Chai hơ em bé là gì

Hơ than cho trẻ sơ sinh tập tục dân gian có từ lâu đời được các mẹ áp dụng. Tuy nhiên vấn đề này luôn gây ra sự tranh luận rất nhiều từ các mẹ bỉm sữa. Vậy có nên hơ than cho trẻ sơ sinh? Làm cách nào để mẹ giữ ấm con yêu an toàn vào mùa đông lạnh đây?

Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh? Mẹ biết sớm để đừng mắc sai lầm nhé!

Với những thông chia sẻ sau đây, mẹ sẽ có thêm những kinh nghiệm để chăm sóc bé yêu phát triển khỏe mạnh.

Theo quan niệm ngày xưa, trẻ sơ sinh bị thiếu tháng hay bị suy dinh dưỡng thường có hệ hô hấp, hệ tiêu hóa yếu hơn trẻ sinh thường đủ ngày đủ tháng. Mặt khác, cân nặng của các bé thường chưa đạt chuẩn nên cần phải hơ than kỹ lưỡng để bé giữ ấm cơ thể, lưu thông máu, hỗ trợ tay chân cứng cáp và không bị bệnh tật về sau. Chính vì lý do này mà nhiều mẹ đã áp dụng biện pháp hơ than cho con. Nhưng theo bác sĩ, phương pháp hơ than cho trẻ sơ sinh là một cách làm rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho cả mẹ lẫn bé.

Vậy mẹ có nên hơ than cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là không bởi hơ than sẽ mang lại những mối nguy hại cho mẹ và bé sau sinh.

Những rủi ro khi hơ than cho trẻ sơ sinh

Khi đã biết câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh?”, mẹ hãy cùng tìm hiểu những ảnh hưởng độc hại từ phương pháp này để tránh gây ra những điều hối tiếc cho con.

1. Gây ngạt khí, ngộ độc khí thậm chí là tử vong

Khi đốt than trong phòng kín mà đóng hết các cửa, thì lửa đốt than sẽ sản sinh ra khí CO2 và khí CO. Đây là những loại khí sẽ hút hết không khí khiến cho mẹ và bé không có oxy trong phòng để thở, dẫn đến ngạt khí. Tình trạng này khiến bé bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, đau ngực. Nếu như bé hít phải lượng lớn CO2 sẽ khiến bất tỉnh gây nên tử vong.

Kể cả khi người bị ngạt khí CO2 được cứu sống thì vẫn có thể bị tổn thương não, dễ dẫn đến các bệnh như giảm trí nhớ, bị liệt, liệt mặt…

Trong trường hợp bạn đốt than sưởi ấm cho bé mà mở hé cửa thì vẫn có nguy cơ gây hại cho bé bởi khí CO2 sẽ ngấm từ từ gây nguy hại đến sức khỏe của bé.

2. Trẻ có nguy cơ cao bị bỏng

Mẹ đốt than để hơ, sưởi ấm cho bé có thể làm cho con bị bỏng do vô ý va chạm vào chậu than. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng hỏa hoạn, cháy nổ.

Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể bé yếu và mệt mỏi hơn.

4. Gây rôm sảy, nhiễm trùng da

Khi hơ than, than cũng có thể bám vào người mẹ và bé kèm với mồ hôi do môi trường quá nóng trong phòng nằm than sẽ khiến cả mẹ và bé bị rôm sảy, nặng là nhiễm trùng da. Nếu không phát hiện và điều trị sớm dẫn đến nhiễm trùng máu.

Thói quen đốt than hơ cho bé hay sưởi ấm tiềm ẩn nhiều tác hại nên các mẹ chú ý bỏ tập tục này nhé.

Những cách giữ ấm con yêu an toàn

Trong thời hiện đại ngày nay với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mẹ có thể áp dụng nhiều cách an toàn và tiện lợi để giữ ấm con yêu dưới đây:

  • Sử dụng các thiết bị sưởi ấm như máy điều hòa hay dùng lò sưởi điện. Lưu ý là khi dùng cách này, bạn cần đảm bảo sự an toàn của hệ thống điện.
  • Giữ ấm cơ thể bé bằng cách mặc áo ấm, khăn choàng cổ, đi tất, mang bao tay.
  • Nằm trong phòng kín gió bởi nếu phòng ngủ bị gió lùa sẽ khiến bé dễ nhiễm lạnh.
  • Ngoài ra, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé để tăng cường sức đề kháng.

Việc hơ than cho bé luôn tồn tại nhiều mối nguy hiểm gây hại đến sức khỏe, tính mạng. Mẹ khi biết có nên hơ than cho trẻ sơ sinh không sẽ có cách lựa chọn những phương pháp sưởi ấm con an toàn hơn. Đặc biệt là vào ngày lạnh của mùa đông, các mẹ có thể sử dụng những thiết bị sưởi ấm hiện đại rất tiện lợi mà đảm bảo sự an toàn cao cho cả mẹ và bé.

Ngọc Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hơ than cho em bé có nên hay không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Hơ than cho em bé là hành động quan tâm chăm sóc em bé của mỗi bà mẹ cũng như gia đình chúng ta. Mọi việc chúng ta làm mục đích giúp trẻ em phát triển một cách tốt nhất và toàn diện nhất.

Mục đích của việc hơ than cho em bé bởi đơn giản mọi người nghĩ rằng hơ than giúp bé giữ ấm cơ thể, lưu thông máu, cơ thể bé trở nên cứng cáp hơn và không bị bệnh tật về sau.

Thông thường bà đẻ hơ than cảm thấy tốt sẽ hơ than cùng cho em bé của mình, việc này không hẳn quá nguy hiểm nếu làm đúng cách.

Tuy nhiên, chúng ta không nên mạo hiểm sức khỏe của mẹ và bé khi hơ than.

Có nên hơ than cho em bé

Hơ Than Em Bé

Hơ than em bé hầu hết được sử dụng vào nhiều vào những năm trước đây. Thời xưa khi kinh tế không phát triển, nhà cửa chúng ta không được chắc chắn, cao ráo và kín gió như hiện nay. Tại thời điểm đó, các loại thiết bị hiện đại chưa xuất hiện nên việc cung cấp thêm nhiệt cho cả mẹ và bé rất được quan tâm.

Tại các tỉnh phía bắc cũng như tại các vùng núi cao thời tiết vô cùng khắc nhiệt. Điều kiện kinh tế khó khăn khiến việc chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé rất hạn chế, những phương pháp cũ xưa và đơn giản như đốt củi, hơ than được sử dụng tại rất rộng rãi.

Cơ thể và các bộ phận của bé sơ sanh cực kì mẫn cảm, việc tác động nhiệt sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới các bộ phận của em bé. Làn da vô cùng nhạy cảm của em bé sẽ được tác động bởi cả nhiệt nóng và lạnh. Các loại dịch nhầy trong quá trình sau sinh chưa được tống hết nếu hơ than không đúng cách làm khô đi sẽ khiến bé bị bệnh đường hô hấp. Chưa kể đến tro bụi khi hơ than cùng với khói, khí độc khi đốt than củi là tác nhân gây bệnh rất lớn cho các bé.

Việc hơ than cho em bé trong điều kiện kinh tế hiện nay hoàn toàn không phù hợp. Các sản phẩm như điều hòa nhiệt độ, quạt nóng, túi chườm luôn phát huy công dụng một cách vượt trội.

Hơ than em bé

Hơ Em Bé Bằng Than

Rất nhiều trường hợp hơ em bé bằng than đã xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Hàng ngày có rất nhiều mẹ và bé bị tai nạn bỏng da, viêm đường hô hấp thậm chí ảnh hưởng đến thần kinh bởi tác hại của than củi cũng như phương pháp hơ không đúng cách.

Bà đẻ nếu có sức khỏe tốt có thể dễ dàng thích nghi, nhưng với các bé thì xác suất nguy cơ bị ảnh hưởng rất cao. Đã có rất nhiều em bé và sản phụ phải cấp cứu tại bệnh viện với tình trạng nhiễm trùng da, bỏng da bởi việc hơ than củi.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lện sống của các bé ngày xưa thấp hơn rất nhiều lần tại xã hội hiện đại. Do truyền thông, tivi, báo đài chưa phát triển nên mọi người chưa biết tới những nguy hiểm và tác hại của phương pháp chăm sóc bé không đúng cách.

Với những em bé sinh thiếu tháng hay bị suy dinh dưỡng bào thai, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp luôn yếu hơn bình thường. Việc xông hơ đúng cách, đúng phương pháp sẽ khiến cho trẻ cứng cáp hơn, ít bị sụt sịt khò khè và đi phân sống.

Hơ em bé bằng than

Có Nên Hơ Than Cho Em Bé

Có nên hơ than cho em bé nhận được sự tranh luận rất nhiều từ các mẹ bỉm sữa. Phần lớn trong đó phản đối dựa vào quan điểm hiện đại, sự phát triển kinh tế khiến cuộc sống hiện đại có nhiều phương pháp để chăm sóc em bé. Tuy nhiên vẫn có phần không nhỏ mẹ bỉm vẫn áp dụng phương pháp xông hơ than cho bản thân và cho cả em bé của mình.

Nếu bạn sống trong những thành phố lớn hiện đại, tư duy mở và chưa có nhiều không gian để thực hiện các biện pháp dân gian cũng như không muốn áp dụng thì cũng không sao cả. Khoa học công nghệ tiên tiến chắc chắn khiến bạn không cần quá lo lắng cho sức khỏe của bé và của cả bản than mình, việc còn lại là chúng ta nên tìm hiểu nghiên cứu thật kỹ càng các phương pháp hiện đại.

Trường hợp các mẹ đã thử hơ than cho mình và cho em bé, các bé phát triển hoàn toàn khỏe mạnh như bao em bé cùng trang lứa. Điều này thật tuyệt vời, chúng tôi xin chúc mừng bạn.

Than bà đẻ

Phương pháp hơ than cho em bé

Phương pháp hơ than cho em bé cũng như các phương pháp chăm sóc sức khỏe dân gian khác đều có 2 mặt của vấn đề. Có thể đúng với người này nhưng chưa hẳn đúng với người khác, nguyên liệu có thể phù hợp với mẹ này nhưng không phù hợp với mẹ khác. Khi các mẹ đã đưa ra quyết định hơ than cho em bé hãy cân nhắc thật kỹ những lưu ý sau:

  • Thực hiện trong các không gian thông thoáng
  • Được giám sát và hỗ trợ từ người thân trong gia đình
  • Sử dụng loại than tốt, an toàn như than trắng binchotan
  • Thử áp dụng trong thời gian ngắn 5-7 phút sau đó tăng lên 10-15 phút nếu ổn định
  • Thực hiện trong thời gian 2 tháng đầu khi cơ thể bé còn non, sau những tháng tiếp theo được cho là không cần thiết.

Chúc các mẹ tâm an, trí mẫn và có sức khỏe tốt để mẹ và bé phát triển một cách tốt nhất.

Chúng tôi luôn luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc của tất cả các bạn.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

— — — — — — — — — — — —

Lê Văn Long – Founder Happy L2L

www.levanlong.com

— — — — — — — — —

  Hotline: 0789 996 146

  Fanpage: Happy L2L – Than Sạch Không Khói

  Youtube: Than Sạch Happy L2L

 Website: Than Sạch Không Khói

Video liên quan

Chủ Đề