Châu á chiếm bao nhiều diện tích đất nổi trên Trái Đất

Những câu hỏi như châu Á gồm những nước nào? diện tích, tiếp giáp với đại dương nào, châu lục nào được rất nhiều bạn đọc gửi thư cho chúng tôi. Mọi người chắc hẳn đều nghe qua 6 Châu lục trên thế giới. Bao gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Nam Cực. Trong đó, Châu Á cũng có thể gọi là Á Châu là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới. 

Châu Á có diện tích là bao nhiêu?

Tổng diện tích của Châu Á bao phủ 8,7% tổng diện tích Trái Đất, lên đến hơn 44,4 triệu km2, đại bộ phận khu vực Châu Á nằm ở Bắc Bán Cầu và Đông Bán Cầu. Về mặt địa lí, phía Tây Châu Á tiếp giáp với hai châu lục lớn là Châu Phi và Châu Âu, kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích Đạo.Châu Á tiếp giáp với 3 đại dương: Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.

Châu Á có mấy đới khí hậu

Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến Xích Đạo nên khí hậu Châu Á chia thành nhiều đới. Khí hậu Châu Á gồm các đới: Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo. Tuy nhiên kiểu khí hậu phổ biến ở Châu Á là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. Khí hậu gió mùa ở Châu Á phân bố ở các khu vực: Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

Châu Á là nơi có thiên nhiên đa dạng, là một trong những lí do thu hút hầu hết dân cư đến sinh sống. Số lượng người sinh sống ở Châu Á lên đến 4 tỷ người, chiếm khoảng 60% dân số trên thế giới. ‘’Thiên thời, địa lợi, nhân hòa’’- Câu nói này quả thật không sai khi nói đến Châu Á.

Châu Á gồm những nước nào?

Châu Á hiện tại có 50 quốc gia, chia ra làm 6 khu vực: Đông Á, Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á và Bắc Á và Nam Á.

Đông Á 

Bao gồm 5 quốc gia là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những đất nước đang phát triển về nền kinh tế. Tổng diện tích tầm 11,8 triệu km2, hơn 1,6 tỉ người sinh sống tại Đông Á. Đông Á có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú đặc biệt là than đá, than chì, sắt, đồng, vàng, dầu thô, magnesit, molypden, stibium, tungsten. Đông Á là quê hương của nhiều cây trồng như nhân sâm, lúa gié, củ mài, cây vải, lúa tắc, lúa tám đen, đậu nành, cỏ gai, cây trà, tung dầu, long nhãn, quýt hồng, cây sơn. Trong đó, lúa thóc chiếm trên 40% tổng sản lượng lúa thóc trên thế giới, lá trà chiếm trên 25% tổng sản lượng trên thế giới, đậu nành chiếm 20% tổng sản lượng. Sản lượng của tơ tằm, cải dầu, mía, mè, bắp và đậu phộng chiếm địa vị trọng yếu trên thế giới. 

Tây Á

Còn được gọi là Tây Nam Á, là vùng đất nằm phía Tây của Châu Á bao gồm 19 quốc gia là Jordan, Thổ Nhĩ Kì, Iran, Israel, Iraq, Cộng hòa Síp, Liban, Syria, Pakistan, Kuwait, Gruzia, Azerbaijan, Armenia, Qatar, Bahrain, Arabi Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Oman và Yemen. Diện tích Tây Á khoảng 6 triệu km2, với dân số hơn 300 triệu người. Vùng đất ven bờ biển Địa Trung Hải và Biển Đen cùng với vùng núi phía Tây của Tây Á có khí hậu Địa Trung Hải. Vùng cao nguyên rộng lớn và các mạch núi trải dài phía Bắc có khí hậu khô hạn, phía Nam là khu vực sa mạc rộng lớn, các cao nguyên phía Đông và nội lục địa có khí hậu thảo nguyên và sa mạc nhiệt đới. Trữ lượng và sản lượng dầu thô vô cùng lớn khiến đây được ví như rốn dầu của thế giới. Tây Á nổi tiếng với các loại gia súc như ngựa Arabi, lạc đà Arabi, dê Angora, thỏ Angora…

Đông Nam Á

Đông Nam Á chỉ vùng đất phía Đông Nam của Châu Á, gồm các nước như Việt Nam, Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Brunei và Đông Timor. Diện tích của Đông Nam Á tầm 4,5 triệu km2, hơn 650 triệu người sinh sống. Đông Nam Á là một trong những vùng đất có núi lửa nhiều nhất trên thế giới. Trong các nước, Indonesia là nước có nhiều núi lửa nhất trên thế giới, được gọi là “đất nước núi lửa

Trung Á

Trung Á vùng đất nằm ở trung tâm của châu Á gồm 5 quốc gia có cái tên tương đối giống nhau là Kazakhstan, Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Vùng đất phía đông nam Trung Á là vùng đồi núi thường xuyên bị động đất. Các khu vực còn lại chủ yếu là đồng bằng và sa mạc với khí hậu khô cằn. Các loại khoáng sản thiên nhiên gồm dầu thô, khí thiên nhiên, than đá, đồng, chì, kẽm, lưu huỳnh, thủy ngân, mirabilit đóng vai trò quan trọng trong kinh tế khu vực.

Nam Á

Nam Á gồm 9 quốc gia là Nepal, Ấn Độ, Afghanistan, Bhutan, Maldives, Sri Lanka, Pakistan và Bangladesh. Diện tích khoảng 5,1 triệu km2. Dân số khoảng 1,8 tỉ người.

Trong số các quốc gia Nam Á, Bhutan từng được đánh giá là quốc gia hạnh phú nhất châu Á. Maldives là một quốc đảo xinh đẹp, nổi tiếng khắp thế giới.

Bắc Á

Bắc Á chính là vùng đất Siberia của nước Nga. Với

  • Phía tây là đồng bằng Tây Siberia
  • Ở giữa là cao nguyên Trung Siberia
  • Phía đông là vùng núi Viễn Đông.

Châu Á tiếp giáp với đại dương nào?

Châu Á tiếp giáp với 3 đại dương là:

  • Bắc Băng Dương
  • Thái Bình Dương
  • Ấn Độ Dương

Bạn có thể tìm hiểu thêm về đại dương nào lớn nhất thế giới

Châu Á giáp với các châu lục nào?

Nằm gần như hoàn toàn ở Bắc Bán cầu và Đông bán cầu, châu Á nằm trên lục đía Á Âu do đó, nó nằm tiếp giáp với châu Âu. Ngoài ra, nó còn tiếp giáp với châu Phi.

Qua bài viết này, IAS Links đã giới thiệu đến các bạn, châu Á gồm những nước nào, giáp châu lục nào, đại dương nào, diện tích là bao nhiêu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy gửi thư chúng tôi sẵn sàng giải đáp ngay khi có thể. Thân ái.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

Câu 1: Châu Á là châu lục ... *

1 điểm

A. Chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất.

B. Một bộ phận của lục địa Á Âu.

C. Tất cả đều đúng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 2: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào? *

1 điểm

A. Bắc Băng Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương,

D. Ấn Độ Dương.

Câu 3: Diện tích phần đất liền của Châu Á tính luôn diện tích các đảo rộng khoảng là bao nhiêu? *

1 điểm

B. 41,5 triệu km2.

C. 42,5 triệu km2.

D. 43,5 triệu km2.

D. 44,4 triệu km2.

Câu 4: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là bao nhiêu km? *

1 điểm

A. 8.200km

B. 8.500km

C. 9.000km

D. 9.500km

Câu 5: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào? *

1 điểm

A. Trung tâm lục địa

B. Ven biển

C. Ven các đại dương

D. Tất cả đều sai

Câu 6: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á? *

1 điểm

A. Châu Á có nhiều hệ thống núi; sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.

B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.

Câu 7: Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á là ..... *

1 điểm

A. Hi-ma-lay-a

B. Côn Luân

C. Thiên Sơn

D. Cap-ca

Câu 8: Đồng bằng n

ào sau đây không thuộc châu Á? *

1 điểm

A. Đồng bằng Tây Xi-bia.

B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung Tâm.

D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 9: Những khoáng sản quan trọng nhất của châu Á là ..... *

1 điểm

A. Dầu mỏ, khí đốt.

B. Than, sắt.

C. Crôm và các kim loại màu như đồng, thiếc.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: Việt Nam nằm ở phía nào của châu Á? *

1 điểm

A. Bắc Á

B. Đông Á

B. Đông Nam Á

B. Nam

Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, với diện tích sau châu Á và châu Mỹ. Diện tích khoảng 30.244.050 km² [11.677.240 m²] bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 800 triệu dân sinh sống ở 54 quốc gia, nó chiếm khoảng 1/7 dân số thế giới. Châu Phi cũng là châu lục nóng nhất trên thế giới.

   Châu Phi có các mặt tiếp giáp với các biển và đại dương lớn trên thế giới: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, biển Đỏ. Phía Đông Bắc, châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất Xuy-ê. Đường bờ biển ít bị cắt xẻ, rất ít vịnh biển, đảo và bán đảo. Châu Phi là 1 lục địa giàu tài nguyên. Tuy nhiên, châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội như: sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân, xung đột sắc tộc, chính phủ yếu kém, trình độ dân trí thấp, đại dịch AIDS,…. Bên cạnh đó, hiện nay nền kinh tế châu Phi cũng đang có những thay đổi tích cực hơn. Sự tăng trưởng kinh tế đã diễn ra trên khắp lục địa, với hơn một phần ba các quốc gia châu Phi có tỷ lệ tăng trưởng 6% hoặc cao hơn, và 40% tăng trưởng khác từ 4% đến 6% mỗi năm”

Nguồn: //vi.m.Wikipedia.org.

a. Dựa vào tập bản đồ địa lí 7 trang 10 và thông tin trong đoạn văn trên, em hãy cho biết diện tích và vị trí tiếp giáp của châu Phi?

b. Đọc đoạn văn trên và cho biết những nguyên nhân nào làm kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội ở châu Phi.

“Châu Phi là lục địa đông dân thứ hai trên thế giới, sau châu Á. Với diện tích khoảng 30,3 triệu km² bao gồm các đảo liền kề, nó chiếm 6% tổng diện tích bề mặt Trái đất và 20% diện tích đất liền. Với hơn 1,3 tỷ người tính đến năm 2021, chiếm khoảng 17,52% dân số thế giới.

  Dân cư châu Phi phân bố rất không đều. Nhiều vùng rộng lớn hầu như không có người như vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri…Hầu hết các vùng duyên hải ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi, ven vịnh Ghi-nê và nhất là thung lũng sông Nin, dân cư tập trung rất đông.  Tuy đa số dân cư sống ở nông thôn nhưng châu Phi vẫn có nhiều thành phố. Các thành phố lớn của châu Phi thường là các thành phố cảng.”

Nguồn: //vi.m.Wikipedia.org.

a. Dựa vào thông tin trong đoạn văn trên, em hãy cho biết dân cư châu Phi phân bố như thế nào?

b. Đọc tập bản đồ địa lý 7 trang 13, em hãy kể tên các thành phố ở châu Phi có số dân từ 5 triệu người trở lên.

Video liên quan

Chủ Đề