Lan và điệp là ai

Tôi kể người nghe đời Lan và Điệp, một truyện tình cay đắng Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca Thuở ấy Điệp vui như bướm trắng, say đắm bên Lan Lan như bông hoa ngàn, thương yêu vô vàn,

Nguyện thề non nước sẽ không hề lìa tan

Chuông đổ chiều sang , chiều tan trường về Điệp cùng Lan chung bước Cuối nẻo đường đi, đôi bóng hẹn mùa thi Lan khóc đợi người đi Lần cuối gặp nhau, Lan khẽ nói, thương mãi nghe anh Em yêu anh chân tình nếu duyên không thành

Điệp ơi Lan cắt tóc quên đời vì anh

Nhưng ai có ngờ, lời xưa đã chứng minh khi đời tan vỡ Lan đau buồn quá khi hay Điệp đã xây mộng gia đình Ai nào biết cho ai, đời quá chua cay duyên đành lỡ vì ai

Bao nhiêu niềm vui cũng vùi chôn từ đây, vùi chôn từ đây

Lỡ một cung đàn, phải chi tình đời là vòng giây oan trái Nếu vì tình yêu Lan có tội gì đâu sao vướng vào sầu đau Nàng sống mà tim như đã chết Duyên bóng cô đơn đôi môi xin phai tàn Thương thay cho nàng

Buồn xa nhân thế náu thân cửa Từ Bi

Truyện tình Lan và Điệp là một câu truyện tình hư cấu nổi tiếng ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Câu truyện tình này được nhiều người ví như một câu truyện tình Romeo và Juliet hay “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài” của Việt Nam.

Câu truyện được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu truyện nói về một mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của một cô gái tên Lan và một chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của một ông quan Phủ ở một tỉnh lẻ, Điệp – một học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông Phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào của câu truyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

Tác phẩm “Tắt lửa lòng” nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và được các nghệ sĩ truyện thể ra nhiều hình thức khác nhau.

Năm 1965, các nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng cùng phối hợp nhau sáng tác 3 bài tân nhạc “Truyện tình Lan và Điệp”, ký tên là Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh. Các bài tân nhạc này cũng nhanh chóng được nhiều người thuộc, đặc biệt với bài số 1, truyện tình Lan – Điệp đã trở thành một trong những bài hát được biết đến nhiều nhất tại miền Nam. Và hôm nay Nhạc Vàng gửi đến cho các bạn bài hát truyện Tình Lan Và Điệp 1.

Kim Tài Tổng Hợp.

  • "Sáng tạo" quá tay, làm phản cảm Chuyện tình Lan và Điệp?

Tiết mục Chuyện tình Lan và Điệp - ảnh Quang Định

TTO xin trích đăng và mong tiếp tục đón nhận những ý kiến đa chiều của bạn đọc.

+ Vở tuồng cải lương Lan và Điệp được xem là những tác phẩm kinh điển của bộ môn nghệ thuật này. Bao nhiêu thế hệ khán giả khi xem qua vở tuồng này đều xúc động và rơi lệ.

Lan và Điệp được chuyển thể từ tiểu thuyết "Tắt lửa lòng" nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan được soạn giả Trần Hữu Trang chuyển thể.

Có thể nói đó là sự lao động nghệ thuật đáng trân quý trong kho tàng văn học nghệ thuật nước nhà.

Tuy nhiên, mỗi giai đoạn, cái nhìn của công chúng về tác phẩm này trở thành một sự "phá cách", cái được gọi là "sáng tạo" để rồi thành "phá hoại".

Chúng ta từng nghe câu nói "nhiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại". Trong trường hợp này có lẽ đã đúng. Những người "nghệ sĩ" muốn tái hiện lại vở cải lương nổi tiếng, kinh điển này nhưng lại vô tình làm cho công chúng, khán thính giả thế hệ trẻ sau này có cái nhìn phản cảm và thiếu tế nhị về các nhân vật trong tác phẩm.

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam đã từng đóng vai trò là người truyền tải cảm xúc cho tác phẩm, vở cải lương này thăng hoa và trường tồn.

Tôi chắc rằng, sau khi xem đoạn video này, nhiều khán giả sẽ có cái nhìn khác về cô Lan.

Tôi cũng không hiểu trình độ thẩm định tác phẩm và cái gọi là đạo diễn ở đâu khi dàn dựng một "tác phẩm" công phu và giàu tính "sáng tạo" như thế này lên sân khấu và biểu diễn như thế này? Thật kệch cởm làm sao!

Một tác phẩm nghệ thuật kinh điển, có tuồng tích, lớp lang trở thành trò đùa cho cái gọi là "sáng tạo".

PHẠM QUANG MỸ [changthisidasau@...]

Tiết mục "Chuyện tình Lan và Điệp" của Nam Cường - Quế Vân

+ Thực sự là rất phản cảm. Tôi không thích cách làm này. Những câu rap rất vô duyên. 

Duong [duongtieu@...]

+ Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả bài viết này. Thật sự là rất bực mình khi chứng kiến vở cải lương kinh điển của Việt Nam lại bị biến thành trò cười như thế này.

Một tiết mục như thế lại lên sóng truyền hình quốc gia.

Rồi thế hệ trẻ họ xem được sẽ nghĩ sao về một tác phẩm đã trở thành kinh điển và từng được ông, bà, cha mẹ yêu thích.

Lâm Anh Khang [denbenbin@...]

+ Tôi không biết chữ lố bịch có đủ để diễn ta cho một tiết mục như thế này không.

Sáng tạo là tốt, trường hợp này chẳng có gì sai

Theo tôi thì sáng tạo là điều tốt và trong trường hợp này cũng không có gì sai. 

Ở thời hiện đại những biến thể của vở tuồng đi vào lòng người như chuyện tình Lan và Điệp thì càng bình thường, đặc biệt là trong chương trình đậm chất giải trí thương mại như Cặp đôi hoàn hảo. 

Đừng quy chụp như toán học 1+1=2. 

Hãy cổ vũ họ để có những sáng tạo táo bạo hơn nữa, phá bỏ cái rào cản ăn sâu thâm căn cố đế trong một bộ phận những con người thích cái mới cái lạ nhưng lại không thích sáng tạo, và những sáng tạo của người khác.

Nguyễn Tấn Đạt [mrsix2212@...]

Đây là một chương trình giải trí thì nên sử dụng cái gì đơn thuần giải trí tại sao lại đem những tác phẩm mang giá trị văn hóa, được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích ra làm trò cười.

Cái này tôi không gọi là sáng tạo mà tôi gọi là phỉ báng văn hóa.

Đinh Hà An [lamngoc.18@...]

+ Lên sóng trực tiếp phải được duyệt rất kĩ từ trước. Vai trò của đạo diễn, biên tập ở đâu mà để một trò lố như vậy diễn ra.

Đây không phải sáng tạo mà phá hỏng một vở cải lương kinh điển.

Long [congtgnn@...]

+ Chỉ mới đây thôi, nghệ sĩ Hữu Quốc cũng rất nhiều nghệ sĩ cải lương khác vừa tái hiện vở Lan và Điệp trên sân khấu của nhà hát Bến Thành thì giờ đây câu chuyện tình đầy bi ai của Lan và Điệp lại được các bạn trẻ đem ra "chế tác". Không hiểu các nghệ sĩ sẽ nghĩ gì khi xem tiết mục này.

Phải chăng chuyện tình Lan và Điệp cũng phải chạy theo xu hướng của giới trẻ mới hợp thời.

Tôi thật sự không biết nên cười hay nên khóc, hay nên thương cho một thế hệ nghệ sĩ trẻ quá "sáng tạo" đến mức không biết tôn trọng giá trị văn hóa.

Ngọc Thạch [gioxanhhat@....]

+ Khi xem clip xong, tôi tò mò không biết những tiết mục có được duyệt trước khi được phép diễn trên sân khấu hay không?

Gìn giữ những giá trị văn hoá thông qua các tác phẩm nghệ thuật đã là quá khó rồi. Tôi không biết khi những nghệ sĩ cứ liên tục tung hứng theo cái ngông riêng của họ, thì biết đâu 1 ngày chuyện tình Lan và Điệp sẽ lại được các em ghi nhớ theo kiểu "con Liễu với con Lan giành nhau thằng Điệp".

Chữ phản cảm dường như vẫn chưa đủ!

chenni [nnlinh89@...]

+ Tôi đồng ý quan điểm là rất phản cảm, không hợp với nội dung kịch bản Lan Và Điệp.

Clear mountain [quangsonnb78@...]

TTO tổng hợp

TP - Hai đêm 17- 18/8 vở cải lương Lan và Điệp công diễn lại trên sân khấu Nhà hát Bến Thành. Được làm mới từ đĩa hát thu âm năm 1974 cùng 2 diễn viên chính là Chí Tâm và NSƯT Thanh Kim Huệ. Sau 45 năm gặp lại, họ vẫn còn rất... duyên.  

“Romeo- Julie” Việt nhiều phiên bản

Chuyện tình của cô gái Nguyễn Thị Lan và chàng trai Vũ Khắc Điệp trong tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan được coi là “Romeo- Juliet” phiên bản Việt.  Năm 1936, soạn giả Trần Hữu Trang là người đầu tiên chuyển thể tiểu thuyết thành vở cải lương Lan và Điệp, được các nghệ sĩ cải lương thời đó như Năm Phỉ [Vai Lan], Tư Út [Vai Điệp]... đóng và gây tiếng vang với giới mộ điệu cải lương. 

Năm 1948, trung tâm băng nhạc Asia cho thu âm vở cải lương này vào 4 đĩa nhựa với tựa đề mới là Hoa rơi cửa Phật, với sự tham gia của 4 nghệ sỹ nổi tiếng ngày đó là Tư Rạng, Năm Nghĩa, Tám Thưa, Hồng Châu…  Năm 2000, hãng phim Tình sản xuất vở cải lương Lan và Điệp với sự tham gia của các nghệ sỹ như Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Út Bạch Lan, Thanh Hằng, Thoại Mỹ. Năm 2008, sân khấu Trần Hữu Trang dàn dựng lại vở diễn này với Tấn Giao, Hà My…

Ảnh trên băng nhạc Lan và Điệp năm 1974

Trước đó, năm 1972 hãng phim Dạ Lý Hương quay bộ phim Tình Lan và Điệp đạo diễn Lý Dân và các nghệ sỹ Thanh Nga, Bạch Tuyết, Ba Vân, Ngọc Giàu, Năm Châu…. Năm 1988, hãng phim truyện Việt Nam tiếp tục sản xuất lại bộ phim Lan và Điệp do 2 đạo diễn Trần Vũ, Nguyễn Hữu Luyện thực hiện.

Về âm nhạc, năm 1965, các nhạc sỹ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng chung tay viết 3 ca khúc là Chuyện tình Lan và Điệp [Ký bút danh là Mạc Phong Linh]. Cả 3 ca khúc trở nên nổi tiếng khiến người ta nhớ tới bút danh Mạc Phong Linh nhiều hơn là tên của 3 nhạc sỹ chung tay. Năm 2008, cố ca sĩ Minh Thuận gây tiếng vang khi dàn dựng vở ca vũ kịch cải lương Lan và Điệp với sự tham gia của các ca sỹ như Minh Thuận, Phương Thanh, Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Ngọc…

Nét duyên “Lan và Điệp” 45 năm sau


Vở Lan và Điệp để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất với khán giả là bản thu Audio đĩa cải lương năm 1974 do soạn giả Loan Thảo thực hiện với sự tham gia của các giọng ca Chí Tâm [Điệp], Thanh Kim Huệ [Lan], Tú Trinh, Hữu Phước,… Qua tài năng của Loan Thảo, vở diễn dường như được “đo ni đóng giày” cho cả hai diễn viên trẻ. Đĩa cải lương Lan Và Điệp  tạo nên cơn sốt một thời gian dài, đưa Chí Tâm và Thanh Kim Huệ trở thành ngôi sao. Đến nay, bản thu âm Lan và Điệp 1974 vẫn được xem là bản thu âm chuẩn mực nhất của tác phẩm, được nhiều người tìm nghe nhiều nhất.

Chí Tâm- NSƯT Thanh Kim Huệ trong vở Lan và Điệp

Chính vì thế, khi dựng lại vở diễn này, đạo diễn Gia Bảo đã lựa chọn bản thu âm năm 1974, đồng thời mời cả hai diễn viên Chí Tâm cùng Thanh Kim Huệ vào lại vai diễn. Gia Bảo cho biết: “Tôi mời cả hai diễn viên này vì suốt 45 năm qua, họ chưa diễn lại cùng với nhau. Ngoài ra, dù sau này có nhiều diễn viên đã vào vai Lan và Điệp nhưng khán giả vẫn đánh giá cao nhất cặp đôi Chí Tâm- Thanh Kim Huệ trong vở diễn”.

Đúng như Gia Bảo dự đoán, hai  đêm diễn nhà hát Bến Thành không còn một chỗ trống, khán giả say mê, đắm đuối với câu chuyện tình bi ai của Lan và Điệp. Từng tràng pháo tay không ngớt. Cả hai diễn viên dù bước vào tuổi “Xưa nay hiếm”, nhưng vào vai rất duyên, rất ngọt. Diễn viên Minh Nhí, người cũng tham gia vở diễn thốt lên: “Lần đầu tiên trong đời tôi được đóng chung với chị Lan anh Điệp mà tôi đã nghe hàng nghìn lần. Trong hai đêm diễn, ngoài những lúc trên sân khấu, tôi đứng ở cánh gà để nghe, xem và…. khóc”.

Vở diễn Lan và Điệp nằm trong chuỗi chương trình Tài danh đất Việt do Gia Bảo khởi xướng. Năm 2015, Gia Bảo giới thiệu vở Nửa đời hương phấn với sự tham gia của cố NSƯT Út Bạch Lan, cố NSƯT Thanh Sang, NSND Lệ Thủy, NSND Minh Vương.... Năm 2018 vở Đời cô Lựu được tái dựng với sự tham gia của NSND Bạch Tuyết, NSND Ngọc Giàu, NSND Minh Vương, NSƯT Thanh Điền. Vở Lan và Điệp sẽ tiếp tục lưu diễn tại Đà Nẵng. 

Video liên quan

Chủ Đề