cách rửa tay với xà phòng. Sử dụng áo khoác phòng thí nghiệm và găng tay bó sát.

Cần lưu ý vệ sinh tủ an toàn sinh học trước sử dụng

  • Khử nhiễm trước khi sử dụng bằng cách lau sạch các mặt bên trong và cạnh tủ bằng hỗn hợp khử trùng chuyên dụng, sau đó làm sạch bằng cồn 70 độ trong vòng 5 đến 10 phút để hạn chế ảnh hưởng đến tủ và để khô.
  • Chuẩn bị các vật tư thiết bị cần thiết và đưa vào tủ theo tuần tự một cách từ từ. Hạn chế đưa quá nhiều dụng cụ vào tủ để ngăn cản sự lưu thông khí của lỗ thoát khí. Đợi từ 2 đến 3 phút để tủ lưu thông khí làm sạch các tạp chất và ổn định dòng khí trong tủ.
  • Khoảng cách tối thiểu giữa các dụng cụ thí nghiệm là 10cm so với cửa trước. Thực hiện thao tác với mẫu vật độc hại cần di chuyển từ vị trí giữa tủ vào phía trong tính từ cửa.
  • Phân chia khu vực cho các vật tư sạch và vật tư đã qua sử dụng, sắp xếp vật tư hợp lý để giảm sự nhiễm bẩn từ vật tư đã qua sử dụng sang các vật tư sạch.
  • Di chuyển vật tư một cách chậm rãi, tránh dùng các kỹ thuật có thể gây gián đoạn sự lưu thông của dòng không khí bên trong tủ. Lưu ý hạn chế di chuyển và mở cửa phòng thí nghiệm trong quá trình sử dụng tủ an toàn. 

 Sử dụng tủ an toàn sinh học cần chậm rãi và cẩn thận

  • Khi xảy ra sự cố rơi vỡ cần nhanh chóng lau chùi và khử trùng bề mặt tiếp xúc với mẫu vật nhằm hạn chế tối đa sự phát tán mầm bệnh. Khử trùng vật dụng trước khi lấy ra khỏi tủ.
  • Sau khi hoàn thành nghiên cứu, để tủ an toàn hoạt động thêm tối đa 5 phút để làm sạch các tạp chất và virus siêu vi có trong không khí trước khi lấy thiết bị thí nghiệm ra khỏi tủ.
  • Lấy các vật dụng đã qua sử dụng ra khỏi tủ, đặt vào hộp kín hoặc túi hấp tiệt trùng sau đó thực hiện khử trùng bề mặt. Che phủ các khay đựng và thùng chứa trước khi lấy vật tư ra khỏi mẫu.
  • Cần vệ sinh bề mặt bên trong tủ sinh học bằng chất khử trùng chuyên dụng và lau lại bằng cồn 70 độ. Tắt đèn huỳnh quanh và quạt hút sau đó phủ vải che tủ an toàn để ngăn bụi bẩn.

Hy vọng các thông tin về tủ an toàn sinh họcLabVIETCHEM chia sẻ trong bài viết trên sẽ mang lại cho bạn những hiểu biết lý thú về thiết bị phòng thí nghiệm. Quý khách có nhu cầu sử dụng tủ an toàn sinh học vui lòng liên hệ số Hotline 1900 2639 để được đặt hàng với mức giá TỐT nhất.

Chủ Đề