Nên đọc chú Đại Bi bao nhiêu lần

Cần làm thế nào để tụng chú Đại Bi được linh nghiệm?

"Không phải ai trì chú Đại Bi cũng tăng trưởng công đức, cũng được chư Thiên, Thiện Thần đi theo bảo hộ. Có người tụng hàng nghìn biến một ngày nhưng cũng không được hộ trì. Bởi người này không có công đức chân thật, không có thiện tâm. Người học Phật cần phải minh bạch điều này."

Chú Đại Bi là bài chú nổi tiếng thuộc Pháp môn Mật tông. Theo Pháp môn này, những câu chú là tên của các vị Bồ tát, các vị Kim Cương, các vị Thần, các vị Hộ Pháp. Vì thế nhiều người cho rằng khi tụng chú Đại Bi, sẽ được chư Thiên, thiện thần gia hộ. Vậy quan điểm này có thực sự đúng? Và tụng như thế nào để thực sự mang lại lợi ích cho chính mình và cho mọi người?

>>> Niệm là gì? Cách niệm để được Phật độ

Người nào tụng chú Đại Bi sẽ được lợi ích?

Tụng thần chú, mật chú trong đó có chú Đại Bi là pháp môn tu của Phật giáo và phát triển ở Tây Tạng. Những năm gần đây, nhiều Phật tử nghĩ rằng tụng chú Đại Bi sẽ được Bồ Tát Quán Thế Âm gia hộ nên rất chăm chỉ tụng chú. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc tụng trên miệng mà không thực hành giáo Pháp của Phật. Trong một buổi chia sẻ Sư Phụ dạy: “Nguyên tắc trì thần chú nói chung hay chú Đại Bi nói riêng phải đảm bảo yếu tố Tam mật Gia trì tức là tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý. Khi tam nghiệp trang nghiêm; chuyên tâm trì chú sẽ sinh ra năng lực, năng lực này có sức mạnh. Việc tụng chú Đại Bi là dành cho hành giả tu tập để thực hành tâm đại bi. Người nào đang thực hành quán tâm từ bi khi tụng chú sẽ được lợi ích. Còn chúng ta ở ngoài đời vẫn còn tâm tham, sân, si, tụng chú mong cầu việc ác sẽ có tác dụng ngược lại”. Người đệ tử Phật khi thân, khẩu, ý còn ác, cầu việc bất thiện thì trì chú Đại Bi không có lợi ích. Vì vậy, trước khi trì chú, người hành giả phải thực tập quán tâm từ bi để thể nhập được tâm đại bi. Khi đó, nhất tâm trì chú mới sinh ra công đức phước báu cho chính mình. Sư Phụ cũng căn dặn người nào chưa thể nhập được tâm đại từ bi thì không nên đặt nặng vấn đề phải tụng chú Đại Bi trong tu tập.

Người trì tụng chú Đại bi phải là người tịnh ba nghiệp thân, khẩu và ý

>>> Phóng sinh – Nét đẹp từ bi của người con Phật

Người tụng chú Đại Bi mong cầu chư Thiên gia hộ có được không?

Ngày nay, nhiều Phật tử tụng chú Đại Bi mong cầu hết khổ, được chư Thiên chư thần gia hộ. Từ đó nhiều người ngày đêm trì chú, tụng niệm. Trong một bài giảng, Sư Phụ dạy: “Một người muốn được người khác đến bảo vệ thì người ấy phải như thế nào? Người này phải có công đức gì đó. Ví như ông Thủ tướng đi khảo sát thì xe lớn xe bé đi theo bảo vệ. Còn mình là dân thì có ai đến bảo vệ không? Trong kinh Phật nói: “Cả đàn bò 500 con cũng chỉ có một người trông nom. Còn một ông vua mà đi thì lính trước, lính sau tháp tùng bảo vệ. Chúng ta biết điều đó phụ thuộc vào phước báu và oai lực của từng người. Không phải tụng một bài chú mà được chư Thiên, chư Thần đi theo để bảo vệ. Cho nên phải tu tập chân thật, có công đức. Có công đức thì chư Thiên, chư Thần kính nể ở cái đức của mình. Gọi là: “Đức trọng quỷ thần kinh”.

Quan niệm tụng chú Đại bi mong cầu hết khổ là không đúng giáo lý đạo Phật

Từ lời dạy trên Sư Phụ chúng ta hiểu rằng, một người muốn được chư Thiên hộ trì, bảo hộ cần phải chân thật tu hành, thực hành lời Phật dạy thì mới lợi ích tốt đẹp.

Trì chú Đại Bi để làm lợi ích cho người mất có đúng không?

Sư Phụ từng dạy: “Tụng chú Đại Bi phải nhập vào tâm từ bi, phải tu tâm từ bi thì tụng mới được”. Người tụng chú phải luôn lấy tâm từ bi làm gốc. Nếu thực hành được tâm từ bi, giữ tâm thanh tịnh, chú tâm để trì chú thì sẽ rất có lợi ích. Sư Phụ dạy: “Chúng ta trì chú cho vong linh họ cũng không hiểu. Bây giờ, chúng ta thử trì chú cho huynh đệ xem có chuyển biến không? Trì chú phải là người thể nhập được vào tâm đại bi thì trì chú mới có công hiệu. Nếu tâm mình còn đầy rẫy tham, sân, si ác tâm, ác hại trì chú thì không ăn thua”.

>>> Rải tâm từ bi đến mọi người – kinh Nikaya giảng giải

Nếu thực hành được tâm từ bi, giữ tâm thanh tịnh, chú tâm trì chú Đại bi sẽ rất có lợi ích cho kẻ còn và người mất

Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy để làm lợi ích cho kẻ còn người mất chúng ta nên tụng kinh, lễ Phật, “niệm Phật” làm các việc phước báu, bố thí, cúng dường, phóng sinh hồi hướng cho người mất thì họ sẽ được hưởng phước báu. Bảy phần thì người mất được một, sáu phần người sống được hưởng. Sư Phụ chỉ dạy: “Để mang lại lợi ích cho gia tiên, tiền tổ của mình, chúng ta trước hết phải chăm chỉ đọc kinh sách của Phật từ đó, tư duy, tu tập, thực hành. Sau đó, hồi hướng công đức, phước báu thực hành Pháp đến cho gia tiên, tiền tổ. Hơn thế nữa, chúng ta có thể khấn thỉnh gia tiên bình thường trong những ngày cúng, lễ, mở băng giảng Pháp của các Thầy, ai có duyên được nghe Phật Pháp cũng sẽ được lợi ích”.

>>> Hành trì kinh Địa Tạng Bồ tát bổn nguyện – phương pháp tu tập chuyển hóa khổ đau

Từ những lời dạy của Sư Phụ về cách tụng chú Đại Bi, mong rằng các Phật tử sẽ có tư duy đúng đắn để không bị rơi vào tà kiến. Chúc quý Phật tử ứng dụng lời Phật dạy một cách chân thật để có lợi ích cho bản thân gia đình và xã hội.

Hạnh Từ

Tụng Trì Chú Đại Bi I. Trước hết bạn nên thanh tịnh nơi thân, tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo gọn gàng sạch sẽ. Bạn chọn một nơi yên tĩnh, quang đãng, sạch sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mãi dễ chịu. Bạn có thể đối trước bàn thờ Phật hoặc đối trước ảnh Phật hoặc đối trước tượng Phật… Một bức ảnh bé có hình Đức Phật cũng đủ rồi. II. Đảnh lễ tam bảo, Quán Thế Âm Bồ Tát rồi chúng sanh [Quỳ lạy]. Con xin cung kính đảnh lễ Chư Phật mười phương [1 lạy]. Con xin cung kính đảnh lễ Pháp mười phương [1 lạy]. Con xin cung kính đảnh lễ các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cùng Tăng sư và các vị theo học đạo Phật [1 lạy]. Tôi xin cung kính đảnh lễ tất thảy các vị chúng sanh khác [1 lạy] mong các vị cùng tôi tu tập đoạn trừ hết phiền não, khổ đau mà sớm an lạc tự tại. Rồi phát nguyện sau đây. Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau biết tất cả pháp. Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm được mắt trí huệ. Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau độ các chúng sanh. Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm được phương tiện khéo. Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau lên thuyền bát nhã. Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm được qua biển khổ. Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau được đạo giới định. Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm lên non Niết Bàn. Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau về nhà vô vi. Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm đồng thân pháp tánh. Nếu con hướng về nơi non đao, non đao tức thời liền sụp đổ. Nếu con hướng về lửa, nước sôi, nước sôi, lửa cháy tự khô tắt. Nếu con hướng về cõi địa ngục, địa ngục liền mau tự tiêu diệt. Nếu con hướng về loài ngạ quỷ, Ngạ quỷ liền được tự no đủ. Nếu con hướng về chúng Tu La, Tu la tâm ác tự điều phục. Nếu con hướng về các súc sanh, súc sanh tự được trí huệ lớn. Kế đến lại xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Nam Mô A Di Đà Phật [21 lần]. Rồi Chú Đại Bi. Khi tụng Chú Đại Bi thì tâm luôn nghĩ về một điều gì đó. Có thể là bệnh tật nơi thân mà hình dung đang được chữa bệnh. Có thể là khổ nơi những người thân mà hình dung ra đang đọc tụng ngay họ Có thể là khởi lòng thương sót những con vật sắp bị đưa đi giết thịt mà hình dung bên cạnh chúng đọc tụng cho chúng nghe. Có thể là khởi lòng thương sót chúng sanh đang đọa đày ở các cõi Địa ngục, Ngã quỷ.. mà hình dung với thân trang nghiêm cao lớn với ánh sáng từ bi soi tới thân họ mà đọc tụng Chú Đại Bi để độ thoát họ. Có thể thấy cha mẹ, ông bà người thân già yếu mà tụng Chú Đại Bi sống khỏe mạnh, đi nhẹ nhàng . Có thể thấy những người thân hay làm những việc bất thiện mà tụng Chú Đại Bi để họ có thể tỉnh ngộ có cơ duyên được học đạo Phật. ….. Các bạn có thể hình dung tới những điều trên hoặc do mong muốn của các bạn. Nhưng chỉ nghĩ về một. Duy trừ điều bất thiện Chú Đại Bi là vạn năng, là vi diệu phương tiện giúp các bạn hoàn thành tất cả mọi thứ .

III. Chú Đại Bi [gồm 84 câu là 84 danh hiệu phật] [không đọc các số thứ tự].

Chú Đại Bi có 84 câu, mỗi câu đều có uy lực không thể nghĩ bàn. Hòa Thượng Tuyên Hóa bảo: “Tụng Chú Đại Bi mà đúng như pháp thì khi bạn tụng chú: Trời đất đều chấn động, cả pháp giới chuyển rung. Trên thông cả cõi trời, dưới thấu khắp cả các cõi giới địa ngục. Khắp cả mọi pháp giới, trời người đều cảm thông và tán dương công đức.”

Nếu như bạn có thể ăn chay giữ giới thì cảnh giới khi tụng chú là Bất khả tư nghì. Ngay khi bạn bắt đầu trì tụng, do uy lực của chú: Trên hư không có hóa thân chư Bồ Tát cùng vô lượng chư thiên, Thiên Long, cùng thần Mẫu Nữ và quyến thuộc đến chứng minh gia bị. Phía bên dưới là vô biên chúng Quỷ Thần hội tụ, chắp tay nghe pháp.

*

Khi bạn đọc chú lên thì tất cả đều hoặc đứng hoặc quỳ, đồng chắp tay lắng nghe. Cũng lúc ấy, “nơi Địa ngục liền đình chỉ tất cả hình phạt trị tội. Toàn bộ kẻ thọ hình đều quỳ tại đó chắp tay hướng lên nghe Chú Đại Bi. Khi bạn tụng chú xong, thì nơi địa ngục bắt đầu hành hình lại, nhưng mức độ giảm đi; người thọ hình chịu thống khổ cũng nhẹ hơn”.

Trong nghi thức tụng hầu hết các kinh luôn có mặt Chú Đại Bi. Sở dĩ có việc này là do mật ý của chư Tổ, muốn nương uy lục của chú bảo vệ cho người tụng khỏi các ma chướng. Một ý nhỏ nhiệm như thế thôi, cũng đủ để ta thấy uy lực vô tiền khoáng hậu của Chú Đại Bi.

Cách Tụng Chú Đại Bi Tại Nhà

Chú Đại Bi

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

  1. Nam mô hắc ra đát na, đá ra dạ da.
  2. Nam mô a rị da
  3. Bà lô Yết đế thước bát ra da
  4. Bồ đề tát đỏa bà da.
  5. Ma ha tát đỏa bà da
  6. Ma ha ca lô ni ca da.
  7. Án
  8. Tát bàn ra phạt duệ
  9. Số đát na đát tỏa.
  10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
  11. Bà lô Yết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
  12. Nam mô na ra cẩn trì
  13. Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
  14. Tát bà a tha đậu du bằng
  15. A thệ dựng.
  16. Tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà đà
  17. Ma phạt đặc đậu
  18. Đát điệt tha, Án
  19. A bà lô hê
  20. Lô ca đế
  21. Ca ra đế.
  22. Di hê rị
  23. Ma ha bồ đề tát đỏa
  24. Tát bà tát bà
  25. Ma ra ma ra
  26. Ma hê ma hê, rị đà dựng.
  27. Câu lô câu lô kiết mông
  28. Độ lô độ lô phạt xà da đế
  29. Ma ha phạt xà da đế.
  30. Đà ra đà ra
  31. Địa rị ni
  32. Thất Phật ra da
  33. Giá ra giá ra.
  34. Ma mạ phạt ma ra
  35. Mục đế lệ
  36. Y hê y hê
  37. Thất na thất na.
  38. A ra sâm Phật ra xá lợi
  39. Phạt sa phạt sâm
  40. Phật ra xá da.
  41. Hô lô hô lô ma ra
  42. Hô lô hô lô hê rị
  43. Ta ra ta ra.
  44. Tất rị tất rị
  45. Tô rô tô rô
  46. Bồ đề dạ, bồ đề dạ.
  47. Bồ đà dạ, bồ đà dạ
  48. Di đế rị dạ
  49. Na ra cẩn trì
  50. Địa rị sắt ni na.
  51. Ba dạ ma na
  52. Ta bà ha
  53. Tất đà dạ
  54. Ta bà ha.
  55. Ma ha tất đà dạ
  56. Ta bà ha.
  57. Tất đà du nghệ
  58. Thất bàn ra dạ
  59. Ta bà ha.
  60. Na ra cẩn trì
  61. Ta bà ha.
  62. Ma ra na ra
  63. Ta bà ha.
  64. Tất ra tăng a mục khư da
  65. Ta bà ha.
  66. Ta bà ma ha, a tất đà dạ
  67. Ta bà ha.
  68. Giả kiết ra a tất đà dạ
  69. Ta bà ha.
  70. Ba đà ma kiết tất đà dạ
  71. Ta bà ha.
  72. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ
  73. Ta bà ha.
  74. Ma bà rị thắng yết ra dạ
  75. Ta bà ha.
  76. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
  77. Nam mô a rị da
  78. Bà lô kiết đế
  79. Thước bàn ra dạ
  80. Ta bà ha.
  81. Án tất điện đô
  82. Mạn đa ra
  83. Bạt đà dạ.
  84. Ta bà ha.

05 Điều Điều Cần Biết Khi Tụng Chú Đại Bi.

1. Ai có thể tụng và Ngày tụng bao nhiêu biến?

Hòa Thượng Tuyên Hóa bảo: “Thần chú này khả năng cứu khổ ban vui cho mọi chúng sinh nên gọi là Chú Đại Bi. “ Bi” có công năng làm cho mọi khổ nạn của chúng sinh được tiêu trừ. Trong đó chủ yếu nhất là công năng chữa lành mọi bệnh tật.” Cho nên bất luận bạn có phải là Phật tử hay không đều có thể trì tụng được. Bất kể là bạn bị bệnh gì, nếu bạn trì niệm Chú Đại Bi, thì mọi bệnh khổ đều được tiêu trừ!

Bạn đọc hết một lần chú thì gọi là tụng 1 biến chú. Theo kinh dạy thì mỗi ngày nên tụng tối thiểu là 05 biến, nếu có điều kiện tụng nhiều hơn càng tốt.  Lại bạn nên học thuộc lòng để tụng là tốt nhất. Bởi thuộc lòng mà tụng thì tâm dễ chuyên nhất, ít vọng niệm.

2. Về vệ sinh thân thể và ăn uống.

Theo Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni: Người tụng chú đại bi cần tuyệt đối kiêng ăn Ngũ Vị Tân. Trước khi tụng nên đánh răng, tắm rửa sạch sẽ, quần áo dài gọn gàng.

Để được lợi ích nhất khi tụng Chú Đại Bi, bạn nên ăn chay và giữ dìn 5 giới căn bản. Bởi nếu ăn chay được thì nhanh được cảm ứng, mọi mong cầu đều nhanh được thành tựu. Cho nên nếu như đang gấp cầu điều gì đó thì nên phát nguyện ăn chay trong thời gian tụng để nhanh được thành tựu.

Nếu không ăn chay thì tuy vẫn tụng được, nhưng sẽ lâu được cảm ứng và dễ phát sanh chướng ngại. Bạn tụng chú lâu ngày mà không “thấy” gì là bởi không bỏ mặn ăn chay nên chậm được cảm ứng, chớ chẳng phải do chú không linh! Cần hết sức lưu ý ở điểm này.

3. Tụng thế nào khi nhà không có bàn thờ Phật.

Bởi là “Quảng Đại Viên Mãn Đà Ra Ni” cho nên nhà không có bàn thờ Phật thì bạn ngoảnh mặt sang hướng Tây mà trì tụng. Nếu bạn ở trọ chật hẹp thì chỉ cần ngồi một góc nào đó sạch sẽ là được. Tụng chú quan trọng nhất ở tâm chí thành khẩn thiết. Nếu giữ được tâm thanh tịnh thì bạn ngồi nơi đâu và hướng nào cũng tụng được. Trong nghịch cảnh mà phát được cái tâm tụng chú, phước đức vô lượng vô biên.

4. Về cách ngồi tụng và Cảnh giới phát sinh.

Tụng chú mà tâm lực kiên định thì quỳ tụng là có công đức lớn nhất. Nếu không quỳ được thì bạn ngồi kiết già hoặc bán già, tay kiết Tam muội ấn mà tụng là được. Đại Bi Ấn chỉ dùng cho người giữ giới tinh nghiêm và chuyên tu mà thôi, không nên lạm dùng.

Khi tụng chú mà tâm sanh vọng niệm thì cứ mặc kệ, đừng để ý và cũng đừng lo lắng. Khi bạn chuyên cần tụng một thời gian, vọng niệm sẽ tự ít dần đi. Nếu trong lúc tụng phát sanh các cảnh giới như: Ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt; đỉnh đầu như có kiến bò; xung quanh có những tín hiệu lạ…bạn nên mặc kệ, đừng quan tâm đến. Tập trung tâm trí tụng là quan trọng nhất. Cảnh giới dù thiện cảnh hay ma cảnh, nếu ta không để ý đến từ nó tự mất. Đừng chấp tâm vào đó là đúng pháp, nếu chấp tâm vào đó sẽ dễ bị thử thách.

5. Nên tụng chú Đại Bi bằng tiếng Việt hay tiếng Phạn.

Tụng chú Đại Bi bằng tiếng Việt là tốt nhất, lợi lạc cho bạn và cho các chúng sanh trong cõi vô hình. Bạn đừng nghe những lời xằng bậy, kiểu như tụng bằng tiếng Phạn tốt hơn tiếng Việt. Không có chuyện ấy đâu! Nếu thật thế thì việc gì chư Tổ sư phải lao tâm khổ tứ để phiên dịch Kinh, chú?

Tụng chú cảm ứng hay không do tâm chí thành khẩn thiết, do ăn chay giữ giới mà ra, chớ không phải ở nơi cửa miệng. Nhiều người không hiểu điều này, truyền bá xằng bậy khiến người sơ cơ chẳng biết thế nào là đúng. Thật vô cùng đáng trách!

Cách Tụng Chú Đại Bi Tại Nhà

Chư Tổ bảo: “Chú Đại Bi trăm vạn kiếp khó gặp. Người chẳng có duyên sâu với Phật, e rằng đến tên chú còn chẳng được nghe, nói chi đến có phước mà trì tụng.” Nay bạn có phước được thân người, lại duyên may gặp được Chú, nếu chẳng phát tâm trì tụng, thật uổng phí một kiếp làm người.

Người tại gia thân vướng lưới thế gian. Cuộc sống còn mưu sinh với trăm mối lo toan, ngàn nẻo buộc ràng. Lại gia quyến cháu con bận buộc, muốn trì tụng chú đại bi tại nhà đúng như pháp, thật cũng không dễ dàng gì. 

Tuy thế, pháp quý ở nơi chí tâm trì tụng, nếu tinh tấn hành trì, thì chỉ cốt yếu nhất ở nơi dụng tâm chí thành cung kính; còn hình tướng ở bên ngoài, gắng thanh tịnh được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Bạn cần phải nhớ rằng: Pháp tụng chú phải đọc tụng ra tiếng, không to không nhỏ; tiếng rõ ràng, không nhanh, cũng không nên quá chậm. Bởi tụng to quá dễ bị tổn khí, tụng nhỏ thì chúng sanh xung quanh khó nghe; tụng nhanh dễ thành tụng dối, mà tụng chậm thì dễ bị trệ, tạp niệm sanh khởi nhiều.

Tụng chú Đại Bi tại nhà bao gồm 6 bước.

Sáu Bước Tụng Chú Đại Bi Tại Nhà

1. Phát Nguyện:

Bạn chắp tay rồi phát nguyện tụng chú như sau:

“Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát[03 lần]. Nay con vì khắp pháp giới chúng sanh, vì linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con và hết thảy các chúng sanh có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay mà trì tụng chú Đại Bi. Con cầu nguyện Bồ Tát từ bi phóng quang, gia hộ cho hết thảy cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây phương Cực Lạc quốc. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát[03 lần].”

Tiếp theo bạn đọc bài kệ phát nguyện: 

*

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau biết tất cả pháp.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được mắt trí huệ.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau độ các chúng sanh,

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được phương tiện khéo.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau lên thuyền bát nhã.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được qua biển khổ,

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau được đạo giới định.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm lên non Niết Bàn.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau về nhà vô vi.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.

Nếu con hướng về nơi non đao,

Non đao tức thời liền sụp đổ.

Nếu con hướng về lửa, nước sôi,

Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.

Nếu con hướng về cõi địa ngục,

Địa ngục liền mau tự tiêu diệt,

Nếu con hướng về loài ngạ quỷ.

Ngạ quỷ liền được tự no đủ,

Nếu con hướng về chúng Tu La,

Tu la tâm ác tự điều phục,

Nếu con hướng về các súc sanh,

Súc sanh tự được trí huệ lớn.

2. Niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.

Bạn chắp tay niệm: Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.[khoảng 30 câu]

3. Niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật.

Bạn chắp tay niệm: Nam mô A Di Đà Phật.[khoảng 30 câu]

4. Tụng:

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát[03 lần]

5. Bạn kiết Tam Muội Ấn:

Tay trái đặt dưới tay phải, các ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón cái chạm vào nhau. Sau đó tụng ít nhất 5 biến chú theo bản chuẩn ở trên.[ Bắt đầu từ câu: Thiên thủ thiên nhãn]

6. Hồi hướng công đức.

Sau khi đã tụng bao nhiêu biến chú ấy rồi, bạn cần hồi hướng công đức để viên mãn thời khóa, bằng cách chắp tay đọc như sau: “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát[03 lần]. Con nguyện hồi hướng công đức tụng chú Đại Bi này cho Pháp giới chúng sanh, cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; và cho hết thảy các chúng sanh có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Nguyện cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây phương Cực Lạc quốc. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát[03 lần].”

[ Cách tụng chú Đại Bi tại nhà]

Video liên quan

Chủ Đề