Chỉ số hp bao nhiêu dẫn dến ung thư năm 2024

Vi khuẩn HP [Helicobacter pylori] là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề dạ dày như viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày. Nhiễm HP là yếu tố nguy cơ cao nhất của ung thư dạ dày, tăng tỷ lệ ung thư dạ dày gấp 6 lần so với thông thường và được tìm thấy ở hầu hết các bệnh nhân bị ung thư dạ dày tại Việt Nam.

Tìm hiểu về vi khuẩn HP:

Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn gram âm vi ái khí, có kích thước ngắn từ 0,2 - 0,5 um, có 4 - 6 chiên mao. Vi khuẩn chủ yếu sống trong lớp chất nhầy của dạ dày, một số ít bám dính trên bề mặt niêm mạc. Hình dạng xoắn và các chiên mao giúp cho vi khuẩn di chuyển trong lớp chất nhầy. HP có 2 dạng tồn tại: dạng xoắn khuẩn là dạng hoạt động có khả năng gây bệnh và tiết ra men urease; dạng cầu khuẩn là dạng vi khuẩn tồn tại khi ở trong điều kiện không thuận lợi và không tiết men urease. Một trong những đặc tính sinh hóa nổi bật của HP là vi khuẩn sản xuất rất nhiều men urease. Đây là một trong những cơ chế quan trọng giúp vi khuẩn có thể cư trú được ở dạ dày nhờ thủy phân Ure thành NH3 để tạo môi trường đệm. Do đó HP là vi khuẩn duy nhất có thể sống trong môi trường acid của dạ dày. Sự phát triển và hoạt động của chúng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm - loét dạ dày, tá tràng. Nếu không can thiệp sớm, bệnh có thể diễn tiến mạn tính, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, và là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. Phần lớn nhiễm HP đều tồn tại ở dạng mãn tính, và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Theo thống kê, trong số những người nhiễm, có khoảng 10% phát triển thành loét dạ dày tá tràng, khoảng 1-3% phát triển thành ung thư biểu mô tuyến dạ dày và < 0,1% gây ra Lymphoma dạ dày [MALT].

50% dân số nhiễm vi khuẩn H.P: Tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm HP. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, thói quen sinh hoạt, chất lượng sống, khu vực địa lý. Theo thống kê mới nhất, 50% dân số trên thế giới bị nhiễm HP . Tại Việt Nam, tỷ lệ này là khoảng 70%, và 84% ung thư dạ dày do vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP chủ yếu lây truyền qua:

Đường phân – miệng: HP được tìm thấy trong phân người bệnh, mật độ vi khuẩn cao trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy hoặc sử dụng các thuốc làm tăng PH dạ dày.

Đường miệng – miệng: HP được tìm thấy trong nước bọt và cao răng người bệnh.

Đường dạ dày – miệng: HP có thể lây từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác khi sử dụng các ống soi dạ dày không được vô khuẩn tốt. Thói quen ăn chung, uống chung, dùng chung nước chấm…

Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm HP cao do thói quen ăn uống chung giữa các thành viên trong gia đình, thói quen uống chuyền ly, gắp thức ăn mời khách trong các bữa tiệc, liên hoan.

Các phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn HP:

Hầu hết các trường hợp bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP đều không có triệu chứng điển hình. Ở một số người, khuẩn này gây tổn thương dưới dạng viêm loét hoặc ung thư dạ dày với những triệu chứng với mức độ khác nhau:

  • Cảm thấy đau hoặc khó chịu ở thượng vị.
  • Bụng đầy, chướng.
  • Chán ăn.
  • Ăn cảm thấy nhanh no.
  • Thường xuyên buồn nôn, nôn.
  • Phân đen do ổ loét dạ dày bị chảy máu hoặc xuất huyết từ khối u

Vì vậy, để xác định chính xác có nhiễm vi khuẩn HP dạ dày hay không, bạn cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra phát hiện sự có mặt của vi khuẩn HP gồm:

  • Phương pháp xâm lấn: Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày, tá tràng để đánh giá tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng, tình trạng viêm teo niêm mạc cũng như các tổn thương ung thư, tiền ung thư để theo dõi và phẫu thuật sớm. Trong lúc nội soi, bác sĩ sẽ sinh thiết tổn thương nghi ngờ để tiến hành xét nghiệm urease nhanh, sinh thiết mô gửi giải phẫu bệnh hoặc nuôi cấy vi khuẩn.
  • Phương pháp không xâm lấn: Đối với phương pháp này, bác sĩ có thể xác định được người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần nội soi dạ dày, tá tràng. Phương pháp không xâm lấn bao gồm 3 cách là: xét nghiệm hơi thở 13C/14C, xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân, xét nghiệm tìm kháng thể HP trong máu [huyết thanh chẩn đoán IgG]

Không phải mọi trường hợp nhiễm H.P diễn tiến ung thư dạ dày:

Vi khuẩn HP được Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế [UICC] xem như là thủ phạm số một gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo rằng điều trị tiệt trừ HP sẽ làm giảm ung thư dạ dày. Cần phải khẳng định rằng vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, chứ không phải cứ có vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như độc tính của vi khuẩn, cơ địa của mỗi người, chế độ ăn uống,... Hiện nay có khoảng trên 300 chủng loại HP khác nhau được chia làm 3 nhóm chính: không độc, có đặc tính độc vừa [gây loét, viêm dạ dày] và có đặc tính độc mạnh [gây ung thư như Lymphoma, Adenocarcinoma]. Tuy nhiên, chỉ một số loại mang gen CagA là có độc lực mạnh và không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, khuẩn HP còn có thể làm tăng nguy cơ của nhiều loại ung thư đường tiêu hóa khác như ung thư thực quản, ung thư ruột, ung thư hạch. Để biết dạng HP mình mắc có thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA không người bệnh chỉ cần làm xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám uy tín. Thực tế cho thấy có đến 80% người trên 50 tuổi nhiễm khuẩn HP nhưng trong số đó không phải ai cũng bị ung thư dạ dày.

Cách phòng ngừa và điều trị vi khuẩn HP:

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, nên tiến hành cách ly, không dùng chung đồ ăn,

  • Thực hiện vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Những người bị bệnh viêm loét dạ dày cần: Ăn uống khoa học, không nên ăn quá no, cũng không nên để đói quá. Tập thể dục thường xuyên. Tránh căng thẳng. Ngủ đủ giấc. Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh ăn các loại đồ ăn khó tiêu hoặc quá cứng cũng như những thực phẩm có độ acid quá cao,...Tránh rượu bia.

Việc điều trị vi khuẩn HP phòng ngừa ung thư dạ dày là rất cần thiết. Đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, việc điều trị nhiễm HP giúp giảm hơn một nửa nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Khi điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP nên nội soi dạ dày ít nhất 1 lần/năm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn trang bị cơ sở vật chất hiện đại giúp phát hiện và điều trị sớm viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP:

  • Với hệ thống nội soi dạ dày, đại tràng CV 170 có độ phân giải cao HD và chế độ nhuộm màu NBI đặc biệt giúp chẩn đoán sớm. Nội soi là tiêu chuẩn vàng cho thăm khám, đánh giá, điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Từ đó, các bác sỹ có thể quan sát thấy các thương tổn rất nhỏ, chỉ vài milimet, có thể sinh thiết tìm tế bào ung thư, lấy mô chẩn đoán vi trùng trong dạ dày hoặc cắt polyp để phòng ngừa ung thư đại tràng khi thực hiện nội soi đại tràng.
  • Xét nghiệm hơi thở là phương pháp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H. pylori hiện đại và thông dụng nhất vì độ chính xác cao [95-99%], nhanh gọn, không xâm lấn [không cần phải tiến hành nội soi dạ dày để sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm là một hoặc hai mảnh niêm mạc dạ dày]

Hơi thở của bệnh nhân trong xét nghiệm hơi thở sẽ được kiểm tra và đánh giá trên thiết bị phân tích và bác sĩ sẽ nhận được các chỉ số đánh giá xem người bệnh có dương tính với HP hay không. Test hơi thở cho kết quả rất chính xác và thường được khuyến khích sử dụng trên mọi đối tượng vì thời gian làm test khá nhanh [3-5 phút], bác sĩ không cần thực hiện can thiệp, có thể dễ dàng áp dụng cho trẻ em. Test vi khuẩn HP bằng hơi thở đặc biệt hữu ích đối với những đối tượng đã chữa trị vi khuẩn HP và cần đánh giá lại hiệu quả điều trị.

Hiện nay bệnh viện Đa Khoa Nam Sài Gòn đã trang bị máy xét nghiệm hơi thở Heliprobe nhập khẩu từ Châu Âu là loại máy ưu việt hàng đầu cho giá trị chẩn đoán rất cao [> 95%] và an toàn cho người bệnh.

Cùng sự kết hợp với chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, quy trình chuẩn hóa giúp Quý khách hàng yên tâm hoàn toàn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình và gia đình.

Làm sao để biết mình bị vi khuẩn HP?

Các triệu chứng vi khuẩn HP dạ dày có thể kéo dài vài phút hoặc hàng giờ, gồm:.

Đau, nóng rát bụng và dạ dày, đặc biệt là khi đói bụng;.

Buồn nôn, ói mửa;.

Chán ăn;.

Thường xuyên ợ hơi;.

Phình bụng;.

Giảm cân không rõ nguyên nhân;.

Đi ngoài phân đen khi có chảy máu dạ dày..

Sau điều trị HP bao lâu thì xét nghiệm lại?

Nếu bệnh đã kiểm tra lại sau khi điều trị HP là âm tính [tức hết Hp] thì không có thời gian cụ thể là bao lâu để em kiểm tra lại HP. Bệnh nhân nên kiểm tra lại khi có các triệu chứng đường tiêu hóa bất thường. Còn nếu không có thì không cần kiểm tra lại.

Bao nhiêu phần trăm dân số bị HP?

Một số nghiên cứu tại Việt Nam được chia sẻ cho thấy khoảng 70% dân số nước ta nhiễm vi khuẩn HP. Đây được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày. Tại Hà Nội, nghiên cứu mới đây cho thấy, cứ 1.000 người dân thì có tới hơn 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP.

H. pylori IGG dương tính là gì?

Khi kết quả xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori[HP] dương tính nghĩa là bạn đã bị viêm dạ dày do nhiễm loại vi khuẩn này. Đây là loại vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm cao ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn khi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Chủ Đề