Chí công vô tư là gì cho ví dụ

- Chí công vô tư thể hện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

- Ví dụ: An và Bình là đôi bạn thân. Tuy nhiên khi Bình vi phạm nội quy của lớp, An vẫn nghiêm khắc báo cáo hành động của bạn để cô giáo xử lí. Hành động đó của An thể hiện An là người chí công vô tư.

Nhận hối lộ chính là hành động không thể hiện chí công vô tư.

2. Ý nghĩa

- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát vùng lũ Bình Định

- Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.

Tổng Bí thư Đỗ Mười nói chuyện thân mật với nhân dân xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, ngày 1-11-1992. 

3. Cách rèn luyện

- Học sinh cần có thái độ ủng hộ, học tập và quý trọng người có phẩm chất chí công vô tư.

- Đấu tranh với những hành vi vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng khi giải quyết các công việc.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Đáp án:

Ví dụ về chí công vô tư:

+ Cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống bằng tài năng, trí lực của bản thân.

+ Luôn giải quyết mọi việc một cách công bằng không thiên vị.

Trái với chí công vô tư là gì? Ví dụ.

- Trái với chí công vô tư là giải quyết mọi việc không có công bằng, có thiên vị và không theo lẽ phải và đặt lợi ích của cá nhân lên đầu.

- Ví Dụ: 

+ Nói thì thể hiện chí công vô tư nhưng việc làm thì thể hiện sự tham lam, ích kỉ, đặt lợi ích cá nhân lên đầu [lời nói không đi đôi với việc làm].

- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

tải xuống [3]

- Nêu một ví dụ, có thể là: Một người cán bộ lãnh đạo biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến phê bình của cán bộ cấp dưới để cải tiến công tác lãnh đạo được tốt hơn; một học sinh không vì cảm tình riêng mà bỏ qua hoặc che dấu khuyết điểm cho bạn; một người dân hiến đất của gia đình để xây trường học cho trẻ em; ...

Bác Hồ dạy: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công, vô tư. Mình đã chí công, vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những đức tính tốt ngày càng thêm”. Vậy thế nào là chí công vô tư? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ cho Quý độc giả về nội dung này. Mời Quý vị theo dõi nội dung.

Khái niệm chí công vô tư

Chí công vô tư vừa là một bộ phận hình thành đạo đức cách mạng, vừa là phẩm chất cần có ở một người trong tất cả các hoạt động thực tiễn. Trong đó:

Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư đối với người, với việc, hay nói cách khác là “làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Như vậy, có thể hiểu chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân. Đây cũng là một trong các phẩm chất đạo đức cần có của một người cán bộ, đảng viên. Trong đạo đức cách mạng, chí công vô tư là luôn vì mọi người, luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên hàng đầu; khi khó khăn thì đi trước, hưởng thụ sau; không tham tiền tài, địa vị, danh vọng, chỉ có một mục đích cao nhất là làm sao để cuộc sống của nhân dân no đủ, hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

Những biểu hiện của chí công vô tư

Để giúp Quý độc giả nhận diện chí công vô tư, chúng tôi làm rõ một số biểu hiện của chí công vô tư đối với học sinh, sinh viên và cán bộ, công chức. Cụ thể như sau:

Đối với học sinh, sinh viên, chí công vô tư được thể hiện như sau:

– Không thiên vị, che giấu những hành vi sai trái của bạn bè;

– Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái vi phạm nội quy, báo cáo với thầy cô giáo để đưa phương án xử lý đúng đắn.

– Không im lặng, thờ ơ trước những hành vi sai trái, chưa đúng.

– Ủng hộ ý kiến đúng đắn góp phần xây dựng kỷ luật và phát triển phong trào của trường, lớp.

Đối với cán bộ, đảng viên, chí công vô tư được biểu hiện thông qua một số mặt sau:

– Luôn mẫu mực, công bằng, công tâm, không thiên vị, không vụ lợi;

Xem thêm:

– Đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên hàng đầu;

– Ủng hộ các các quan điểm, hành vi đúng đắn và phản đối, đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, chuyên quyền, độc đoán và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn thế nào là chí công vô tư? chúng tôi đưa ra một số ví dụ về chí công vô tư như sau:

– Trong học tập:

Ví dụ: Thành và Tâm là bạn học cùng lớp 10A6. Được sự tín nhiệm của các thành viên trong lớp, Thành được bầu là lớp trưởng. Thành là học sinh giỏi của lớp, luôn tuân thủ chặt chẽ nội quy của lớp và trường. Ngược lại, Tâm lại thường xuyên đi học muộn. Tuy nhiên, Thành không lợi dụng quyền hạn của mình để bao che cho Tâm. Khi Tâm mắc lỗi, Thành sẵn sàng phê bình bạn trước lớp. Việc làm đó, không chỉ là biểu hiện của chí công vô tư mà còn góp phần cho Tâm rút kinh nghiệm và đạt kết quả cao trong học tập.

– Trong cuộc sống:

Ví dụ: Ông Minh là cán bộ tư pháp hộ tịch xã H. Khi người thân đến thực hiện các thủ như khai sinh, đăng ký kết hôn,… vẫn phải thực hiện đúng quy định của pháp luật mà không có bất kỳ sự ưu tiên nào. Đây là một biểu hiện cơ bản về phẩm chất chí công vô tư của cán bộ, công chức.

Ý nghĩa của chí công vô tư

Thứ nhất: Đối với tập thể

Chí công vô tư là phẩm chất quan trọng đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mỗi người đều xem trọng lợi ích tập thể là nền tảng cơ bản để giúp cho tập thể phát triển bền vững. Từ đó, góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

Thứ hai: Đối với cá nhân

Chí công vô tư góp phần rất lớn đối với quá trình học tập, làm việc và rèn luyện của mỗi người. Trước hết, rèn luyện chí công vô tư góp phần vào quá trình tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện phẩm chất. Từ đó, phẩm chất chỉ công vô tư là điều kiện tiên quyết để tạo lòng tin đối với mọi người xung quanh. Những người có phẩm chất này nhận được sự tin cậy, kính trọng, có uy tín cao trong tập thể và cộng đồng. Từ đó, đòi hỏi mỗi người cần có ý thức tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tính chí công vô tư. Trong quá trình học tập, làm việc, chúng ta cần ủng hộ người có phẩm chất chí công vô tư. Đồng thời phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.

Qua những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn rằng, Quý vị khi tìm hiểu về chí công vô tư đã có cho mình câu trả lời thế nào là chí công vô tư? Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, phản hồi về nội dung bài viết của Quý độc giả.

Chủ Đề