Trẻ từ bao nhiêu tuổi phải đội mũ bảo hiểm năm 2024

Ghi nhận tại một trường Tiểu học ở xã Vạn Thọ [huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa] vào giờ tan trường, không ít phụ huynh đến trường đón con nhưng bản thân lại “quên” đội mũ bảo hiểm. Bố mẹ không đội mũ bảo hiểm và những đứa trẻ ngồi phía sau cũng không mũ bảo hiểm.

Ở xã Vạn Thọ có những con đường hẹp, phương tiện giao thông đông, cũng có tuyến đường vừa nâng cấp mở rộng thông thoáng, nhiều người điều khiển phương tiện dễ chủ quan tăng tốc. Đi xa hay gần thì rủi ro tai nạn cũng dễ chực chờ.

Hơn 1.000 người tử vong do tai nạn giao thông trong hai tháng đầu năm nay. Dù các địa phương đã có nhiều giải pháp, nguy cơ tai nạn giao thông vẫn còn rất cao trên nhiều tuyến đường. Điều này đòi hỏi càng phải tăng cường biện pháp cơ bản để giảm nguy cơ tử vong nếu xảy ra tai nạn giao thông đó là đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, ở không ít vùng quê, dù người lớn biết tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm nhưng lại chưa có thói quen đội mũ bảo hiểm cho con em.

Mỗi năm, gần 2.000 trẻ em tử vong do tai nạn giao thông, tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi chiếm 13,4% số ca chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Những con số mang tính cảnh báo này cũng chính là lời nhắc nhở rằng phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi trên mô tô, xe máy. Đây là cách để đảm bảo an toàn cho trẻ em và tạo nề nếp chấp hành Luật Giao thông từ khi còn là đứa trẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

- Bộ Giao thông đưa vào dự thảo quy định buộc trẻ em đội mũ bảo hiểm từ 6 tuổi trở lên dựa trên căn cứ khoa học nào?

- Hiện có 2 luồng ý kiến đang được thảo luận. Đó là buộc trẻ từ 3 tuổi trở lên đội mũ bảo hiểm và từ 6 tuổi trở lên.

Từ 3 tuổi trở lên vì các cháu đã có thể ngồi xe gắn máy nên cần được bảo vệ khi tham gia giao thông. Ý kiến khác là từ 6 tuổi, các cháu bắt đầu đi học, tham gia giao thông bằng xe gắn máy nhiều. Độ tuổi này các cháu cũng đã tự ý thức được việc cần phải đội mũ bảo hiểm.

- Theo quan điểm của Bộ trưởng thì nên bắt đầu cho trẻ đội mũ từ mấy tuổi?

- Quan điểm riêng của tôi thì nên cho trẻ đội từ 3 tuổi trở lên vì sẽ an toàn cho trẻ hơn. Các chuyên gia nước ngoài cũng cho rằng nên áp dụng từ 3 tuổi.

- Nhiều ý kiến cho rằng, trẻ em đội mũ bảo hiểm sẽ bị ảnh hưởng tới đốt sống cổ, ông nghĩ sao?

- Đó là điều đáng quan ngại, song các chuyên gia y tế cho rằng, chưa có bằng chứng nào cho thấy đội mũ bảo hiểm có thể ảnh hưởng tới đốt sống cổ trẻ em. Tất nhiên là với mũ đạt chất lượng, còn mũ bảo hiểm không được kiểm định, quá nặng với trẻ thì có thể ảnh hưởng. Với trẻ nhỏ tuổi quá thì không nên áp dụng, ví như 6 tháng hay 1 tuổi mà bắt đội mũ thì không hợp lý.

- Một số cảnh sát giao thông cho rằng khó phát hiện trẻ theo đúng tuổi để tiến hành xử phạt, ý kiến ông thế nào?

- Đúng là mọi việc không đơn giản, cũng có khó khăn cho cảnh sát giao thông và người dân bởi chả nhẽ lúc nào cũng phải mang giấy khai sinh đi đường. Tôi nghĩ về kinh nghiệm thì cảnh sát giao thông có thể xác định được, với các tình huống cụ thể mà không xác định được thì có thể yêu cầu xuất trình giấy khai sinh.

Trẻ em cần được bảo vệ khi tham gia giao thông. Ảnh: Hoàng Hà

- Nhiều phụ huynh cho rằng khó bắt trẻ nhỏ đội mũ bảo hiểm, ông nghĩ sao?

- Đó là suy nghĩ không đúng, thực tế các cháu rất thích đội mũ bảo hiểm. Tôi đã từng đến các mẫu giáo, khi thấy các bạn có mũ mà mình không có là trẻ khóc ngay. Tại các lớp mẫu giáo có chương trình chơi và học về giao thông, các cháu đều rất hưởng ứng. Nếu thực hiện tốt từ bây giờ thì các thế hệ sau rất có ý thức chấp hành Luật giao thông.

- Thời gian vừa qua đã có nhiều cuộc vận động trẻ em đội mũ song hiệu quả chưa cao, Bộ trưởng có thể lý giải tại sao?

- Trước tiên là người lớn phải thay đổi nhận thức. Để tuyên truyền mũ bảo hiểm cho người lớn đã mất cả chục năm. Do vậy, hiệu quả hay không là do người lớn quyết định việc đội mũ cho trẻ thôi.

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã tặng khá nhiều mũ cho trẻ tại các trường mẫu giáo. Đội mũ, một mặt giảm thiểu tai nạn nếu không may xảy ra, song quan trọng hơn là rèn suy nghĩ chấp hành pháp luật từ trẻ nhỏ. Từ lúc còn nhỏ đến 14 tuổi, khi trẻ em chính thức tham gia giao thông thì đội mũ sẽ trở thành thói quen tốt, chứ không cần đi vận động như người lớn hiện nay.

- Luật giao thông đường bộ sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7, liệu Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có ban hành kịp hay không?

- Chúng tôi đang lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước, trình Bộ tư pháp thẩm định, cố gắng trình Chính phủ ban hành trong tháng 7.

Chủ Đề