Chỉ số đường huyết bất kỳ là gì

Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát, là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá bệnh tiểu đường. Phụ thuộc vào thời gian mắc tiểu đường, tại các thời điểm khác nhau, thì ngưỡng giá trị an toàn của chỉ số đường huyết sẽ không giống nhau.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI [glycemic index], là nồng độ đường glucose có trong máu. Glucose là loại đường đơn giản nhất, có trong các thực phẩm chứa tinh bột, đường như: gạo, sắn, ngô, khoai, các loại củ, các loại đường… Đây là nguồn cung cấp “năng lượng” chính, đảm bảo cho các hoạt động bình thường của cơ thể.

Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

Chỉ số đường huyết được đo như thế nào?

Chỉ số đường huyết trong cơ thể chúng ta không hề giống nhau ở các thời điểm trong ngày, nên để thống nhất, người ta sẽ dựa vào 4 xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: mẫu máu được lấy tại các thời điểm bất kỳ trong ngày.
  • Xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói: mẫu máu sẽ được lấy ít nhất 8h sau khi ăn.
  • Xét nghiệm chỉ số đường huyết qua dung nạp glucose: người cần xét nghiệm sẽ uống 75g glucose, sau đó lấy mẫu máu kiểm tra sau 2, 4, 6, 8h…
  • Xét nghiệm HbA1c: là giá trị phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng qua, cho kết quả chính xác, ít sai lệch.

Đơn vị đo đường huyết có thể tính bằng mg/dL hoặc mmol/l [1 mmol/l = 18 mg/dL]. Riêng HbA1c tại Việt Nam được tính bằng đơn vị %.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết của mỗi người không bao giờ duy trì ở một mức nhất định mà có sự biến động từ trước khi ăn đến sau khi ăn. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết GI an toàn của người bình thường là 70mg/dl, cao là từ 181 trở lên. Chỉ số đường huyết thay đổi trước khi ăn, sau khi ăn và phụ thuộc nhiều vào các loại thực phẩm mà bạn dung nạp trong bữa ăn.

Chỉ số đường huyết an toàn, bình thường

  • Đường huyết bình thường trong có thể rơi khoảng từ 70-99 mg/dL tương đương với 3.9 – 5.55 mmol/L.
  • Khi hoạt động bình thường, lượng đường trong máu phục hồi ở khoảng 82-110mg/dL tương đương với 4,4 – 6,1 mmol/L.
  • Đường huyết sau ăn 2h: đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L [140 mg/dL]

Chỉ số đường huyết chẩn đoán tiền tiểu đường

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 – 125 mg/dL tương đương với 5.6-6.9 mmol/L.
  • Chỉ số HbA1c: 5,7 – 6,4%.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199mg/dL tương đương với 7,8 – 11,0 mmol/L.

Chỉ số đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh đái tháo đường, chỉ số đường huyết của người bệnh sẽ như sau:

  • Thực hiện xét nghiệm đường glucose hai lần liên tiếp: >=126 mg/dL [7mmol/L]
  • Đường huyết ngẫu nhiên được do bất kỳ thời điểm nào trong ngày: >=200 mg/dL [11.1 mmol/L]
  • Chỉ số đường huyết trước bữa ăn: 4 – 7 mmol[72 mg/dL – 128mg/dl] cho những người bệnh loại 1 và loại 2.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn: dưới 9mmol/L [162 mg/dl] cho những bệnh nhân có loại 1 và 8,5mmol [153mg/dl] cho người bệnh loại 2.
  • Xét nghiệm HbA1c: >= 6,5%.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h [uống một lượng đường trước khi tiến hành]:

Chủ Đề