Câu tỉnh lược là gì

RÚT GỌN CÂU

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM

Phép tỉnh lược

Phép tỉnh lược là việc bỏ trống yếu tố lẽ ra phải có mặt [do đó mà tạo ra cái có nghĩa chưa cụ thể] ở câu này, và muốn hiểu chỗ bỏ trống thì phải tìm từ ngữ có nghĩa cụ thể tương ứng ở câu khác, và bằng cách đó hai câu này liên kết với nhau, về thực chất phép tỉnh lược cũng là một cách thế, chỉ có điều là thế bằng dê-rô.

Trong phép tỉnh lược, cái được chú ý là yếu tố bị tỉnh lược, nó có thể là :

Danh từ [cụm danh từ] ;

Động từ, tính từ [cum động từ / tính từ] và từ ngữ chỉ cách thức đi với động từ, tính từ ;

Mệnh đề [kết cấu C V, cú].

Ví dụ [cái bị tỉnh lược được thay bằng [0]] :

Quyên mò thắt lưng Ngạn lấy bi đông. Cô lắc nhẹ [0].

[Anh Đức]

Tại vị trí của yếu tố tỉnh lược có thể thêm từ bi đông tìm thấy ở câu trước. Đây là hiện tượng tỉnh lược danh từ.

Hắn [= Chí Phèo] cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm sao ! Chỉ khói xông vào mủi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hấn húp một húp và nhận ra rằng : những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo ?

Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời : có ai nấu [0] cho mà ăn đâu ? Mà còn ai nấu [0] cho mà ăn nữa ! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay đàn bà.

[Nam Cao, Chí Phèo]

Tại vị trí của hai yếu tố tỉnh lược có thể thêm từ cháo [hoặc cháo hành] tìm thấy ở những câu trước, trong đoạn văn trên. Đây là hiện tượng tỉnh lược danh từ.

Chị chuyện trò giảng giải, khuyên anh phản cung. Cuối cùng, anh bằng lòng [0].

[Trần Hiếu Minh]

Tại vị trí của yếu tố tỉnh lược có thể thêm từ phản cung ở câu trước. Đây là hiện tượng tỉnh lược động từ.

A : Mai có đoàn kiểm tra dự giờ lớp ta đấy.

B : Mình đầu có được biết [0].

Tại vị trí tỉnh lược có thể thêm lời nói của A vào. Đây là hiện tượng tỉnh lược mệnh đề.

Chị [Dậu] ngẩn ngơ ra bộ không hiểu như có ý ngờ người ta ăn hiếp nhà mình :

Thưa ông, người chết đã gần năm tháng, sao lai còn phải đóng sưu?

Lí trưởng quát :

Mày đi mà hỏi ông Tây, tao không biết [0].

[Ngô Tất Tố, Tắt đèn]

Tại vị trí tỉnh lược [0] có thể thêm câu được in đậm trong lời bên trên. Đây là hiện tượng tỉnh lược mệnh đề.

A : Xe chạy có tốt không ?

B : [0] Khá tốt.

Dễ dàng thêm phần được in đậm trong lời của A vào chỗ tỉnh lược trong lời của B. Đây là hiện tượng tỉnh lược mệnh đề.

[ Theo Diệp Quang Ban Hoàng Văn Thung, Sđd]

Biến thể lược bớt thành tố của kết cấu chủ vị

Biến thể lược bớt thành tố của kết cấu chủ vị nhìn chung không thích hợp với phong cách ngôn ngữ gọt giũa mà chỉ thích hợp với phong cách khẩu ngữ tự nhiên bởi vì ngữ cảnh đối đáp của nó cho phép người ta có thể lược bớt thành tố của kết cấu chủ vị mà nội dung của câu vẫn được xác định. Có những kiểu tỉnh lược sau đây:

1. Chỉ còn vị ngữ.

Ví dụ :

Thong thả !

Tắm gội và thay áo đi ! [Nguyễn Công Hoan]

2. Chỉ còn chủ ngữ. Ví dụ :

Những ai ngồi đấy ?

Ông lí cựu với ông chánh hội. [Ngô Tất Tố]

3. Chỉ còn thành tố phu của vị ngữ. Ví dụ :

[Phải] một mẫu rưỡi. [Ngô Tất Tố]

4. Không có chủ ngữ, vị ngữ, chỉ còn thành tố biểu thị sư đánh giá, hoặc trang thái, hoặc lời thưa gửi, trả lời. Ví du :

Khốn nạn !

Nào!

Không !

Ba đồng cầm đất, cầm nhả vay ngày tháng giêng, lãi mười bẩy phân đến tháng sáu này thì vừa hết hạn, tính thành ra năm đồng một hào sáu xu. [Ngô Tất Tố]

Các hình thức tỉnh lược nói trên được dùng ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên có hai tác dụng sau đây :

+ Làm cho sự đối đáp trong phong cách khẩu ngữ tự nhiên diễn ra nhanh chóng, tiện lợi.

+ Đó là một cách biểu lộ thái độ khinh trọng của người nói với người nghe. Ví dụ :

Sao không sang dạy ?

Mệt quá không muốn dạy. [Nam Cao]

Tại sao mầy không chịu quỳ ?

Không biết quỳ.

Biến thể tỉnh lược có thể được dùng trong phong cách ngôn ngữ văn chương khi cần miêu tả nhiều trạng thái hay nhiều hoạt động của một đối tượng diễn ra liên tiếp. Ví dụ :

Anh cứ hát. Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát [Nguyễn Công Hoan]

[Cù Đình Tú, Sđd]

Gợi dẫn

Trong các tài liệu về ngữ pháp văn bản và phong cách học, người ta dùng thuật ngữ phép tỉnh lược, hiện tượng tỉnh lược để chỉ thao tác rút gọn câu.

Tỉnh lược được xem là một biện pháp liên kết văn bản vả xét về mặt phong cách chức năng, nó rất thích hợp đối với phong cách khẩu ngữ tự nhiên.

Tải về file word >>tại đây

>> Xem thêm:

  • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Tư liệu Ngữ Văn 7

Related

Tags:Ngữ văn 7

Video liên quan

Chủ Đề