Chiến lược quảng cáo tiếp thị là gì năm 2024

Quảng cáo [advertising] là hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa của mình. Nó là phương tiện để kích thích nhu cầu và tạo lập sự trung thành với nhãn hiệu hàng hóa.

Mặt khác, chúng ta có thể coi quảng cáo là một trong những hình thức cạnh tranh bằng cách phân biệt sản phẩm. Vì vậy, quảng cáo vừa là phương tiện cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng, vừa là công cụ để thuyết phục khách hàng rằng nhãn hiệu được quảng cáo tốt hơn, ưu việt hơn các nhãn hiệu khác.

Lý thuyết truyền thống về thị trường nhấn mạnh tác hại của quảng cáo nếu xét về mặt phân bổ nguồn lực. Chẳng hạn, nó cho rằng quảng cáo chỉ làm cho người tiêu dùng chuyển từ nhãn hiệu hàng hóa này sang nhãn hiệu hàng hóa khác, chứ không làm tăng nhu cầu. Vì vậy, quảng cáo được coi là yếu tố làm tăng tổng chi phí cung ứng và giá cả mà người tiêu dùng phải trả.

Quan điểm hiện đại về thị trường cho rằng quảng cáo làm tăng nhu cầu thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả và quy mô sản xuất lớn. Theo nghĩa này, quảng cáo có tác dụng tích cực vì nó làm tăng sản lượng và giảm giá.

Phân biệt giữa Tiếp thị và Quảng cáo

Tiếp thị [marketing] là quá trình phát hiện ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dựa trên những nền tảng [sản phẩm, dịch vụ, hệ thống,..] mà chúng ta đang có.

Tiếp thị là cả một quá trình bao gồm các bước nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách, đo đạc, thống kê, tối ưu... trên nhiều kênh và phương thức khác nhau, để đảm bảo rằng ngân sách họ chi ra mang lại lợi nhuận cho tổ chức. Còn quảng cáo là thực thi các hoạt động của một kế hoạch marketing, tác động vào thói quen của khách hàng và biến họ trở thành người mua hàng.

Tổng kết lại, tiếp thị [marketing] là một chiếc bánh lớn, trong đó có nhiều miếng, mỗi miếng bánh đại diện cho một lĩnh vực: nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch media, quan hệ công chúng, quảng cáo, chiến lược bán hàng, giá sản phẩm, hậu mãi khách hàng, quan hệ cộng đồng...

, mà còn nêu ra tầm quan trọng của chúng. Ngoài ra, bài viết còn giúp bạn có thêm kiến ​​thức về 8 nhóm chiến lược marketing cơ bản và phương pháp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Miko Tech để tìm hiểu thêm nhé!

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing[chiến lược tiếp thị] được hiểu là một kế hoạch hoàn chỉnh trong một giai đoạn với mục tiêu tiếp thị sản phẩm, xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Chiến lược tiếp thị hoàn hảo sẽ là một cơ hội tốt nhất để giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.

Chiến lược marketing

Một chiến lược tiếp thị thông thường sẽ bao gồm 4 P: Sản phẩm [Sản phẩm], Giá cả [Giá cả], Địa điểm [Phân phối] và Khuyến mãi [Xúc tiến]. Sự kết hợp của các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp có được một kế hoạch hoàn chỉnh, thành công trong công việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tầm quan trọng của chiến lược marketing

Để có thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của các công ty, mọi doanh nghiệp cần phải đặt cho mình một mục tiêu và cố gắng đạt được mục tiêu đó. Việc thiết lập một chiến lược tiếp thị trong giai đoạn này sẽ giúp các doanh nghiệp cụ thể đạt được mục tiêu cần nhắm đến và đưa ra các hoạt động phân phối phối hợp giữa các bộ phận phòng ban với nhau để đạt được hiệu quả cao.

Khi có một chiến lược marketing thị cụ thể, doanh nghiệp sẽ đi đúng hướng, tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho các kênh truyền thông một cách hiệu quả. Từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường.

8 chiến lược tiếp thị

Để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, trước hết bạn cần nắm được khái quát 8 nhóm chiến lược marketing cơ bản, bao gồm: Chiến lược tiếp thị phân khúc, định vị thương hiệu, chiến lược tiếp thị sản phẩm, chiến lược tiếp thị nội dung, chiến lược tiếp thị cạnh tranh, khách hàng thân thiết, chiến lược tiếp thị trực tiếp và chiến lược kỹ thuật số.

Chiến lược tiếp thị phân khúc

Chiến lược tiếp thị phân khúc là chiến lược sắp xếp, chia nhỏ các đối tượng khách hàng khác nhau, thành nhiều nhóm nhỏ để dễ dàng tiếp cận hơn thông qua quảng cáo và các chiến dịch.

Chiến lược này được chia thành 4 phân khúc là nhân khẩu học, phân khúc tâm lý, phân đoạn hành vi, phân khúc địa lý.

Chiến lược tiếp thị phân khúc

  • Phân khúc nhân khẩu học: Phân khúc nhân khẩu học là hình thức phân khúc thị trường được sử dụng phổ biến nhất và đòi hỏi phải phân loại thị trường của bạn dựa trên độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, chủng tộc,… Ở mức tối thiểu, hầu hết các công ty đều có ý tưởng chung về nhân khẩu học mua sản phẩm của họ.
  • Ví dụ như chiến lược của Lamborghini là tạo ra những chiếc xe hào nhoáng bậc nhất dành cho phân khúc những người có thu nhập rất cao. Những chiếc xe có giá hàng trăm nghìn USD. Đối tượng là những người giàu có trên thế giới và họ mua chúng vì vẻ ngoài và âm thanh điên rồ của những chiếc xe này.
  • Phân khúc tâm lý: Phân khúc này phân tích cụ thể đặc điểm như lối sống, tính cách, niềm tin, giá trị và tầng lớp xã hội. Phân khúc tâm lý này rất quan trọng vì hai cá nhân có thể sở hữu thông tin nhân khẩu học giống hệt nhau nhưng đưa ra quyết định mua hàng hoàn toàn khác nhau là do có tâm lý mua hàng khác nhau.
  • Phân đoạn hành vi: Phân khúc hành vi là hành động phân loại khách hàng tiềm năng dựa trên hành vi mua sắm của họ. Bạn có thể chăm sóc hoặc đề xuất cách tiếp cận khách thông qua lượt quan tâm đến sản phẩm hay lượt mua hàng,…
  • Phân khúc địa lý: Phân khúc thị trường địa lý sẽ tính đến các địa điểm triển vọng để giúp xác định chiến lược marketing. Phân khúc này tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau dựa trên ranh giới địa lý. Bởi vì theo từng vùng địa lý của họ mà những khách hàng này có nhu cầu, sở thích khác nhau. Hiểu được khu vực địa lý của các nhóm khách hàng có thể giúp xác định nơi bán và quảng cáo, cũng như nơi mở rộng kinh doanh của bạn.
  • Phân khúc đại trà: Hướng đến phạm vi thị trường cực rộng, thông thường sẽ không phân khúc thị trường để đánh vào một phân khúc nào mà sẽ mở rộng tất cả. Tiếp thị đại trà đề cao doanh số, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng và giá thành ở mức trung bình.
  • Khác biệt hoá: Loại hình chiến lược này hoàn toàn khác với chiến lược đại trà, thay vì không chia phân khúc thị trường thì chiến lược phân biệt hoá đặc biệt chú trọng việc phân khúc thị trường, tập trung nghiên cứu từng phân khúc. Khi nghiên cứu, thị trường sẽ biến động theo từng giai đoạn và mỗi giai đoạn này doanh nghiệp phải áp dụng các loại hình chiếc lược cụ thể khác nhau, riêng biệt.
  • Phân khúc tập trung: Chiến lược này tập trung vào một phân khúc thị trường duy nhất. Chiến lược này cho phép công ty đầu tư nhiều thời gian, năng lượng và tài nguyên hơn vào một thị trường cụ thể, từ đó nhanh chóng có chỗ đứng tại mảng thị trường đó.

Định vị thương hiệu

Chiến lược marketing này bao gồm việc xác định những cái nhìn nhận của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Cùng với đó là những đặc tính công ty định hướng xây dựng bên trong nhận thức của khách hàng. Tiếp thị vị trí bao gồm:

  • Lợi ích: Dựa trên lợi ích dịch vụ và sản phẩm đem đến cho khách hàng.
  • Danh mục: Bạn có thể hiểu là xác định vị trí đứng đầu trên lĩnh vực nào đó.
  • Giá cả, chất lượng: Định vị về chất lượng dịch vụ/sản phẩm kèm với đó là các định giá khác nhau.
  • Ứng dụng: Cách dùng hay ứng dụng dịch vụ theo phương thức hoạt động riêng.
  • Thuộc tính: Tức là định vị các thuộc tính đặc trưng.
  • Đối thủ: Định vị thông qua quá trình so sánh những dịch vụ của đối thủ, đây là chiến lược tiếp thị cổ điển.

Chiến lược tiếp thị sản phẩm

Chiến lược này được hình thành dựa trên chiến lược tiếp thị hỗn hợp [Marketing 4P]. Nghĩa là sử dụng ảnh hưởng quan trọng để đạt mục đích thương mại mà công ty đang hướng đến. Chiến lược này gồm:

  • Product: Phân tích về ưu nhược điểm của sản phẩm trong doanh nghiệp, các lợi thế cạnh tranh và chức năng của dịch vụ trên thị trường.
  • Price: Phân tích giá sản phẩm của đối thủ và đưa ra các định giá phù hợp cho dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
  • Place: Xây dựng, phát triển những kênh phân phối cho dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời xác định những kênh phân phối chính cũng như đẩy mạnh phân phối sản phẩm.
  • Promotion: Là những hoạt động xúc tiến việc bán hàng, chiến lược tiếp thị dịch vụ thông qua kênh Marketing kỹ thuật số lẫn truyền thống.

Đối với những ngành dịch vụ, chiến dịch tiếp thị hỗn hợp được áp dụng phân tích dựa trên Marketing 7P [Product – sản phẩm, Price – giá cả, Place – phân phối, Promotion – xúc tiến, People – con người, Physical – cơ sở vật chất, Process – quy trình].

Chiến lược tiếp thị nội dung

Chiến lược tiếp thị nội dung

Chiến lược tiếp thị này giúp tạo ra nội dung giá trị, ý nghĩa nhằm thu hút khách hàng ở lại với bài viết, được chọn lọc qua kế hoạch của công ty. Những nội dung thường được xây dựng từ thông tin dịch vụ, sản phẩm, các hoạt động doanh nghiệp, chủ đề có liên quan tới lĩnh vực,…

Chiến lược tiếp thị cạnh tranh

Chiến lược này luôn tập trung vào những hoạt động để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Khi thực hiện những chiến lược cạnh tranh, công ty bạn cần xác định vị trí của mình và đối thủ để đưa ra được kế hoạch tối ưu nhất và quản lý chiến lược hiệu quả.

Khách hàng thân thiết

Chiến lược khách hàng thân thiết được xây dựng với mục đích tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng đã mua hàng tại doanh nghiệp. Công ty sẽ dễ dàng thúc đẩy khách hàng cũ tiếp tục quay lại và mua các sản phẩm, dịch vụ của mình thêm nhiều lần nữa nếu xây dựng tốt chiến dịch này.

Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng được một chiến lược hợp lý. Qua đó để tạo tương tác và mối quan hệ lâu bền với khách hàng. Doanh nghiệp có thể tham khảo các chương trình để xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng như chương trình tích điểm của The North Face:

Cách tính điểm của hãng rất đơn giản: Khách hàng sẽ nhận được 10 điểm cho mỗi 1 đô la tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ/trang mua sắm online, và 5 điểm khi tiêu dùng tại các cửa hàng outlet. Điểm này có thể dùng để thanh toán trong những lần tiếp theo.

Ngoài ra, The North Face còn tung ra ứng dụng giúp người dùng quản lý điểm, mua sản phẩm mới, xem tình trạng điểm, nhận quà tặng… Với những chiến lược này, bạn có thể thúc đẩy khả năng quay lại mua hàng của người tiêu dùng và hạn chế khả năng chuyển sang các sản phẩm của đối thủ.

Chiến lược tiếp thị trực tiếp

Chiến lược tiếp thị trực tiếp

Tiếp thị trực tiếp giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tương tác với khách hàng. Quá trình tiếp xúc với người tiêu dùng giúp công ty có nhận định rõ ràng hơn về ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần cải thiện và góp phần xây dựng được hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp với công chúng.

Chiến lược kỹ thuật số

Chiến lược marketing dưới sự bùng nổ của kỹ thuật số được xây dựng phổ biến hơn qua nền tảng này. Cụ thể:

  • Tiếp thị được dùng để thu hút, cũng như chuyển đổi khách hàng theo cách tự nhiên qua giá trị về nội dung.
  • Dùng mạng xã hội như kênh bán hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tương tác, đồng thời kết nối với khách hàng.
  • Marketing kỹ thuật số giúp người tiêu dùng tiếp cận với công ty dễ dàng, cập nhật sự kiện, tin tức của doanh nghiệp nhanh chóng hơn.

Phương pháp xây dựng chiến lược marketing

Việc xây dựng chiến lược marketing là rất quan trọng, điều này ảnh hưởng đến hướng đi và sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu đang không biết nên bắt đầu xây dựng chiến lược truyền thông từ đâu thì hãy tham khảo qua 5 bước chi tiết dưới đây.

1. Phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Trước khi xây dựng chiến lược Marketing, bạn cần phải đánh giá tình trạng thực tế của doanh nghiệp mình. Mô hình SWOT sẽ giúp bạn thực hiện điều này nhanh chóng.

Hãy dành thời gian nghiên cứu thị trường và đối thủ, sau đó làm một bảng đánh giá tổng quan để có được cái nhìn toàn diện về bối cảnh kinh doanh hiện tại. Tiếp đến, hãy phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó định hướng phát triển phù hợp và xác định lợi thế cạnh tranh của mình.

2. Xác định phân khúc khách hàng

Sau khi đánh giá tổng quan về doanh nghiệp, bước tiếp theo bạn cần xác định phân khúc khách hàng. Sản phẩm, dịch của bạn vụ hướng đến phân khúc cao cấp hay bình dân? Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt.

Việc xác định phân khúc sẽ giúp bạn xây dựng chân dung người dùng chính xác hơn. Từ những thông tin về nhân khẩu học, hành vi, thói quen… bạn sẽ biết lựa chọn kênh truyền thông cũng như đưa ra những thông điệp phù hợp nhất.

3. Xây dựng các mục tiêu marketing theo mô hình S.M.A.R.T

Để xây dựng chiến lược marketing hoàn hảo, bạn cũng nên xác định mục tiêu marketing. Bạn có thể áp dụng mô hình S.M.A.R.T với các mục tiêu mang tính cụ thể [S-Specific], dễ dàng đo lường [M-Measurable], có khả năng thực hiện được [A-Achievable], phù hợp với tính hình thực tế [R-Realistic] hay đưa ra giới hạn về thời gian [T-Timetable].

Xây dựng các mục tiêu marketing theo mô hình S.M.A.R.T

Mục tiêu đặt ra cần phải phù hợp tình hình thực tế, đồng thời đảm bảo sự rõ ràng và chi tiết. Có như thế bạn mới có thể lên kế hoạch triển khai thực hiện và đảm bảo thành công.

4. Lựa chọn kênh truyền thông và phân bổ ngân sách

Sau khi đã xác định được mục tiêu, hãy bắt tay vào hiện thực hóa chúng. Đầu tiên bạn cần xác định ngân sách của công ty dựa trên tình hình thực tế. Từ con số cụ thể mà bạn phân bổ nguồn lực và ngân sách cho từng kênh.

Một số kênh Marketing bạn có thể sử dụng bao gồm:

  • Facebook Ads
  • Google Ads
  • Email Marketing
  • SMS Marketing
  • Website
  • SEO

5. Xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp

Bước cuối cùng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là xây dựng chiến lược Marketing tổng hợp bao gồm nhiều chiến lược marketing nhỏ lẻ theo từng kênh. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo mình kiểm soát được các chiến lược này. Một số chiến lược bạn có thể cân nhắc bao gồm:

  • Chiến lược sản phẩm: Bạn sẽ sử dụng những sản phẩm nào, những đặc điểm về: tên gọi, nhãn mác, bao bì, tính năng… ra sao?
  • Chiến lược giá cả: Bạn cần xác định đúng mục tiêu của chiến dịch, lựa chọn phương pháp phù hợp để định giá và xác định chiến lược giá.
  • Chiến lược phân phối: Cần tính toán việc thiết lập các kênh phân phối, kênh trung gian, khâu vận chuyển…một cách tỉ mỉ.
  • Chiến lược truyền thông marketing: Mục tiêu của chiến lược truyền thông là gì và bạn sẽ sử dụng kênh truyền thông nào? Hãy lên kế hoạch cụ thể có thể thực hiện tất cả mục tiêu đề ra.

Những câu hỏi thường gặp về chiến lược marketing

Các yếu tố cần xem xét khi xây dựng chiến lược marketing là gì?

Khi xây dựng chiến lược marketing, cần xem xét các yếu tố như mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng, phạm vi thị trường, sự cạnh tranh, điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp.

Chiến lược marketing có thay đổi theo thời gian không?

Hoàn toàn có, chiến lược marketing thường cần thay đổi theo thời gian và điều chỉnh theo sự biến đổi của thị trường, sự cạnh tranh và xu hướng tiêu dùng.

Chiến lược marketing có ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu không?

Tất nhiên là có, chiến lược marketing chịu trách nhiệm xác định cách tiếp cận thị trường, tạo dựng hình ảnh và giá trị cho thương hiệu, giúp xây dựng và duy trì danh tiếng và lòng tin của khách hàng.

Khi nào nên xem xét và điều chỉnh chiến lược marketing?

Chiến lược marketing nên được xem xét và điều chỉnh định kỳ để thích ứng với biến đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua bài viết, Miko Tech đã cung cấp những thông tin về chiến lược marketing là gì, tầm quan trọng của chúng. Ngoài ra, bài viết cũng giúp bạn có thêm kiến thức về 8 nhóm chiến lược marketing cơ bản và phương pháp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

Hy vọng, những thông tin trên sẽ góp phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chiến lược marketing để xây dựng được một chiến dịch hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM. Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.

Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viênNgoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.

Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/

Chiến lược tiếp thị bao gồm những gì?

Một chiến lược tiếp thị thông thường sẽ bao gồm 4 P: Sản phẩm [Sản phẩm], Giá cả [Giá cả], Địa điểm [Phân phối] và Khuyến mãi [Xúc tiến]. Sự kết hợp của các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp có được một kế hoạch hoàn chỉnh, thành công trong công việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiếp thị và quảng cáo là gì?

Tiếp thị [Marketing] – là quy trình quản lý với trách nhiệm dự đoán, xác định nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách Marketing để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Thế nào là tiếp thị sản phẩm?

Tiếp thị sản phẩm là quy trình mà các thương hiệu sử dụng để tích hợp các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đáp ứng mong muốn hoặc nhu cầu của một khách hàng.

Chiến lược trong quảng cáo là gì?

Chiến lược quảng cáo là tập hợp các mục tiêu tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và các cách thức để đạt được các mục tiêu đó. Đây là một kế hoạch dài hạn để mỗi nhà quản trị phát triển thương hiệu thành công.

Chủ Đề