Chiến dịch nào đã mở màn cho đại thắng mùa xuân 1975?

Sau Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam [27/1/1973], quân đội Mỹ phải rút về nước, so sánh lực lượng ở miền Nam ngày càng có lợi cho cách mạng. Cuối năm 1974, Bộ Chính trị đã họp bàn về quyết tâm và thông qua kế hoạch giải phóng miền Nam trong thời gian hai năm 1975-1976. Bộ Chính trị dự kiến: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975, đồng thời quyết định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975. Chiến thắng Phước Long [ngày 6/1/1975] đã tạo cơ sở để Bộ Chính trị củng cố thêm quyết tâm chiến lược, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

Theo đó, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra từ 4/3 đến 30/4/1975, với ba chiến dịch lớn là:

Chiến dịch Tây Nguyên: diễn ra từ ngày 4 đến ngày 24/3/1975. Sau những trận nghi binh đánh vào phía bắc Tây Nguyên [Kon Tum, Pleiku], ngày 10/3 ta đã tiến hành trận then chốt tiến công vào Buôn Ma Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên đã thắng lợi hoàn toàn. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Quân đoàn 2, Quân khu II, đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 ngụy, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: diễn ra từ ngày 5/3 đến ngày 29/3/1975. Chiến dịch bao gồm ba chiến dịch nhỏ được tiến hành gối nhau về thời gian: Chiến dịch Trị Thiên, Chiến dịch Nam Ngãi và Chiến dịch Đà Nẵng. Ngày 26/3/1975, giải phóng Huế. Ngày 29-3, giải phóng Đà Nẵng. Chiến dịch đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Quân đoàn I và Quân khu I ngụy.

Quân Giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất

Sau chiến công vang dội giải phóng Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, tận dụng thời cơ chiến lược, với phương châm “thần tốc, táo bạo, quyết thắng”, quân và dân ta giải phóng hoàn toàn các tỉnh Duyên hải miền Trung, đánh tan tuyến phòng thủ Phan Rang, Xuân Lộc, áp sát Sài Gòn, Gia Định.

Chiến dịch Hồ Chí Minh: diễn ra từ 26 đến ngày 30/4/1975. Ngày 1/4/1975, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định; ngày 14/4, nhất trí đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Đúng 17 giờ ngày 26/4, quân ta bắt đầu nổ súng mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tất cả 5 cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào dinh Độc lập, bắt toàn bộ chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài, gian khổ của dân tộc.

Cùng với các chiến dịch trên toàn miền Nam, từ ngày 14 đến 29/4/1975, quân ta giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Nguyễn Mạnh [tổng hợp]

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sốngLuật Biên phòng Việt Nam

Thứ sáu, 30/04/2021 08:21 GMT+7

Biên phòng - Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do.

Xe tăng quân Giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30-4-1975. Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN

Xe tăng quân Giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy, trưa 30-4-1975. Ảnh: Quang Thành/TTXVN

Tổng thống ngụy Dương Văn Minh cùng nội các ra trước Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam, trưa 30-4-1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

10 giờ 45’, cán bộ, chiến sỹ ta bắt toàn bộ nội các ngụy quyền Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng cách mạng không điều kiện. Trong ảnh: Đại úy Phạm Xuân Thệ [bên phải], Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 [Quân đoàn 2] cùng các chiến sĩ Quân giải phóng dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu của Ngụy quyền Sài Gòn tới Đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ảnh: TTXVN

11 giờ 30 phút, ngày 30-4-1975, ta kéo cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc Lập. Trong ảnh: Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng xe tăng 4 [cầm cờ, phía trước] cùng 3 chiến sĩ của Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn. Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN

Hình ảnh xe tăng quân Giải phóng tiến vào dinh Độc lập ngày 30-4-1975 luôn là niềm tự hào, là biểu tượng chiến thắng của dân tộc, của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Xe tăng của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30-4-1975. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN

Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường, nồng nhiệt chào đón Quân giải phóng tiến vào thành phố, ngày 30-4-1975. Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN

Bộ đội tên lửa tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến vào giải phóng Sài Gòn, ngày 30-4-1975. Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN

Máy bay lên thẳng của Mỹ-ngụy bị bắn rơi, phơi xác trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN

Ngày 30-4-1975, quân ta thống nhất hiệp đồng các cánh, các hướng tổng công kích vào nội thành, chiếm lĩnh các mục tiêu chiến lược. Trong ảnh: Quân giải phóng tiến vào trung tâm Sài Gòn qua ngả cầu Thị Nghè, sáng 30-4-1975. Ảnh: Quang Khanh/TTXVN

Ngày 30-4-1975, quân ta thống nhất hiệp đồng các cánh, các hướng tổng công kích vào nội thành, chiếm lĩnh các mục tiêu chiến lược. Trong ảnh: Quân Giải phóng đánh chiếm cầu Thị Nghè, sáng 30-4-1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30-4-1975. Ảnh: Quang Thành/TTXVN

Quân Giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30-4-1975. Ảnh: Ngọc Đản/TTXVN

Ngày 30-4-1975, quân ta thống nhất hiệp đồng các cánh, các hướng tổng công kích vào nội thành, chiếm lĩnh các mục tiêu chiến lược. Trong ảnh: Xe tăng của Sư đoàn 10 [Quân đoàn 3] đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975. Ảnh: TTXVN

Ngày 30-4-1975, quân ta thống nhất hiệp đồng các cánh, các hướng tổng công kích vào nội thành, chiếm lĩnh các mục tiêu chiến lược. Trong ảnh: Xe tăng quân Giải phóng đánh chiếm trụ sở Biệt khu thủ đô Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Ngày 30-4-1975, quân ta thống nhất hiệp đồng các cánh, các hướng tổng công kích vào nội thành, chiếm lĩnh các mục tiêu chiến lược. Trong ảnh: Lực lượng xe tăng và bộ binh Quân đoàn 1 tiến công Bộ Tổng tham mưu của Ngụy quyền Sài Gòn, ngày 30-4-1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Trước đó, trong tháng 4-1975, quân ta giải phóng các đảo dọc bờ biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ; tiến công và giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa do quân ngụy chiếm giữ. Trong ảnh: Lực lượng Đặc công hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28-4-1975. Ảnh: TTXVN

Trước đó, trong tháng 4-1975, quân ta giải phóng các đảo dọc bờ biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ; tiến công và giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa do quân ngụy chiếm giữ. Trong ảnh: Bộ đội Đặc công hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28-4-1975. Ảnh: TTXVN

Xe tăng và bộ binh Quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Từ đêm 29-4-1975, ở cánh Tây Nam, lực lượng bộ binh Sư đoàn 9 sau khi vượt qua các chướng ngại đồng lầy, sông nước tại Long An, nhận nhiệm vụ tấn công khu viễn thông Phú Lâm. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Phi đội Quyết thắng tại sân bay Thành Sơn [Phan Rang] chiều 28-4-1975 sau khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân Giải phóng và nguy cơ thất bại hiển hiện, Mỹ tiến hành chiến dịch di tản người Mỹ và những người Việt có liên hệ bằng trực thăng khỏi Sài Gòn [chiến dịch Gió lốc - Frequent Wind], bắt đầu từ sáng 29-4 và chấm dứt vào sáng sớm ngày 30-4-1975. Trong vòng gần 20 tiếng đồng hồ, đã có hơn 7.800 người được di tản khỏi Sài Gòn và cuộc di tản này đã trở thành một thảm họa đen trong lịch sử, một hình ảnh về sự thất bại toàn diện của Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Người Mỹ rời khỏi Việt Nam bằng máy bay trực thăng trên nóc một tòa nhà cách sứ quán Mỹ ở Sài Gòn 500m, ngày 29-4-1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Sau 4 ngày đêm chiến đấu, đến sáng 30-4-1975, các đơn vị của Sư đoàn 304 đã chính thức tiêu diệt toàn bộ cứ điểm căn cứ Nước Trong [Long Thành, Đồng Nai] của địch, mở toang "cửa ngõ" cho lực lượng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu đã định trong nội thành Sài Gòn. Đây cũng là một trong các trận đánh khốc liệt nhất của quân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Lực lượng xe tăng và bộ binh Sư đoàn 320 đánh chiếm căn cứ Đồng Dù [Củ Chi], sáng 29-4-1975, mở cánh cửa thép Tây Bắc Sài Gòn để quân ta thọc sâu đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn. Ảnh: Lê Trung Hưng/TTXVN

Lữ đoàn đặc công biệt động 316 và tiểu đoàn 81 [trung đoàn đặc công cơ giới] chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc - cửa ngõ Sài Gòn. Trận chiến tại cầu Rạch Chiếc trong 2 ngày 27-28/4/1975 được xem là một trong những trận đánh ác liệt cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Ngày 9-4-1975, quân Giải phóng thần tốc tiến về giải phóng Xuân Lộc, mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng Xuân Lộc [9-21/4/1975] làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch xung quanh Sài Gòn, làm cho tinh thần quân địch càng thêm suy sụp, mở rộng đường cho quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Chiếc xe tăng số hiệu 390 [giữa] thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Sư đòn 304, Quân đoàn 2 - chiếc xe đầu tiên húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 do nữ phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Francoise Demulder chụp. Ảnh: Francoise Demulder/TTXVN

Ngày 28-4-1975, các trận địa pháo của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4, lá cờ "Quyết thắng" của quân đội ta đã tung bay trên đỉnh cột cờ Bộ Tư lệnh không quân ngụy. Tuy nhiên, phải tới 14 giờ ngày 30-4, sân bay Tân Sơn Nhất mới thực sự im tiếng súng. Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN

Cùng với các tỉnh ở đất liền, ngày 30-4-1975, các chiến sỹ yêu nước bị địch giam giữ ở đảo Côn Sơn đã nổi dậy, làm chủ hoàn toàn đảo này. Trong ảnh: Thầy cô giáo và học sinh trường Trung học Côn Sơn ra tiễn các chiến sỹ cách mạng trở về đất liền. Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN

Trên đà chiến thắng, từ ngày 30-4-1975, đồng bào và các chiến sỹ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Trong ảnh: Nhân dân Vĩnh Long mừng ngày chiến thắng [1-5-1975]. Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN

Cùng với các tỉnh ở đất liền, ngày 30-4-1975, các chiến sĩ yêu nước bị địch giam giữ ở đảo Côn Sơn đã nổi dậy, làm chủ hoàn toàn đảo này. Trong ảnh: Nhân dân thành phố Vũng Tàu và bộ đội hải quân đón mừng các chiến sỹ từ Côn Đảo chiến thắng trở về. Ảnh: Đinh Quang Khanh/TTXVN

Cùng với các tỉnh ở đất liền, ngày 30-4-1975, các chiến sỹ yêu nước bị địch giam giữ ở đảo Côn Sơn đã nổi dậy, làm chủ hoàn toàn đảo này. Trong ảnh: Tàu hải quân Việt Nam đưa các chiến sỹ cách mạng từ Côn Đảo trở về đất liền. Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN

Trên đà chiến thắng, từ ngày 30-4-1975, đồng bào và các chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1-5-1975, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng. Trong ảnh: Chiều 30-4-1975, chính quyền Ngụy tại thị xã Rạch Giá, tỉnh Rạch Giá [nay là thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang] đầu hàng cách mạng không điều kiện. Ảnh: TTXVN

Trên đà chiến thắng, từ ngày 30-4-1975, đồng bào và các chiến sỹ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1-5-1975, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng. Trong ảnh: Sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trưa 30-4, sáng 1-5-1975, tỉnh Cà Mau chính thức được giải phóng. Ảnh: TTXVN

Trên đà chiến thắng, từ ngày 30-4-1975, đồng bào và các chiến sỹ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1-5-1975, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng. Trong ảnh: Tại Cà Mau, đêm 30-4-1975, quân ta tập trung lực lượng tiến công thị xã, kết hợp lực lượng quần chúng nổi dậy chiếm các vị trí quan trọng. 5 giờ sáng 1-5, các mũi tiến công của ta đã vào nội ô thị xã kết hợp phong trào quần chúng nổi dậy giải phóng thị xã Cà Mau lúc 10 giờ ngày 1-5-1975. Ảnh: TTXVN

Theo vietnamplus.vn

Your browser does not support the video tag.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề