Chánh văn phòng tw đảng là ai

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao quyết định của Bộ Chính trị cho đồng chí Lê Minh Hưng. Ảnh: báo Lao Động

Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh.

Tại hội nghị, đồng chí Hà Ban - phó trưởng Ban Tổ chức trung ương - đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công đồng chí Lê Minh Hưng, ủy viên Trung ương Đảng, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giữ chức chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Tiếp đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã trao quyết định và chúc mừng đồng chí Lê Minh Hưng đã được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ mới.

Đồng chí Trần Quốc Vượng cho biết thực hiện chủ trương sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo của trung ương và các địa phương, từ yêu cầu thực tiễn tổ chức cán bộ, Bộ Chính trị đã điều động, phân công đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức chánh Văn phòng trung ương.

Trên cương vị mới, Bộ Chính trị tin tưởng và mong muốn đồng chí Lê Minh Hưng tiếp tục phát huy năng lực và tâm huyết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thống đốc Lê Minh Hưng làm chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Chinhphu.vn

Văn phòng trung ương Đảng là gì?

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Văn phòng trung ương Đảng là gì?
  • 3. Lịch sử hình thành Văn phòng trung ương Đảng
  • 4. Quy định hiện hành về văn phòng trungn ương Đảng
  • 4.1. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng trung ương Đảng là gì?
  • 4.2. Tổ chức bộ máy của văn phòng trung ương Đảng là gì?
  • 4.3. Chế độ làm việc của văn phòng trung ương Đảng là gì?

Thưa luật sư. Xin luật sư cho hỏi: Văn phòng trung ương Đảng là gì? Lịch sử hình thành văn phòng trung ương Đảng là gì? Pháp luật hiện hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của văn phòng trung ương Đảng như thế nào? Rất mong nhận được tư vấn từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Hoàng Thanh - Nghệ An

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

- Quyết định số 171/QĐ-TW ngày 16 tháng 1 năm 2019 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng trung ương Đảng

2. Văn phòng trung ương Đảng là gì?

Văn phòng trung ương Đảng là cơ quan trực thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng, có chức năng tham mưu, giúp Ban chấp hành trung ương trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng; phối hợp, điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; đồng thời, là một trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.

>> Xem thêm: Khung tiêu chuẩn chức danh đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý ?

3. Lịch sử hình thành Văn phòng trung ương Đảng

Thời kì 1930 - 1945, Đảng hoạt động trong điều kiện bí mật, công tác phục vụ cho hoạt động của Trung ương Đảng được thực hiện bởi các bộ phận giúp việc, có tên gọi là Đội công tác. Trong giai đoạn Đảng tuyên bố “tự giải tán”, Đội công tác được bố trí làm việc ở các cơ quan, đơn vị khác. Đến cuối năm 1946, khi bắt đầu toàn quốc kháng chiến, cơ quan trung ương chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc, Đội công tác được lập trở lại, tăng cường thêm cán bộ và làm các nhiệm vụ hành chính, quản trị phục vụ trung ương lãnh đạo kháng chiến.

Tháng 5 năm 1947, Văn phòng trung ương Đảng được thành lập tại Định Hóa, Thái Nguyên, lúc đó gọi là Văn phòng thường vụ trung ương Đảng. Nhiệm vụ của Văn phòng là: thực hiện các công việc hành chính, quản trị, lo toàn bộ tài liệu, văn bản, quyết định của Ban chấp hành Trung ương, Thường vụ trung ương; tổng hợp báo cáo của các nơi gửi đến; tổ chức mật mã, điện đài. Quản trị hành chính phục vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan khác của Đảng. Tháng 6.1949, hội nghị văn phòng cấp ủy tại Việt Bắc xác định Văn phòng là "cơ quan giúp việc hàng ngày của cấp ủy đảng, như các ban khác”. Tháng 3 năm 1951, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng [khóa lÌ] quyết định rõ “Văn phòng trung ương giúp Trung ương và Ban bí thư giải quyết công việc hàng ngày”. Đầu năm 1954, Văn phòng trung ương được hợp nhất với Văn phòng Tổng Bí thư.

Thời kì 1954 - 1960, cùng với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Văn phòng trung ương chuyển trụ sở về Hà Nội. Ngày 15.12.1959, Ban bí thư đã ban hành Bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và lề lối làm việc cửa Văn phòng trung ương. Văn phòng trung ương có nhiệm vụ chính là nghiên cứu tổng hợp, hành chính, quản trị và ngân sách Đảng, trong đó nhiệm vụ theo dõi tình hình, nghiên cứu phục vụ Trung ương luôn được đặt lên hàng đầu. Thời kì 1961 - 1975, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng trung ương được cụ thể hoá với ba nhiệm vụ chính là giúp cho Ban bí thư biên tập văn kiện, theo dõi, chỉ đạo, tố chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cấp Đảng ủy cấp dưới; thực hiện công tác hành chính, quản trị; quản lí ngân sách nhà nước và tài sản của Đảng.

Năm 1961, Trung ương cục miền Nam được thành lập theo quyết định của Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III [tháng 01 năm 1961]. Từ đó Văn phòng trung ương cục miễn Nam được thành lập [sau 1975 chuyển thành Ban đại diện Đảng tại miền Nam].

Thời kì 1975 - 1986, chức năng và nhiệm vụ cũng như tổ chức của Văn phòng trung ương có nhiều thay đổi để phù hợp với vai trò và nhiệm vụ mới. Các quyết định quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Văn phòng trung ương Đẳng là Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 23.12.1977 của Ban bí thư về quy định chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng trung ương, văn phòng các tỉnh, thành ủy; Quyết định số 76-QĐ/TW ngày 26.8.1980 của Ban bí thư về nhiệm vụ, tổ chức Văn phòng trung ương Đảng.

Thời kì 1986 - 1993, Quyết định số 33-QĐ/TW của Ban bí thư được ban hành ngày 45.12.1987 quy định về chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng trung ương Đảng thay Quyết định số 76-QĐ/TW ngày 26.8.1980. Theo Quyết định số 33-QĐ/TW, Văn phòng trung ương là một ban của Trung ương Đảng, giúp Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban bí thư tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.

Từ 1993 đến nay, Sau Đại hội Đẳng VII, Ban bí thư đã ban hành Quyết định số 64-QĐFTW ngày 40.3.1993 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Văn phòng trung ương Đảng, trong đó xác định rõ “Văn phòng trung ương là một ban của Ban chấp hành trung ương, có chức năng tham mưu giúp trung ương, trực tiếp giúp Bộ chính trị và Ban bí thư tổ chức và điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạc”. Quyết định số 71-QĐ/TW ngày 01 tháng 12 năm 1999 của Bộ Chính trị [Khóa VIII] về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Văn phòng trung ương còn quy định thêm Văn phòng trung ương có trách nhiệm “phối hợp, điều hòa hoạt động của các c0 quan tham mưu của Trung ương Đảng”.

Về tổ chức bộ máy, hiện nay Văn phòng trung ương Đảng gồm có các vụ [Vụ tổng hợp, Vụ thư ký, Vụ địa phương I, Vụ địa phương II, Vụ thư từ - tiếp âễ dân, Vụ văn thư, Vụ tổ chức]; 1 cục [Cục lưu trữ]; 1 trung tâm [Trung tâm công nghệ thông tin]; 1 phòng [Phòng cơ yếu - Phòng 6].

Về chế độ làm việc, Văn phòng trung ương thực hiện chế độ thủ trưởng, Chánh văn phòng chịu trách nhiệm tổ chức, lãnh đạo, điều hành công việc chung của Văn phòng. Giúp việc cho Chánh văn phòng có một số phỏ chánh văn phòng.

>> Xem thêm: Định kỳ xây dựng và rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ hàng năm là gì ?

4. Quy định hiện hành về văn phòng trungn ương Đảng

4.1. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng trung ương Đảng là gì?

Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của các cơ quan đảng Trung ương và bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng; đồng thời là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.

Nhiệm vụ của Văn phòng trung ương Đảng được ghi nhận tại Điều 2 Quyết định số 171/QĐ-TW ngày 16 tháng 1 năm 2019 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng trung ương Đảng.

Nhiệm vụ chủ chốt đó là:

Giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và chương trình công tác, sơ kết, tổng kết và sửa đổi, bổ sung Quy chế nếu thấy cần thiết.

Là đầu mối phối hợp, điều hòa chương trình công tác của đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư và một số hoạt động của các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện Quy chế làm việc và chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Tham gia tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hội nghị do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập.

Chủ trì, phối hợp, tham mưu chuẩn bị nội dung và tổ chức phục vụ các cuộc làm việc của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và các cuộc làm việc của đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; phối hợp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận của Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo; giúp đồng chí Thường trực Ban Bí thư xử lý công việc hàng ngày của Đảng.

4.2. Tổ chức bộ máy của văn phòng trung ương Đảng là gì?

>> Xem thêm: Quy định về tự kiểm tra và Phương pháp kiểm tra của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng ?

Thứ nhất, lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng gồm Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Trung ương Đảng gồm:

Một là, các đơn vị cấp vụ, cục và tương đương. Bao gồm:

- Vụ Tổng hợp.

- Vụ Thư ký.

- Vụ Địa phương I [tại Hà Nội].

- Vụ Địa phương II [tại Thành phố Hồ Chí Minh].

- Vụ Văn thư.

- Vụ Thư từ - Tiếp dân.

- Vụ Tổ chức - Cán bộ.

>> Xem thêm: Phương pháp giám sát trực tiếp, gián tiếp trong Đảng thực hiện như thế nào ?

- Cục Tài chính và Quản lý đầu tư.

- Cục Quản trị A [tại Hà Nội].

- Cục Quản trị T.78 [tại Thành phố Hồ Chí Minh].

- Cục Quản trị T.26 [tại Đà Nẵng].

- Cục Lưu trữ.

- Trung tâm Công nghệ thông tin - Cơ yếu.

Hai là, các doanh nghiệp

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hồ Tây.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên In Tiến Bộ.

>> Xem thêm: Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đối với đảng viên ?

Ba là, đơn vị sự nghiệp công lập

- Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng của Đảng ở Trung ương.

4.3. Chế độ làm việc của văn phòng trung ương Đảng là gì?

Văn phòng Trung ương Đảng làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng chịu trách nhiệm tổ chức, lãnh đạo, điều hành công việc chung của Văn phòng. Giúp việc Chánh Văn phòng Trung ương Đảng có các Phó Chánh Văn phòng.

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng được ký thừa lệnh Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số văn bản như: Thông báo, điện mật, công văn... chỉ đạo công tác và chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; được yêu cầu các ban, ngành, cấp ủy đảng cung cấp các thông tin cần thiết cho việc theo dõi nắm tình hình chuẩn bị các đề án, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng được cử chuyên viên nghiên cứu thuộc các vụ chức năng tham dự các cuộc họp triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, chủ trương công tác của các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi được phân công theo dõi.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, Văn phòng Trung ương Đảng xây dựng Quy chế làm việc, các quy trình công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung "Văn phòng trung ương Đảng là gì? Quy định hiện hành về văn phòng trung ương Đảng là gì". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Hình thức kỷ luật khi đảng viên vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là gì ?

Luật Minh Khuê - Sưu tầm và biên tập

Video liên quan

Chủ Đề