Chỉ catgut bao lâu thì tiêu

  • 12:00 16/03/2022
  • Xếp hạng 4.96/5 với 20282 phiếu bầu

Chỉ tự tiêu có thể được sử dụng để khâu vết thương hoặc vết mổ phẫu thuật. Một số vết thương hoặc vết mổ được khâu lại bằng việc dùng các mũi khâu tự tiêu ở bên dưới bề mặt, một số trường hợp khác có thể không dùng được chỉ tự tiêu. Tỷ lệ khâu vết thương bằng chỉ tự tiêu để lại sẹo cao hơn khâu bằng chỉ thường nên chúng thường được sử dụng khâu trong. Các mũi khâu bằng chỉ tự tiêu sẽ tự biến mất vào một khoảng thời gian nhất định.

Hiện nay, chỉ tự tiêu được dùng phổ biến trong việc khâu miệng các vết thương, chủ yếu được làm từ các sợi tổng hợp hữu cơ. Chúng sẽ tự tiêu bằng cách thực hiện quá trình thủy phân sau một thời gian dùng loại chỉ này để khâu vết thương. Tùy vào đặc điểm và vị trí của các vết thương sẽ quyết định loại chỉ tự tiêu phù hợp được sử dụng.

Thông thường với các vết thương trên bề mặt da, các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng loại chỉ thông thường để khâu và sau một thời gian sẽ cắt chỉ vì tỷ lệ để lại sẹo của loại chỉ này thấp hơn so với chỉ tự tiêu. Với các vết thương tại các cơ quan bên trong, chỉ tự tiêu luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Những vết thương lâu lành, cần nhiều thời gian để lành hẳn, nên dùng chỉ tự tiêu.

Sử dụng chỉ tự tiêu trong phẫu thuật sẽ giúp người bệnh giảm được sự đau đớn.


Chỉ tự tiêu giúp người bệnh giảm đau đớn trong phẫu thuật

Loại chỉ khâu vết thương được sử dụng cho các trường hợp cụ, một số có thể được lựa chọn do sở thích của bệnh nhân và sự chỉ định của bác sĩ. Chỉ tự tiêu được sử dụng trong trường hợp không cần chăm sóc, theo dõi vết thương.

Khâu vết thương bằng chỉ tự tiêu được sử dụng trong một số trường hợp sau đây:

  • Nhổ răng: sử dụng chỉ tự tiêu để khâu vết thương sau khi nhổ răng chẳng hạn như nhổ răng khôn để các mô nướu được trở lại vị trí ban đầu. Số lượng mũi khâu sẽ dựa trên kích thước của vạt mô và nhu cầu của từng người.
  • Sinh mổ: một số bác sĩ lựa chọn phương án dùng ghim trong khi phần lớn các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng chỉ tự tiêu để khâu vết mổ sau sinh. Theo các nhà nghiên cứu, khâu vết mổ cho phụ nữ sau sinh bằng chỉ tự tiêu làm giảm tới hơn 57% các biến chứng có thể xảy ra do vết thương so với những người phụ nữ khâu vết mổ bằng ghim.
  • Cắt bỏ khối u vú: nếu bạn bị ung thư vú, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u, mô xung quanh và có thể là một số hạch bạch huyết.
  • Phẫu thuật thay khớp gối: có thể sử dụng chỉ tự tiêu để khâu vết thương trong phẫu thuật thay khớp gối. Thường, chỉ tự tiêu sẽ được sử dụng khâu trong để giảm sẹo. Vật liệu của chỉ tự tiêu được dùng trong phẫu thuật chỉnh hình như phẫu thuật đầu gối là polydioxanone. Những vết khâu này có thể mất khoảng 6 tháng để chỉ tự tiêu hoàn toàn biến mất.

Trong nhổ răng, bác sĩ cũng sử dụng chỉ tự tiêu

Hầu hết, chỉ tự tiêu sẽ tự tiêu trong vòng một hoặc hai tuần, mặc dù có thể quá trình này đã diễn ra một vài tuần trước khi chỉ biến mất hoàn toàn. Một số trường hợp có thể kéo dài trong vài tháng để chỉ tự tiêu biến mất.

Chỉ tự tiêu luôn luôn được vô trùng một cách tuyệt đối, thành phần bao gồm:

  • Vật liệu polyme tổng hợp chẳng hạn như polydioxanone, axit polyglycolic, polyglyconate và axit polylactic
  • Vật liệu tự nhiên: chẳng hạn như chỉ catgut tinh khiết

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian để các mũi khâu bằng chỉ tự tiêu được phá vỡ và biến mất bao gồm:

  • Phương pháp phẫu thuật được lựa chọn và loại vết thương được khâu
  • Mũi khâu được dùng để khâu vết mổ hoặc vết thương
  • Vật liệu dùng để khâu vết thương
  • Kích thước chỉ khâu được sử dụng

Thời gian để chỉ tự tiêu hòa tan có thể dao động từ vài ngày đến một vài tuần, thậm chí vài tháng.

Ngay cả khi bạn chăm sóc kỹ vết khâu thì vẫn xảy ra tình trạng bị nhiễm trùng, bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau ngày càng tăng
  • Đỏ xung quanh vết thương
  • Vết thương bị sưng lên
  • Vết khâu có mủ hoặc chảy máu
  • Vết khâu có mùi hôi
  • Sốt

Nếu thấy dấu hiệu bị nhiễm trùng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.

Ngay cả khi sử dụng chỉ tự tiêu cũng có thể bị nhiễm trùng

Sau khi khâu vết thương, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách để chăm sóc vết khâu nhanh lành. Chỉ tự tiêu biến mất phụ thuộc vào vết thương của bạn sâu đến đâu, vết thương ở đâu và loại vết khâu đã được sử dụng.

Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ về việc chăm sóc các mũi khâu:

  • Bạn không nên gãi bởi hành động này có thể ảnh hưởng đến vết khâu
  • Không nên bơi cho đến khi chỉ tự tiêu biến mất
  • Khi vết khâu bị ướt, nên lau khô bằng khăn sạch
  • Tránh va đập ở khu vực vết khâu
  • Luôn giữ vết khâu sạch sẽ để tránh nhiễm trùng

Chỉ tự tiêu có thể tự phá vỡ và biến mất sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện chăm sóc vết khâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhằm đảm bảo vết thương nhanh lành và tránh tình trạng nhiễm trùng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Quý khách có thể đến đặt lịch trực tiếp tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc theo danh sách TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, webmd.com, nhs.uk


XEM THÊM:

  “Chỉ tự tiêu bao lâu thì tiêu hết hoàn toàn” là câu hỏi mà đa phần các người bệnh đều quan tâm sau khi tiến hành thủ thuật và dùng chỉ tiêu để khâu vết thương.

  Dù là một trong những loại chỉ khâu được sử dụng phổ biến, nhưng vẫn có không ít người cảm thấy tò mò về thời gian sử dụng của loại chỉ này, cũng như lo ngại liệu có thể xảy ra tình trạng chỉ tự tiêu không tiêu? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc về các vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi thông qua bài viết sau đây.

Chỉ tự tiêu là gì?

  Trong quá trình thực hiện thủ thuật, một khâu quan trọng không thể thiếu đó chính là tiến hành khâu vết thương. Nhưng việc dùng chỉ để đóng miệng vết thương hoặc vết mổ cũng được phân làm nhiều loại, thường sẽ dựa trên tính chất của chỉ như tiêu hay không tiêu và một hay nhiều sợi.

  Trong đó, loại chỉ được ưa chuộng nhất chính là chỉ tự tiêu nhờ ưu điểm tự biến mất và người bệnh không cần lo ngại về vấn đề cắt chỉ. Đây là loại chỉ khâu thường hay dùng trong y tế và được tạo thành bởi các vật liệu đặc biệt như collagen trong ruột cừu và bò, protein từ động vật và polyme tổng hợp, tất cả thành phần này đều có thể được phân huỷ và hấp thụ bởi cơ thể con người. Thông thường, khi loại chỉ có khả năng phân huỷ và mất đi tác dụng chịu lực trong 60 ngày thì được xem là chỉ tự tiêu, việc phân huỷ sẽ tuỳ thuộc vào khả năng chịu lực và các mức độ khác nhau trong quá trình sử dụng.

  So với loại không tiêu, chỉ tự tiêu có khả năng chịu lực và thời gian duy trì ngắn hơn nhưng lại ít phản ứng với tác động từ ngoại lực, giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc bị đào thải. Dựa vào những yếu tố tiện ích và an toàn của loại chỉ này mang lại, khiến không ít cơ sở y tế đã gần như hoàn toàn áp dụng chúng so với loại chỉ rút thông thường, mang đến sự hỗ trợ đắc lực trong quá trình phẫu thuật và hồi phục vết thương cho người bệnh.

Chỉ tự tiêu được dùng khi nào?

  Ngoài việc giảm thiểu công đoạn cắt chỉ, loại chỉ này còn giúp hạn chế được phần nào khả năng để lại sẹo và nguy cơ gây nhiễm trùng.

  Tuy nhiên, việc lựa chọn loại chỉ khâu còn phải dựa trên vị trí, kích thước và mức độ sâu của vết thương mà chuyên gia mới tiến hành áp dụng.

  Bởi ở những nơi ngoài da, chỉ rút sẽ được ứng dụng nhiều hơn do độ chắc của chỉ khi tiếp xúc với các ngoại lực đến từ bên ngoài. Trường hợp dùng chỉ tự tiêu, thường sẽ được lựa chọn trong việc khâu các vết thương tổn ở mô mềm và ít chịu sự tác động hơn.

  Việc sử dụng chỉ tự tiêu thường được áp dụng cho các trường hợp như sau:

- Vùng da dễ lành như ở mặt giúp hạn chế sẹo xấu.

- Làm liền vết rách ở niêm mạc miệng hoặc ở lưỡi.

- Cắt bao quy đầu, khâu âm đạo và tầng sinh môn.

- Phẫu thuật ghép da, ổ bụng, rách cơ và mô liên kết.

Chỉ tự tiêu bao lâu thì hết hoàn toàn?

  Quá trình phân huỷ của chỉ tự tiêu sẽ chịu tác động từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như: Thủy phân, sự phân hủy enzim và khả năng phân giải protein. Thông thường, trong quá trình hồi phục vết thương, chỉ tự tiêu sẽ giữ các liên kết giữa các mô đủ lâu để chúng tự lành sau đó sẽ tự tiêu biến mà không để lại bất kỳ vật chất nào lại trên mô tế bào, thường quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian tầm 8 – 10 tuần.

  Tuy nhiên, thời gian tự tiêu còn tùy thuộc khá nhiều vào chất liệu, mức độ thương tổn và thể trạng của từng người. Người bệnh có thể tham khảo thời gian duy trì của từng loại chỉ tự tiêu:

  • Chỉ polydioxanone: 90 ngày.
  • Chỉ phẫu thuật polyglactin: 90 ngày.
  • Chỉ simple catgut: 70 ngày.
  • Chỉ polyglecaprone: 20 ngày.

  Thông thường, chu kỳ bán rã của chỉ tự tiêu thường kéo dài khoảng 1 – 2 tuần với khả năng giữ đạt mức 20 - 30%, trong hai tuần kế tiếp sẽ xảy ra quá trình phân huỷ mạnh mẽ và sau đó sẽ được hấp thu hoàn toàn trong vòng 100 ngày. Trong thời gian ban đầu khi mới sử dụng, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng phản ứng nhưng việc này chỉ mang tính tạm thời, sau khi bước vào giai đoạn tái hấp thu thì chỉ còn lại các mô liên kết bình thường.

Chỉ tự tiêu không biến mất thì sao?

  Về mặt lý thuyết, việc khâu bằng chỉ tự tiêu sẽ không yêu cầu người bệnh phải quay về cơ sở y tế để tiến hành cắt do bản thân chỉ đã có khả năng tự phân huỷ. Tuy nhiên, vẫn sẽ có trường hợp không thể tự hấp thụ các thành phần khiến cho chỉ bị giữ lại một phần trên cơ thể và có thể gây viêm nhiễm hoặc không.

  Sau khi trải qua 100 ngày nhưng thấy chỉ chưa tiêu hết, người bệnh nên tìm đến phòng khám hoặc trung tâm uy tín để tiến hành cắt chỉ. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, vì bản chất của chỉ tự tiêu không hề có tính nguy hiểm đối với cơ thể. Hơn nữa, người bệnh vẫn có thể tiến hành cắt chỉ tự tiêu tương tự như việc cắt chỉ khâu bình thường.

  Khi tiến hành khâu, vết khâu được sẽ được chuyên gia khâu một cách khéo léo và có phần nới lỏng, để ngay khi hết tình trạng sưng và các tế bào lành như ban đầu thì có thể được cắt dễ dàng thông qua các mũi khâu lộ ra bên ngoài.

  Trong quá trình làm lành vết thường, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và đau nhức, người bệnh nên lưu ý một số nhắc nhở sau:

  • Che chắn kín vết khâu nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời.
  • Tuyệt đối không đè lên vết khâu vì điều này có thể khiến vết thương bị hở và bị nhiễm trùng.
  • Tuân theo hướng dẫn của chuyên gia trong việc chăm sóc vết thương. Để làm sạch, nên rửa xà phòng và nước cẩn thận tại vết khâu ngoài da, sau đó lau nhẹ nhàng để làm khô và đeo băng mới. Trường hợp bị bẩn hoặc ướt thì nên thay băng khác nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

  • Luôn giữ vết thương khô ráo và tránh đụng nước trong vòng 12 – 24 giờ sau khi khâu.
  • Nhằm hạn chế việc ngâm nước khiến vết thương xảy ra bất thường, người bệnh nên dùng vòi sen thay vì tắm bồn. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, sốt hoặc chảy mủ máu thấm cả băng thì nên quay lại cơ sở để khử trùng và tiến hành khâu lại.

  “Chỉ tự tiêu bao lâu thì tiêu hết hoàn toàn” là điều mà bài viết đã cung cấp đến cho mọi người, mong rằng người bệnh sẽ hiểu rõ hơn về chỉ tự tiêu và có được hướng giải quyết khi xảy ra tình huống bất thường sau khi thực hiện khâu bằng loại chỉ này.

  Nếu còn muốn tư vấn về các vấn đề liên quan, có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE bên dưới hoặc gửi tin đến KHUNG CHAT, chúng tôi sẽ hỗ trợ ngay khi nhận được tin của bạn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT

[Được sở y tế cấp phép hoạt động]

Hotline tư vấn miễn phí:02862857515

Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chủ Đề