Nhiễm candida âm hộ và âm dạo n77.1 là gì

Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường trú ở da, niêm mạc ống tiêu hóa và niêm mạc cơ qua sinh dục. Bệnh do nấm Candida hay xuất hiện khi người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch [trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già, người bệnh mãn tính: tiểu đường, cao HA..., người sử dụng kháng sinh, Corticoid kéo dài, đặc biệt người nhiễm HIV/AIDS]. Ở những người bệnh này, bệnh thường tái diễn dai dẳng, hay tái phát, gây khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

BỆNH DO NẤM CANDIDA

I. ĐẠI CƯƠNG

Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường trú ở da, niêm mạc ống tiêu hóa và niêm mạc cơ qua sinh dục. Bệnh do nấm Candida hay xuất hiện khi người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch [trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già, người bệnh mãn tính: tiểu đường, cao HA..., người sử dụng kháng sinh, Corticoid kéo dài, đặc biệt người nhiễm HIV/AIDS]. Ở những người bệnh này, bệnh thường tái diễn dai dẳng, hay tái phát, gây khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nấm Candida thường gây bệnh ở da và niêm mạc dưới dạng nấm miệng, viêm âm hộ, âm đạo, viêm quanh móng.. .bệnh có thể lan tỏa vào máu gây nhiễm nấm hệ thống và có thể gây tổn thương các cơ quan: mắt, gan, lách. viêm màng não, não.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán sác định

*Nấm candida miệng:

-Tưa miệng rải rác hoặc liên kết lại với nhau thành từng mảng trắng ở niêm mạc miệng, lưỡi, họng thường không đau.

-khám họng thấy đốm hoặc đám giả mạc màu trắng, xốp, mủn, rễ bong ở lưỡi, lợi, mặt trong má, vòm họng, mặt trước amidal, thành sau họng.

-Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Chỉ soi cấy nấm khi lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không kết quả.

*Nấm candida thực quản:

-Thường gặp ở người nhiễm HIV khi có suy giảm miễn dịch nặng [ CD4 < 100/mm3].

- Dấu hiệu đặc trưng là khó nuốt, nuốt đau sau xương ức.

- Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Nội soi thực quản có thể thấy hình ảnh điển hình là các mảng trắng bám dọc và xung quanh thực quản. soi, cấy tìm nấm.

* Nhiễm nấm Candida hệ thống:

a.lâm sàng.

- Sốt

- Nhiễm trùng, nhiễm độc

- Nôn ói, đau đầu, lơ mơ, cổ cứng

- Gan to, lách to, viêm nội tâm mạc, viêm võng mạc, viêm phổi.

  1. cận lâm sàng.

+ cấy máu hàng ngày

  • soi tìm nấm

+ Đếm tế bào máu

+ XN sinh hóa: Đường máu, chức năng gan, thận, ion đồ, CRP...

+ miễm dịch: HIV, Procalcitonin để phân biệt với nhiễm trùng hệ thống do vi trùng + Chọc dịch não tủy XN trong trường hợp nghi viêm não, màng não do nấm + siêu âm, XQ, CT scaner

2.Chẩn đoán phân biệt:

-Nấm Candida miệng:

+ Bạch hầu: Bệnh hay gặp ở trẻ em không được tiêm phòng vaccine, bệnh có biểu hiện: sốt, hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc, khám họng có giả mạc dai, dính, khó bóc và thường có yếu tố dịch tễ.

+ Bạch sản dạng lông ở lưỡi: tổn thương là các khía rãnh ở hai bên rìa lưỡi, khó bong, đau.

-Nấm Candida thực quản: cần phân biệt với viêm thực quản do:

+ Viêm thực quản do Herpes simplex + viêm thực quản do Cytomegalovirus.

-Nhiễm nấm Candida hệ thống:

+ Nhiễm trùng huyết do các nguyên nhân khác là rất khó cần làm tất cả các XN cần thiết.

+ Viêm não, màng não do nấm Candida với viêm não, màng não do các nguyên nhân khác chọc dịch não tủy XN DNT: tế bào, sinh hóa, PCR lao, PCR Herpes, cấy phân lập nấm, soi. Chụp MRI não.

III. ĐIỀU TRỊ.

•Nấm candida miệng:

-Nhẹ: Nystatin 25000 UI pha trong 5ml nước rơ lưỡi hoặc sức miệng hàng ngày đến khi hết bọn trắng hoặc

-Nặng: Nystatin 500.000UI. trẻ em từ 15 tuổi trở lên và người lớn 2v x 3 lần/ngày x 14 ngày hoặc

-Fluconazole 100-150mg/ngày x 7 ngày hoặc -Ketoconazol 200mg 2 lần/ngày x 7 ngày hoặc •Nấm candida thực quản:

-Fluconazole 200-300mg/ngày x14 ngày hoặc -Ketoconazol 200mg 2 lần/ngày x 14 ngày hoặc -Itraconazol 400mg/ngày x 14 ngày

Nếu bệnh nhân không uống được, có thể đặt ống thông dạ dày và cho bệnh nhân uống thuốc trên qua ống. Trong tình trạng nặng dùng đường truyền tĩnh mạch như nhiễm nấm hệ thống.

•Nhiễm nấm hệ thống

  • Amphotericin B [AMB] 0,5- lmg/kg/ngày x 2 tuần hoặc khi bênh nhân uống được thay bắng thuốc uống . Bao giờ bắt đầu diều trị bắng AMB cũng bằng liều test [ 1mg pha trong dung dịch Glucoza 5% truyền trong vòng 30 phút], điều trị ban đầu liều hàng ngày từ 250microgam/kg tăng dần lên 1mg/kg/ngày

Để hạn chế phản ứng sốt rét run có thể cho BN uống paracetamol và kháng histamine trước khi truyền.

* Ngày thường điều trị bằng AMB lipid tăng hiệu quả điều trị và giảm độc tính + Sporanox [ Itraconazol]: 200mg x 2 lần/ngày IV x 2 ngày + 200mg/ngày IV x 5 ngày + uống tiếp 200mg/ngày x 2 tuần hoặc: 200mg x 2 lần/ngày IV x 2 ngày + 200mg/ngày IV x 3-14 ngày

Điều trị nấm hệ thống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, tùy từng trường hợp bác sĩ quyết định điều trị thuốc kháng nấm đơn thuần hay kết hợp với kháng sinh diệt vi trùng.

Kinh nghiệm chọn bệnh:

-Sốt ≥ 38° c kéo dài 3 ngày sau khi đã điều trị kháng sinh phổ rộng hoặc giảm sốt trong 3 ngày điều trị nhưng bị sốt trở lại.

-Bạch cầu trung tính< 0.5* 109 tế bào/L.

Ngưng thuốc cũng dựa vào kinh nghiệm lâm sàng là chính:

-Hết sốt → 3 ngày

-Bạch cầu trung tính > 0.5* 109 tế bào/L.

-Cấy nấm hàng ngày [-]

VI. PHÒNG BỆNH

-Tăng cường miễn dịch cơ thể. Vệ sinh cá nhân.

-Loại bỏ những yếu tố nguy cơ: Hạn chế đặt ông thông, nhiễm trùng bệnh viện.

-Bênh nhân HIV/AIDS cần điều trị sớm và tuân thủ tốt thuốc ARV.Có thể điều trị dự phòng nấm đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị BỆNH NỘI KHOA” Bênh viện Bạch Mai- Hà Nội năm 2012, trang 708-710.

2. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS”. Quyết định 3003-BYT,19/8/2009. Nhà xuất bản Y học, trang 30.

Chủ Đề