Chỉ số hs crp là gì

            CRP là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết hợp với polysaccharide C của phế cầu, bình thường không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C [C – reactive protein [CRP]].

Có hai loại protein phản ứng C có thể định lượng được trong máu:

- Protein phản ứng C chuẩn [standard CRP]: đánh giá tình trạng viêm tiến triển.

- Protein phản ứng C siêu nhạy [high – sensitivity CRP [hs – CRP]] : chất này được coi như chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm mạch .

     2.  Ý NGHĨA CỦA NỒNG ĐỘ CRP

CRP điển hình sẽ tăng lên trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm.

Định lượng các loại protein phản ứng C có thể cung cấp các thông tin hữu ích.

 +Protein phản ứng C chuẩn [standard CRP] được sử dụng để:

- Đánh giá mức độ tiến triển của phản ứng viêm nhất là đổi với bệnh lý mãn tính như bệnh lý ruột do viêm, viêm khớp và các bệnh tự miễn.

- Đánh giá một nhiễm trùng mới như trong viêm ruột thừa và các tình trạng sau mổ.

- Theo dõi đáp ứng với điều trị của các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng [nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn] và viêm.

+ Protein phản ứng C siêu nhạy [hs – CRP] là một yếu tố chính gây tình trạng xuất hiện và đứt rách mỏng ở mạch.

- Tăng nồng độ hs –CRP dự báo bệnh nhân có nguy cơ tăng các sự cố. Vì vậy xét nghiệm này được dùng để đánh giá các nguy cơ bị các sự cố tim mạch khi nó được làm đồng thời với các xét nghiệm đánh giá nguy cơ mạch vành khác như định lượng nồng độ cholesterol máu.

3. NỒNG ĐỘ PROTEIN PHẢN ỨNG C [ CRP ] GẶP TRONG

- Viêm tụy cấp

- Viêm ruột thừa

- Nhiễm trùng do vi khuẩn

- Bỏng

- Tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng

- Bệnh lý ruột do viêm [vd: viêm loét đại tràng]

- Viêm khớp dạng thấp tiếm triển

- Tình trạng nhiễm trùng nặng [sepsin]

- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

- U lympho 

- Nhồi máu cơ tim

- Bệnh lý viêm tiểu khu chung

- Viêm động mạch thế bào khổng lồ

- Lao tiến triển

- Tăng nồng độ hs – CRP nguyên nhân chính thường gặp là tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

4. PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM

- Miễn dịch điện hóa phát quang.

- Elisa.

- Phương pháp miễn dịch đo độ đục.

5. GÍA TRỊ  BÌNH THƯỜNG

* CRP để đánh giá tình trạng viêm: 0 -10 mg/dl hay 3.0 mg/l: nguy cơ cao nhất

6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ

- Âm tính giả: Dùng các thuốc kháng viêm no- steroid, aspirin, corticosteroid, statin, thuốc chẹn beta giao cảm.

- Dương tính giả: Dùng các thuốc điều trị hormone thay thế, thuốc ngừa thai, đặt dụng cụ ngừa thai trong tử cung, gắng sức thể lực quá mạnh, có thai, béo phì.

7. CÁCH LẤY MẪU BỆNH PHẨM

- Bệnh phẩm có thể là huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Heparrin, EDTA.

- Không có khuyến cáo nhịn ăn trước khi lấy mẫu làm xét nghiệm.

- Mẫu được  bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 24h.

          Hiện tại bệnh viện Nam Thăng Long thực hiện xét nghiệm định lượng CRP hàng ngày trên hệ thống máy sinh hóa tự động hoàn toàn , cho kết quả nhanh chóng, chính xác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 PGS. TS. Nguyễn Đạt Anh, DS CK II. Nguyễn Thị Hương, 2013, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.

Tác giả: Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hằng - Khoa xét nghiệm

  • 15:44 07/04/2022
  • Xếp hạng 4.84/5 với 20280 phiếu bầu

Viêm là phản ứng của cơ thể chống lại và bảo vệ cơ thể khi bị tổn thương. Xét nghiệm CRP định lượng trong máu, đặc trưng cho mức độ và tình trạng viêm của bệnh nhân giúp bác sỹ theo dõi, đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

1. Xét nghiệm CRP là gì?

Protein phản ứng C [C- reactive protein - CRP] là một glycoprotein được sản xuất tại gan có đặc điểm là kết tủa với polysaccharid C của phế cầu. Protein này bình thường không được sản xuất. Khi có tình trạng viêm cấp, mô cơ thể bị phá hủy gây giải phóng các interleukin 1 và 6 sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ CRP trong huyết thanh [vì vậy protein này còn được gọi là protein phản ứng của pha cấp]. Khi tình trạng viêm cấp kết thúc, CRP nhanh chóng mất đi. Vì vậy, CRP được coi như một chỉ dấu phản ánh sự hoạt hóa phản ứng viêm hệ thống. Protein phản ứng C không mang tính chất đặc hiệu và nồng độ protein này gia tăng trong tất cả các tình trạng viêm.

Bình thường CRP sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm giúp bác sĩ có thể xác định tình trạng viêm sớm và đưa ra hướng điều trị kịp thời.


Xét nghiệm CRP phản ánh mức độ và tình trạng viêm của bệnh nhân

2. CRP và CRPhs khác nhau như thế nào?

Có 2 loại xét nghiệm Protein phản ứng C:

  • Protein phản ứng C chuẩn [Standard CRP]: Được sử dụng để đánh giá tình trạng viêm tiến triển.
  • Protein phản ứng C siêu nhạy [high-sensitivity CRP [hs-CRP]]: Chất này được coi như một chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm mạch tiến triển âm ỉ [low-grade vascular inflammation].

Cách xét nghiệm CRP thông thường đo được ở phạm vi rộng nên thường được dùng để kiểm tra tình trạng viêm, nhiễm trùng sớm. Tuy nhiên nó lại kém nhạy hơn ở phạm vi thấp, xét nghiệm CRP-hs có thể phát hiện protein ở nồng độ thấp hơn [do nhạy hơn], điều này giúp nó hữu hiệu hơn phương pháp xét nghiệm CRP thông thường trong việc chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở một người khỏe mạnh.

3. Chỉ định thực hiện xét nghiệm CRP và CRP-hs

CRP được chỉ định để đánh giá mức độ và tiến triển của phản ứng viêm:

- Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu: Nồng độ CRP thường tăng trong khoảng 2 - 6 giờ sau phẫu thuật và sẽ giảm xuống vào ngày thứ 3 sau mổ. Nếu nồng độ CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật, tình trạng nhiễm trùng mới có thể đã xuất hiện.

- Xác định, phát hiện nhiễm trùng do vi khuẩn và các bệnh lý gây viêm như ung thư hạch bạch huyết, bệnh của hệ thống miễn dịch [lupus], viêm và xuất huyết ruột, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương [viêm tủy xương], bệnh lý viêm tiểu khung...

- Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị, đặc biệt là điều trị ung thư hay điều trị nhiễm trùng. Nồng độ CRP sẽ tăng lên nhanh và giảm xuống bình thường nhanh nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với việc điều trị.

CRP-hs được chỉ định để đánh giá nguy cơ tim mạch

Xét nghiệm CRP-hs được chỉ định để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

4. Giá trị bình thường xét nghiệm CRP và CRP-hs


CRP để đánh giá tình trạng viêm có giá trị bình thường < 5 mg/L. CRP sẽ tăng cao nếu người bệnh bị viêm nhiễm. Nếu chỉ số CRP đang cao và giảm xuống nghĩa là tình trạng viêm nhiễm giảm, bệnh nhân tiến triển theo chiều hướng tốt.

CRP-hs để đánh giá nguy cơ bị bệnh tim mạch có giá trị bình thường < 0,3 mg/dL

  • Nguy cơ tim mạch thấp: CRP dưới 1 mg/l
  • Nguy cơ tim mạch vừa: CRP 1 - 3 mg/l
  • Nguy cơ tim mạch cao: CRP > 3mg/l

Những người có chỉ số CRP-hs cao hơn có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, và những người có giá trị thấp hơn có nguy cơ ít hơn. Những bệnh nhân có kết quả CRP-hs ở giá trị bình thường cao có nguy cơ bị đau tim gấp 1.5 đến 4 lần so với những người có chỉ số CRP-hs ở mức thấp nhất trong giới hạn cho phép.

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch - Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Xét nghiệm Protein phản ứng C nhạy cảm cao khác với xét nghiệm CRP tiêu chuẩn, xét nghiệm tiêu chuẩn đo mức protein cao để tìm ra các bệnh khác nhau gây viêm

Xét nghiệm protein phản ứng C nhạy cảm cao [hs-CRP] là xét nghiệm máu cho thấy mức protein phản ứng C [CRP]. Protein này đo mức độ viêm chung trong cơ thể bạn. Protein phản ứng C nhạy cảm cao có thể được sử dụng để tìm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở những người chưa mắc bệnh tim. Nó cũng có thể được sử dụng để giúp dự đoán một người mắc bệnh tim có thể hồi phục như thế nào hoặc dự đoán người đó có thể đáp ứng với điều trị như thế nào.

Xét nghiệm Protein phản ứng C nhạy cảm cao khác với xét nghiệm CRP tiêu chuẩn. Xét nghiệm tiêu chuẩn đo mức protein cao để tìm ra các bệnh khác nhau gây viêm. Xét nghiệm hs-CRP đo mức độ thấp và tập trung vào nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Chỉ định xét nghiệm Protein phản ứng C nhạy cảm cao

Xét nghiệm Protein phản ứng C nhạy cảm cao có thể được sử dụng để giúp đánh giá nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Kết quả có thể giúp đưa ra quyết định về cách giảm rủi ro. Mối liên hệ giữa mức độ Protein phản ứng C nhạy cảm cao và nguy cơ đau tim và đột quỵ không được hiểu hoàn toàn. Nhưng mức độ cao có thể có nghĩa là niêm mạc động mạch bị viêm. Điều này có thể làm hỏng các động mạch và tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Chuẩn bị xét nghiệm Protein phản ứng C nhạy cảm cao

Không có sự chuẩn bị đặc biệt cho xét nghiệm Protein phản ứng C nhạy cảm cao. Có thể được yêu cầu không ăn hoặc uống trong vài giờ trước khi xét nghiệm.

Hãy chắc chắn nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc dùng, ngay cả những loại thuốc không kê đơn. Nhiều loại thuốc có thể thay đổi kết quả của xét nghiệm này.

Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào về nhu cầu xét nghiệm, rủi ro của nó, cách thực hiện hoặc kết quả sẽ có ý nghĩa gì.

Thực hiện xét nghiệm Protein phản ứng C nhạy cảm cao

Chuyên gia y tế lấy mẫu máu sẽ:

Quấn một dải thun quanh cánh tay trên để ngăn dòng máu chảy. Điều này làm cho các tĩnh mạch bên dưới dải lớn hơn nên dễ dàng đưa kim vào tĩnh mạch.

Làm sạch vị trí kim bằng cồn.

Đặt kim vào tĩnh mạch. Có thể cần nhiều hơn một thanh kim.

Gắn một ống vào kim để làm đầy máu.

Tháo băng ra khỏi cánh tay khi thu thập đủ máu.

Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn lên vị trí kim khi kim được lấy ra.

Tạo áp lực lên nơi lấy máu và sau đó băng lại.

Cảm thấy khi xét nghiệm Protein phản ứng C nhạy cảm cao

Mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch trên cánh tay. Một dây thun được quấn quanh cánh tay trên. Nó có thể cảm thấy chặt chẽ. Có thể không cảm thấy gì cả từ kim, hoặc bạn có thể cảm thấy đau nhói hoặc véo nhanh.

Rủi ro của xét nghiệm Protein phản ứng C nhạy cảm cao

Có rất ít khả năng xảy ra vấn đề khi lấy mẫu máu lấy từ tĩnh mạch.

Có thể co một vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu. Có thể hạ thấp nguy cơ bầm tím bằng cách giữ áp lực trên nơi lấy máu trong vài phút.

Trong một số ít trường hợp, tĩnh mạch có thể bị sưng sau khi lấy mẫu máu. Vấn đề này được gọi là viêm tĩnh mạch. Có thể sử dụng một nén ấm nhiều lần trong ngày để điều trị.

Ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm

Xét nghiệm protein phản ứng C nhạy cảm cao [hs-CRP] là xét nghiệm máu xem xét mức độ của protein phản ứng C thấp hơn [CRP].

Protein phản ứng C nhạy cảm cao có thể được sử dụng để giúp cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ của một người. Các chuyên gia đã xác định các nhóm rủi ro như sau:

Nguy cơ thấp: dưới 1,0 miligam mỗi lít [mg / L].

Rủi ro trung bình: 1,0 đến 3,0 mg / L.

Nguy cơ cao: trên 3.0 mg / L.

Yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm Protein phản ứng C nhạy cảm cao

Có thể không thể làm kiểm tra hoặc kết quả có thể không hữu ích, nếu:

Dùng thuốc chống viêm không steroid [NSAID].

Gần đây bị bệnh, chấn thương mô, nhiễm trùng hoặc viêm nói chung khác.

Đã được điều trị bằng hormone.

Bị viêm mãn tính, chẳng hạn như viêm khớp.

Uống statin cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Điều cần biết thêm

Xét nghiệm này không được sử dụng riêng để đánh giá rủi ro của một người. Nó có thể giúp tìm thấy nguy cơ mắc các vấn đề về tim, đặc biệt là khi nó được xem xét cùng với các yếu tố nguy cơ khác như cholesterol, tuổi, huyết áp và hút thuốc. Hoặc có thể được thực hiện để tìm hiểu xem có nguy cơ mắc bệnh tim đột ngột cao hơn không, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ. Nhưng mối liên hệ giữa mức protein phản ứng C nhạy cảm cao và nguy cơ mắc bệnh tim không được hiểu rõ lắm.

Video liên quan

Chủ Đề