Chỉ số đường trong máu bao nhiêu là cao năm 2024

Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là đường huyết giúp chẩn đoán một số bệnh lý về sức khỏe trong đó có tiểu đường.

Glucose là gì?

Glucose là nguồn năng lượng chính của các tế bào, nó được sản sinh ra từ những loại thực phẩm mà con người tiêu thụ mỗi ngày. Khi thiếu glucose, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh. Trong nhiều trường hợp có thể bị ngất, đây là tình trạng hạ đường huyết, thường xảy ra khi đói. Việc thiếu hụt hay dư thừa glucose đều có thể gây ra các vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy việc định lượng glucose trong máu bất thường cần được phát hiện sớm.

Định lượng glucose trong máu có thể cho biết nồng độ glucose trong máu là bao nhiêu. Điều này giúp bác sĩ có thể hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Ở những thời điểm khác nhau, kết quả định lượng glucose cũng sẽ khác nhau.

TS.BS Trần Thị Thúy Hằng giải đáp thông tin về chỉ số glucose trong máu.

Chỉ số glucose trong máu giúp chẩn đoán bệnh gì?

Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết. Nếu thông qua kết quả định lượng glucose cho thấy người bệnh mắc tiểu đường, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp nhằm kiểm soát tốt bệnh đường huyết. Đồng thời phòng tránh nguy cơ nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu máu và rất nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Các phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc.

Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?

Ở những thời điểm khác nhau, chỉ số glucose trong máu cũng có thể khác nhau. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, định lượng glucose máu được đánh giá ở mức bình thường khi kết quả nằm trong khoảng 3.9 mmol/l−5.6 mmol/l khi đói. Trong trường hợp đường máu bất kỳ nhỏ hơn 7.8mmol/l cũng được xem là bình thường. Khi đường máu bất kỳ lớn hơn 11mmol/l thì có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Khi chỉ số glucose trong máu bất thường, có thể là tăng đường máu hoặc hạ đường máu.

Những nguyên nhân gây tăng nồng độ glucose máu

Các nguyên nhân chính thường gặp gây tăng nồng độ glucose máu bao gồm:

- Lấy bệnh phẩm xét nghiệm sau khi bệnh nhân ăn.

- Bệnh nhân đái tháo đường.

- Bệnh nhân có bệnh lý tuyến tụy như viêm tụy cấp hay mạn hay có khối u tụy.

- Bệnh nhân gây mất bù tạm thời như nhiễm trùng, chấn thương, stress có thể gây tăng đường huyết.

- Các nguyên nhân liên quan đến hormone như thừa adrenalin, thừa hormone tăng trưởng.

Một số đối tượng nên xét nghiệm chỉ số glucose theo chỉ định của bác sĩ.

Những nguyên nhân gây giảm nồng độ glucose trong máu

Các nguyên nhân chính thường gặp gây giảm nồng độ glucose máu bao gồm:

- Người ăn uống kém, hoặc suy dinh dưỡng

- Tăng tiết insulin

- Giảm đường máu

- Dùng quá liều thuốc

Ai nên xét nghiệm Glucose?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, với những người lớn trên 35 tuổi không có yếu tố nguy cơ nên được sàng lọc tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2.

Hoặc với những phụ nữ có kế hoạch mang thai cũng nên được xét nghiệm đường máu để dự đoán nguy cơ đái tháo đường thai kỳ hay không.

Trong trường hợp một số bệnh nhân khi thăm khám lầm sàng có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm glucose để có thể chẩn đoán bệnh.

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Đây là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuỵ không sản sinh đủ insulin cho cơ thể hoặc các tế bào của cơ thể không sử dụng được insulin cho các hoạt động chuyển hoá. Trong cả hai trường hợp, lượng glucose máu không được hấp thụ sẽ dần tích tụ làm glucose trong máu sẽ ngày càng tăng cao hơn ngưỡng bình thường. Hậu quả của tình trạng tăng glucose máu kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương các mô, hệ cơ quan trong cơ thể. Đây là biến chứng của bệnh tiểu đường như suy thận, mù loà, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cắt cụt chi…

Tiểu đường là rối loạn chuyển hóa cần được kiểm soát và theo dõi thường xuyên để đảm bảo lượng đường trong máu luôn ở trong mức an toàn.

Câu hỏi nhiều người đặt ra, là khi xét nghiệm chỉ số nào cho thấy cơ thể mắc bệnh tiểu đường. Bởi trên thực tế, rất nhiều người bệnh đi khám vì mờ mắt, nhiễm trùng bàn chân, lao phổi… mới phát hiện cơ thể đang mắc bệnh tiểu đường. Khi mới mắc bệnh tiểu đường, đa số người bệnh không có biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt mà phải đi khám sàng lọc để phát hiện. Người bệnh cần phải xét nghiệm máu để phát hiện bệnh tiểu đường. Khi có một trong các chỉ số bất thường sau sẽ được bác sĩ sẽ chẩn đoán mắc tiểu đường.

+ Chỉ số glucose máu lúc đói ≥ 7.0 mmol. Glucose máu lúc đói là glucose máu được xét nghiệm sau khi bệnh nhân nhịn ăn > 8-14 giờ. + Chỉ số glucose máu bất kì ≥ 11.1 mmol/l, bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường như sụt cân, khát nước, tiểu nhiều và thèm ăn. + Chỉ số glucose máu sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥ 11.1 mmol/l; + Chỉ số HbA1c ≥ 6,5%.

Ai được chỉ định xét nghiệm định lượng glucose?

Tiểu đường là rối loạn chuyển hóa cần được kiểm soát và theo dõi thường xuyên để đảm bảo lượng đường trong máu luôn ở trong mức an toàn. Xét nghiệm định lượng glucose là xét nghiệm đường huyết lúc đói [FPG] để đo lượng đường trong máu. Xét nghiệm này chủ yếu được thực hiện để chẩn đoán và quản lý bệnh tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ. Đôi khi, xét nghiệm này cũng được sử dụng để kiểm tra tình trạng hạ đường huyết [glucose trong máu quá thấp]. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng đang ngày càng gia tăng, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Bệnh tiểu đường có thể tồn tại trong nhiều năm mà không có triệu chứng nào hoặc triệu chứng không rõ ràng.

Vì vậy mà xét nghiệm này được đưa vào chương trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm để kịp thời phát hiện chỉ số đường huyết bất thường. Nhất là ở những đối tượng nguy cơ của bệnh tiểu đường bao gồm: Người trên 45 tuổi, thừa cân béo phì, người rối loạn lipid máu [triglyceride và/hoặc cholesterol LDL cao], người lối sống ít vận động, người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2, người tăng huyết áp, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, người tiền tiểu đường [có lượng đường trong máu cao nhưng chưa cao đến mức có thể chẩn đoán là tiểu đường], người có tiền sử ngưng thở khi ngủ.

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm này nếu nghi ngờ một người bị bệnh tiểu đường. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tiểu đường là: Thường xuyên thấy khát nước và cơn khát tăng dần; khô miệng, đi tiểu thường xuyên, giảm cân không rõ nguyên nhân, đói nhiều hơn; các vết thương lâu lành.

Phụ nữ đang mang thai cũng nên làm xét nghiệm này để tầm soát, đặc biệt là phụ nữ mang thai có các yếu tố nguy cơ tiểu đường là: hội chứng tiền tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang, thừa cân béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.

Chỉ số HbA1c cho biết lượng đường trong máu trung bình trong 3 tháng qua.

Người bệnh tiểu đường cần biết chỉ số HbA1C của mình

Đo chỉ số HbA1c khác với đo đường huyết vì đường huyết chỉ phản ánh tình trạng lượng đường trong máu tại thời điểm đo, còn chỉ số HbA1c đo tỷ lệ phân tử haemoglobin trong máu liên kết với đường trong khoảng thời gian lên đến 3 tháng. Nói cách khác, chỉ số HbA1 phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong vòng 3 tháng trước đó, và mục tiêu này ở các người bệnh tiểu đường phải là < 7%. HbA1C cao hơn phối hợp với tăng nguy cơ bị các biến chứng mờ mắt, suy thận, thần kinh, hôn mê nhiễm toan và các biến chứng tim mạch.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ [ADA], chỉ số HbA1c ở người bình thường là < 5,7%. Tuy nhiên, mức HbA1c an toàn cho người bình thường nên giữ ở mức [5,5%]. Đối với những cá nhân có chỉ số HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %, đây là giai đoạn tiền đái tháo đường, có nguy cơ phát triển thành đái tháo đường týp 2. Mức HbA1c trên 6,5% hoặc cao hơn là mức của bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy người bệnh tiểu đường cần biết chính xác kết quả HbA1C của mình để điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc.

Chủ Đề