Ceo của công ty thiên ngân là ai

Mới đây, hãng phim Thiên Ngân [Galaxy Cinema] khiến nhiều người bất ngờ khi có thông tin muốn bán toàn bộ cụm rạp chiếu phim và rút khỏi lĩnh vực kinh doanh rạp chiếu phim.

Cụ thể, theo nguồn tin của DealstreetAsia, Chủ tịch hãng phim Thiên Ngân, bà Đinh Thị Hoa đã có buổi làm việc với một quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân để bán hệ thống rạp của mình với giá 25 triệu USD.

Hãng phim Thiên Ngân được bà Hoa thành lập từ năm 1994, dưới dạng một công ty dịch vụ truyền thông [Galaxy Communication] và mở rộng sang lĩnh vực điện ảnh, phát hành và phân phối phim - ấn phẩm [Galaxy Studio] một thập kỷ sau đó. Được thành lập từ rất sớm, hãng phim Thiên Ngân, dưới sự điều hành của bà Hoa, được xem là "người khai sáng" cho lĩnh vực kinh doanh điện ảnh tư nhân ở Việt Nam.

Nữ doanh nhân đầu tiên được Forbes Việt xướng tên

Bà Đinh Thị Hoa, sinh năm 1961, quê gốc ở Hà Tĩnh, nhưng được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và là con gái của một nhà Ngoại giao có tiếng. Bà Hoa là cử nhân ngành Khoa học chính trị, báo chí trường Đại học Moscow State [Nga]. Sau khi tốt nghiệp, bà công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1985 – 1988 với vị trí chuyên viên và điều phối viên. Một năm sau, bà Hoa chuyển sang làm chuyên viên dự án tại Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc [FAO].

Từ năm 1990 – 1992, bà Hoa theo học thạc sĩ tại Trường Kinh doanh Harvard. Bà là một trong số ít sinh viên đầu tiên được nhận học bổng ngành quản trị kinh doanh tại ngôi trường danh giá bậc nhất hành tinh này. Nhận được tấm bằng thạc sỹ Harvard, bà Hoa thực tập tại Procter và Gamble [P&G] ở Bangkok, Thái Lan với vị trí Giám đốc chi nhánh trong giai đoạn năm 1992 – 1994.

Đầu tháng 03/1994, Bà Đinh Thị Hoa cùng ông Trần Vũ Hoài, một người bạn học Harvard, đã trở về Việt Nam để thành lập Công ty TNHH Thiên Ngân – Galaxy. Ban đầu, công ty này hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ truyền thông [Studio Communication]. Một thập kỷ sau, Thiên Ngân mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh điện ảnh, phát hành và phân phối phim - ấn phẩm [Galaxy Studio]. Từ đó đến nay, bà Hoa giữ chức chủ tịch HĐQT CTCP Phim Thiên Ngân.

Không dừng ở đó, bà Hoa còn có hơn 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngân hàng và Tài chính, Thương mại dịch vụ. Cụ thể, bà có gần 10 năm [từ 1998 – 2007] là thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Á Châu [ACB]. Đến năm 2013, bà Hoa mới chính thức "bước chân" vào Ban quản trị ACB. Tuy chỉ là thành viên HĐQT độc lập, đóng vai trò là người giám sát, giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của người quản lý, điều hành, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông, bà Hoa đang ngày càng gia tăng sức ảnh hưởng của mình tại ACB.

Lý lịch của người đàn bà quyền lực này còn hàng loạt các chức danh khác như thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE và Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt [TVS]. Mới đây nhất, đầu tháng 3/2017, công ty Chứng khoán Thiên Việt đã mua 126.600 cổ phiếu Ngân hàng ACB nhằm sở hữu vốn tại đây. Bà Hoa hiện đang nắm giữ 13.833 cổ phiếu ACB.

Ngoài ra, bà Đinh Thị Hoa còn vinh dự là 1 trong 10 nữ doanh nhân thành công của Việt Nam được tạp chí Forbes liệt kê trong phiên bản Việt số đầu tiên năm 2013.

Tuy nhiên, trong cuộc đời "huy hoàng" của mình, bà Hoa cũng từng dính một ít "lùm xùm" trong một lần đầu tư thất bại hiếm hoi với công ty Chứng khoán Thiên Việt. Bà Hoa lần đầu tiên gia nhập vào lĩnh vực chứng khoán với việc trở thành cổ đông và thành viên HĐQT của công ty Chứng khoán Thiên Việt. Mặc dù không có nhiều hoạt động nổi trội, nhưng Thiên Việt đã khá lẫy lừng trên thị trường cổ phiếu OTC với mức giá gấp 7-8 lần mệnh giá, thậm chí có thời điểm gấp 10 lần.

Nguyên nhân chủ yếu cho giá cổ phiếu Thiên Việt tăng phi mã là nhờ thông tin công ty này được Goldman Sachs chọn là "đối tác chiến lược" tại Việt Nam. Sau đó, giới truyền thông "phanh phui" được ra bản chất của "đối tác chiến lược" là việc Thiên Việt thực hiện một số hợp đồng cung cấp dịch vụ cho Goldman Sachs. Trong vụ việc này, công ty truyền thông Galaxy của bà Hoa đóng vai trò quan trọng tạo ra sự hiểu nhầm này, giúp đem lại lợi ích cho Thiên Việt. Sau khi bị "vạch trần" cũng như đại diện của Goldman Sachs lên tiếng phủ nhận, giá cổ phiếu của Thiên Việt tụt dốc không phanh, chỉ còn gấp 2 lần so với mệnh giá. Khoản tiền bỏ vào Thiên Việt của Galaxy Group được xem là phi vụ đầu tư thất bại của nữ doanh nhân này.

"Mẹ đỡ đầu" cho hàng loạt tác phẩm điện ảnh Việt ăn khách

Từ năm 2003, sau khi nhà nước mở cửa cho tư nhân khai thác lĩnh vực phim ảnh, hãng phim Thiên Ngân - Galaxy là đơn vị đầu tiên nhảy vào thị trường này. Những bước đi năng động của Galaxy Group giúp thị trường phim ảnh Việt Nam tăng trưởng vượt bậc tới 50%/năm, cán mốc 520 – 550 tỷ đồng năm 2010.

Galaxy Studio [thuộc Galaxy Group] đang đầu tư vào 3 lĩnh vực chính: Phim, Ấn phẩm và Giải trí truyền hình. Trong đó, mảng Phim chính là địa hạt mạnh nhất của công ty này. Hiện Galaxy Group đang vận hành 10 rạp Galaxy Cinema trên toàn quốc, tăng 3 rạp so với cuối năm 2016 và đứng thứ 3 trên thị trường, sau cụm rạp CGV [38 rạp phim] và Lotte Cinema [29 rạp]. Trong đó, hãng sở hữu 3 rạp chiếu phim lớn ở TP Hồ Chí Minh, cụ thể, trên đường Nguyễn Du, Nguyễn Trãi và Tân Bình.

Đồng thời, Galaxy Cinema cũng mở đầu cho làn sóng mạnh mẽ của dòng phim thị trường với bộ phim Những cô gái chân dài [2004]. Với doanh thu lớn từ khoản đầu tư 2 tỷ đồng, một số tiền "khổng lồ" ở thời điểm bấy giờ khi mà các bộ phim khác chỉ thường có kinh phí đầu tư vài trăm triệu, đã khiến khán giả và các chuyên gia phim ảnh có cái nhìn khác về xu hướng sản xuất phim thị trường.

Từ đó, Galaxy Cinema đã cho ra mắt hàng loạt các tác phẩm điện ảnh ăn khách như Nụ hôn thần chết [2008] có doanh thu 16 tỷ đồng; Giải cứu thần chết [2009] đạt hơn 20 tỷ đồng doanh thu; Long Ruồi [2011] đứng đầu bảng xếp hạng với doanh thu 42 tỷ đồng và Cưới ngay kẻo lỡ [2012] với doanh số cao nhất 34 tỷ đồng.

Đặc biệt, bộ phim Mỹ nhân kế, ra mắt năm 2013, đã đánh bật cả các đối thủ nặng ký đến từ Hollywood như Kungfu Panda và siêu phẩm Avatar khi cán mốc 52 tỷ doanh thu, trở thành bộ phim ăn khách nhất cho đến hiện nay.

Ngoài ra, hãng phim này còn đầu tư vào các bom tấn phim nước ngoài như Harry Porter hay James Bond 007 và hợp tác cùng với Hãng phim Sony Picture, giúp Galaxy Cinema thành công vang dội tại các phòng vé.

Song hành cùng lĩnh vực phim ảnh, Galaxy Studio còn tham gia quản lý hai tuần san uy tín là Tạp chí Nhịp cầu đầu tư [ra đời năm 2003] và Tạp chí Mốt và Cuộc sống [ra đời năm 2010]. Từ năm 2008, công ty bắt đầu tham gia vào lĩnh vực giải trí truyền hình khi đầu tư sản xuất một số bộ phim truyền hình như Bí mật Eva, Lời thú nhận của Eva, Bà nội không ăn Pizza,… trên sóng đài VTV. Đồng thời, Galaxy cũng "góp mặt" trong một số chương trình của Rubic 8 của VTV3.

Nguyễn Thị Lệ Hồng, Chủ tịch HĐQT, CEO Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai [Dofico], 55 tuổi

Bà là đại diện nữ duy nhất trong ban lãnh đạo tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai, một doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh hình thành năm 2005 từ 16 doanh nghiệp thành viên và bốn đơn vịliênkết.

Bà Hồng xác định rõ chiến lược phát triển của Dofico tập trung trong ngành công nghiệp thực phẩm.Dofico đầu tư 1,4 ngàn tỉ đồng vào Donataba,khu liên hợp công nông nghiệp lớn đầu tiên của Việt Nam tại Đồng Nai [Agropark].

Nhờ tập trungvào lĩnh vực cốt lõi, kết thúc năm 2012, tổng doanh thu của Dofico đạt 23 ngàn tỉ đồng, trong đó, công ty cổ phần Việt Pháp [Proconco] sản xuất thức ăn gia súc, nơi bà Lệ Hồng làm chủ tịch HĐQT, là doanh nghiệp có sản lượng đứng thứ hai của Việt Nam với 1,2 triệu tấn/năm.Sản xuất thức ăn gia súc hiện là một ngành mũi nhọn của tỉnh Đồng Nai.

Phạm Thị Việt Nga, Chủ tịch Dược Hậu Giang [DHG], 61 tuổi

Bà Nga tham gia vào DHG năm 1988 với vai trò tổng giám đốc và biến một nhóm nhiều công ty nhỏ, suy yếu do nhà nước quản lý đang trên bờ phá sản thành công ty dược niêm yết lớn nhất thị trường.

DHG sản xuất và bán ra thị trường hơn 300 dược phẩm. Công ty còn mở rộng hoạt động sang bao bì và đóng gói. Năm 2012, lãi ròng DHG tăng 18% đạt 24 triệu đô la Mỹ trên 140 triệu đô la Mỹ doanh thu.

Bà tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam từ năm 14 tuổi. Sau đó, bà đi học lại và lấy bằng tiến sĩ kinh tế năm 2004, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh năm 2008. DHG niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2006, giá trị vốn hóa thị trường hiện nay tăng gấp 55 lần đạt 227 triệu đô la Mỹ.

Bà rời vị trí CEO năm 2012 nhưng vẫn giữ chức chủ tịch HĐQT đồng thời vẫn là kiến trúc sư chính thiết kế chiến lược phát triển DHG.

Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch điều hành Sovico Holdings, 43 tuổi

Ngoài việc điều hành Sovico, doanh nghiệp hoạt động đa ngành ở 10 quốc gia, bà Phương Thảo còn giữ chức vụ phó chủ tịch HĐQT của ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh [HDBank] và phó chủ tịch HĐQT hãng hàng không Vietjet Air. Tại Việt Nam, tập đoàn có vốn điều lệ 1 ngàn tỉ đồng này đầu tư vào ngân hàng, bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch và hàng không.

Trong năm 2012, khi nền kinh tế gặp khó khăn khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, ngân hàng HDBank lãi 422 tỉ đồng, với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 25%.

Vietjet Air sau 18 tháng hoạt động, chiếm 16% thị phần, tính đến tuần cuối của tháng 12.2012, theo số liệu tự công bố.

Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh [REE], 61 tuổi

Bà Mai Thanh tốt nghiệp kỹ sư điện lạnh tại đại học Kỹ thuật Karl-Marx-Stadt [Đức]. Năm 30 tuổi, bà được bổ nhiệm làm giám đốc xí nghiệp và sau vài năm trở thành người dẫn dắt REE phát triển từ một xí nghiệp nhỏ trở thành doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong đó có cơ điện lạnh, bất động sản và đầu tư vào ngành điện, nước.

REE giữ kỷ lục là doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán. REE cũng phát triển Reetech thành thương hiệu máy điều hòa đầu tiên của Việt Nam.

Năm 2008, REE thua lỗ do đầu tư tài chính, bà Mai Thanh thừa nhận sai lầm và sau đó tái cơ cấu danh mục đầu tư để đạt được tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu lẫn lợi nhuận trong các năm kế tiếp.

Năm 2012, REE đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt 32% và 28% so với năm trước.

Đinh Thị Hoa, Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Ngân, 52 tuổi

Bà Hoa quê ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Là con gái một nhà ngoại giao, bà du học tại Nga trong những năm 1980, sau đó về công tác tại bộ Ngoại giao. Đầu thập niên 1990, bà là một trong những sinh viên Việt Nam đầu tiên nhận được học bổng quản trị kinh doanh tại đại học Harvard [Mỹ].

Năm 1994, bà cùng với ông Trần Vũ Hoài, bạn học Harvard, thành lập công ty Thiên Ngân [Galaxy] và từ đó đến nay đã xây dựng nên một nhóm công ty kinh doanh trong lĩnh vực phim ảnh, giải trí, tư vấn và truyền thông.

Galaxy Studio, kinh doanh phát hành, rạp chiếu phim và sản xuất phim, là công ty thành công nhất trong nhóm công ty do bà Hoa điều hành với tư cách chủ tịch. Tính đến cuối năm 2012, Galaxy chiếm 49% thị phần sản xuất phim, 36% thị phần rạp chiếu phim và 28% thị phần phát hành phim trong nước. Bà Hoa cũng là cổ đông chính của công ty chứng khoán Thiên Việt.

Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Thủy sản Vĩnh Hoàn, 52 tuổi

Bà Khanh được thị trường xem là “nữ hoàng” cá ba sa của Việt Nam. Năm 1997, với số vốn 300 triệu đồng, bà Khanh lập công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Bà vạch chiến lược đưa doanh nghiệp này từ một xưởng sản xuất nhỏ thành một công ty lớn xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.

Năm 2006, Vĩnh Hoàn phát triển vượt bậc khi Mỹ giảm mức thuế suất chống bán phá giá từ 37,84% xuống 6,81%. Ba năm liên tiếp gần đây, Vĩnh Hoàn phát triển thành công ty có doanh thu xuất khẩu cá ba sa cao nhất Việt Nam, năm 2012 đạt doanh thu xuất khẩu đạt 174 triệu đô la Mỹ.

Bà Khanh thể hiện tầm nhìn chiến lược qua việc xây dựng Vĩnh Hoàn theo mô hình chuỗi giá trị đầu tư khép kín từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi tới nuôi trồng chế biến, xuất khẩu. Hiện Vĩnh Hoàn đang xây dựng thêm nhà máy chiết xuất collagen từ phụ phẩm cá. Kể từ khi Vĩnh Hoàn phát hành lần đầu ra công chúng [IPO] vào năm 2007, chưa đầy 5 năm, doanh thu tăng gấp ba lần trong khi lợi nhuận tăng gấp bốn lần.

Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT, CEO công ty PNJ, 56 tuổi

Bà Dung lãnh đạo công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú nhuận PNJ, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, từ năm 1988. Bà có công xây dựng thương hiệu vàng nữ trang PNJ và công ty trở thành doanh nghiệp có nền tảng và thị phần hàng đầu trong lĩnh vực trang sức tại Việt Nam.

Từ năm 2009 đến 2012, mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu [ROE] trung bình của PNJ đạt khoảng 22%. Sau khi dừng hoạt động sản xuất vàng miếng theo quy định của ngân hàng nhà nước, PNJ tập trung toàn bộ nguồn lực vào sản xuất vàng trang sức.

Do vậy, lợi nhuận năm ngoái của PNJ phần lớn đến từ kinh doanh nữ trang, với lãi sau thuế 250 tỉ đồng, giảm nhẹ so với năm 2011.

Ngoài PNJ, bà còn là người có ảnh hưởng ở ngân hàng TMCP Đông Á, nơi chồng bà, ông Trần Phương Bình tham gia sáng lập và hiện là tổng giám đốc.

Mai Kiều Liên, Chủ tịch & CEO, Vinamilk, 59 tuổi

Vinamilk là một trong những thương hiệu lợi nhuận cao nhất và cổ phiếu blue-chip tại Việt Nam, có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ổn định kể từ khi niêm yết năm 2006.

Bất chấp một năm khó khăn với nhiều công ty, Vinamilk đạt 23% tăng trưởng doanh thu năm 2012 với 1,3 tỉ đô la Mỹ, lợi nhuận sau thuế tăng gần 40% đạt 280 triệu đô la Mỹ.

Bà Liên đang lèo lái Vinamilk ra thị trường quốc tế; công ty hiện xuất khẩu sang 23 nước. Bà sinh ra tại Pháp, được đào tạo tại Moscow, quay về Việt Nam năm 1976. Bà gia nhập công ty Sữa - Cà phê miền Nam, tiền thân Vinamilk do nhà nước quản lý. Bà có quan điểm bảo thủ về tài chính, tránh vay mượn, đòn bẩy.

Theo tạp chí Corporate Governance Asia [Hong Kong], bà là một trong những lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách “Những CEO thành công nhất châu Á 2012”. Vinamilk được cho là ứng viên có thể lọt vào danh sách Fab 50 [50 công ty niêm yết lớn nhất châu Á-Thái Bình Dương do Forbes châu Á bình chọn].

Trần Thị Hường [Tư Hường], Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàn Cầu, 77 tuổi

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, chưa học hết lớp Năm nhưng sau gần nửa thế kỷ kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, đến mua bán nhà máy, doanh nghiệp, bà Trần Thị Hường [Tư Hường] được giới doanh nhân Việt Nam nhìn nhận là một trong những gương mặt nữ doanh nhân kỳ cựu nhất hiện nay. Tập đoàn Hoàn Cầu của gia đình bà là cổ đông lớn của ngân hàng Nam Á và sở hữa hàng ngàn hecta bất động sản trên cả nước, trong đó nổi tiếng nhất có dự án như Diamond Bay [Nha Trang]... Bà từng là nhà thầu bao tiêu toàn bộ sản lượng yến sào tại Khánh Hòa.

Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT BRG group – Intimex – SeAbank, 58 tuổi

Sinh năm 1955, có bằng đại học Kinh tế quốc dân, bà Nguyễn Thị Nga từnglàchủ tịch ngân hàng Techcombank và hiệnlà chủ tịch tập đoàn kinh tế BRG, đầu tư trải rộng từ tài chính – ngân hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, bán lẻ đến dịch vụ thể thao du lịch. Bà được biết đến nhiều từ các dự án sân gôn ở phía Bắc và việc mạnh dạn đầu tư vào chuỗi khách sạn mang thương hiệu Hilton tại Hà Nội. Bà hiện ngồi ghế chủ tịch công ty Intimex Việt Nam và là chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Đông Nam Á [SeABank].

Video liên quan

Chủ Đề