Chiến lược xây dựng thương hiệu toàn cầu của mcdonalds

McDonald’s có một số chiến dịch tiếp thị thông minh trong những năm qua, họ thường sử dụng kỹ thuật số để hướng mọi người tới sản phẩm của mình. Những chiến dịch này không chỉ thúc đẩy các nhà hàng, mà còn giúp tăng sự trung thành và gắn kết thương hiệu. Tuy nhiên, không phải McDonald’s lúc nào cũng khôn khéo và thông minh khi cũng đã có những lần “sai một ly” để rồi phải “đi nhiều dặm”. Cùng MarketingAI điểm lại những chiến dịch marketing kinh điển của McDonald’s nhé! 

McDonald’s thường tập trung chiến lược marketing vào việc phát triển sản phẩm. Nhưng từ năm 2018, thương hiệu này đã chú ý hơn về những trải nghiệm của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ. Xây dựng cảm nhận và niềm tin của khách hàng là bước tiến mới giúp thương hiệu này tiếp cận tới nhiều đối tượng mục tiêu hơn.

Chiến dịch Hands Full gồm ba quảng cáo khác nhau: Grownup, It must be và Hands Full. Mỗi video bao cho thấy sự đổi mới trong các cửa hàng của McDonald nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn như cải tiến ứng dụng di động McDonald, lắp ,nà hình đặt hàng tại cửa hàng và dịch vụ phục vụ tại bàn.

Một phần trong mục tiêu của McDonald’s là thay đổi nhận thức, hướng đến sự đổi mới, biến các chiến dịch thành các câu chuyện và có tính hấp dẫn cao, hướng mục tiêu cụ thể đến các gia đình.

Năm 2017, McDonald’s phát hành một chiến dịch táo báo có sự tham gia của nữ diễn viên Mindy Kaling kêu gọi người xem tìm kiếm trên Google search dòng ký tự có nội dung “Coke có vị rất ngon”.

Mục đích của quảng cáo làm nhằm nổi bật dòng sản phẩm mới cũng như đo lường cách tìm kiếm thông tin, sử dụng mạng xã hội của giới trẻ. Kết quả tìm kiếm trên đã giúp McDonald’s tăng cường độ nhận diện thương hiệu đáng kể.

Năm 2016, McDonald’s đã tổ chức sự kiện live trên facebook lần đầu tiên để vinh danh “Ngày Hamburger của Mỹ”. Lấy cảm hứng từ bánh burger, diễn viên hài hịch Bevin Burger Muff vẽ một bộ ba bức chân dung bắt chước phong cách Bob Ross [ [họa sĩ và người dẫn chương trình truyền hình người Mỹ].

Ảnh: sage

Trước đây, McDonald’s đã từ chối phát các video trực tiếp vì sợ bị chỉ trích và họ thấy những video như vậy thường thiếu tính gắn kết với xã hội. Tuy nhiên, thành công sau chiến dịch “Ngày Hamburger của Mỹ”, video của McDonald’s đã đạt 884.300 người xem trong 40 phút và ghi nhận 43.200 lượt tương tác, bình luận và chia sẻ.

Năm 2013 đánh dấu bước tiến mới của McDonald’s khi ra mắt ứng dụng “TrackMyMacca”. Trong bối cảnh người dân ở Úc cũng như trên thế giới lo lăng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vì McDonald’s đã cho phép người dùng truy cập tính năng mở rộng, xác định nguồn gốc thành phần cho các sản phẩm của thương hiệu này.

Ảnh: cafebiz

Dữ liệu từ ứng dụng được lấy từ chuỗi cung ứng thương hiệu và người dùng hoàn toàn có tể kiểm tra thịt, khoai tây, các nguyên liệu khác hoàn toàn từ các nhà cung cấp địa phương.

Trong tháng đầu tiên, lượt tải ứng dụng lên đến 45,883 lần, trung bình cứ một phút lại có một lượt download. TrackMyMacca trở thành ứng dụng số 1 trong thư mục thức ăn và đồ uống ở Úc. 25% người dùng trải nghiệm các tính năng đầy đủ của ứng dụng và hài lòng về nó. TrackMyMacca là một chiến dịch nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh thực phẩm rất thành công của McDonald.

>> Xem thêm: John Lewis: “Huyền thoại Noel” tại xứ sở sương mù nhập cuộc sớm trong cuộc đua bán lẻ mùa Giáng sinh

Năm 2018, Big Mac trong 50 tuổi. Nhằm kỷ niệm lần sinh nhật ý nghĩa này, McDonald’s quyết định tung ra chiến dịch “Big Mac 50” – phát hành đồng xu độc quyền MacCoin vừa để cải thiện tình hình kinh doanh và vừa tổ chức sinh nhật cho Big Mac một cách độc đáo nhất.

Thương hiệu thức ăn nhanh này tự sản xuất hơn 6,2 triệu xu MacCoin với 5 thiết kế đặc biệt khác nhau. Đồng thời cho phân phối đến chuỗi cửa hàng McDonald’s trên toàn thế giới để khách hàng có thể dùng những xu này đổi lấy Big Mac. Nhằm quảng bá chiến dịch, McDonald’s mỗi quốc gia sẽ làm theo một phong cách riêng, phù hợp với văn hóa bản xứ.

Ảnh: cafeF

Nhờ ý tưởng độc đáo, chiến dịch này đã đem về những con số cực kỳ ấn tượng. Chiến dịch đạt 3 tỷ lượt hiển thị và tiếp cận trên truyền thông, nhiều hơn bất kỳ chiến dịch nào ở cấp độ toàn cầu. Chiến dịch đạt 85.000 lượt đề cập và bình luận trên mạng xã hội với 95% bình luận tích cực. Và cứ mỗi 30s, McDonald’s lại bán được 800 chiếc Big Mac trên toàn cầu, khiến doanh thu toàn cầu của Big Mac tăng trưởng 6%, đẩy giá trị của đồng MacCoin tăng theo.

 #McDStories

Tháng 1 năm 2012, McDonald’s đã triển khai một chiến dịch truyền thông trên Twitter gồm hashtag #McDStories với mong muốn người dùng sẽ chia sẻ những câu chuyện “happy” của họ về Happy Meals.

Tuy nhiên trái với mong đợi của hãng, người dùng đã sử dụng hashtag #McDStories để nói về những trải nghiệm và ý kiến tiêu cực của họ về McDonald’s. Từ mong muốn tích cực, chiến dịch bỗng trở thành cuộc tấn công ác ý khi số lượng các tweets tiêu cực về sản phẩm và dịch vụ hãng này tăng chóng mặt.

McDonald’s đã cho kết thúc chiến dịch sau 2 tiếng khởi động và nhận ra những dòng feedback đã ảnh hưởng nặng nề tới thương hiệu của hãng khi đó. Với hashtag #McDStories, McDonald’s đã vô tình tạo cho những khách hàng cơ hội để bôi nhọ danh tiếng của hãng. Chiến dịch này cũng để lại bài học cho các thương hiệu: không thể đòi hỏi sự thân thiện và tình yêu thương của người tiêu dùng một cách quá chủ quan.

“Boston Strong”

Đầu năm 2016, McDonald’s đã đặt biển quảng cáo đính kèm logo của hãng với dòng chữ “We remember 9/11”, “Boston Strong” để tưởng niệm vụ đánh bom khủng bố 9/11.

Ảnh: timeuniversal

Tuy nhiên, thay vì nhận được hiệu ứng tích cực thì McDonald’s đã bị chỉ trích nặng nề và người dân Mỹ đã phản ứng gay gắt về thông điệp này, cho rằng thương hiệu này đã đánh bóng tên tuổi của hãng. Dù rằng McDonald đã giải thích rằng mục đích của chiến dịch này chỉ nhằm để gắn kết thương hiệu với cuộc sống đời thường của người dân nhưng với họ, việc hành động hóa thương mại sự kiện này của McDonald’s là không thể chấp nhận. Bởi đôi khi, chỉ có người dân mới có quyền tưởng niệm bi kịch. Ranh giới giữa hoà mình vào cuộc sống của mọi người và lợi dụng các sự kiện này để làm kinh doanh, có lẽ là rất mong manh. Nếu các thương hiệu “vin” vào nó không khéo léo, rất dễ gây hiệu ứng ngược.

Hải Yến – MarketingAI

Tổng hợp

>> Có thể bạn chưa biết: Quảng cáo Giáng Sinh của Burger King: thành công nhờ tuyệt chiêu marketing tạo niềm vui

Chuỗi cửa hàng ăn nhanh Mc Donald’s đã sử dụng chiến lược 4P marketing mix bao gồm nhiều cách tiếp cận khác nhau, đáp ứng nhu cầu kinh doanh cửa hàng thức ăn nhanh tiêu chuẩn của các doanh nghiệp trên thế giới. 

Trong đó 4P Marketing mix xác định các chiến lược và phương pháp tiếp thị mà doanh nghiệp áp dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu bao gồm: sản phẩm, kênh phân phối, quảng cáo và giá cả.

Trong sự thành công của chuỗi nhà hàng McDonald’s, tập đoàn này áp dụng các tiêu chuẩn kinh doanh và marketing được áp dụng trên toàn cầu. 

Ví dụ, các tiêu chuẩn năng suất của công ty được thực hiện trong việc quản lý từng địa điểm do công ty sở hữu và nhượng quyền. 

McDonald’s cũng áp dụng một số thay đổi trong cách tiếp thị của mình để thích ứng với điều kiện thị trường địa phương hoặc khu vực. 

Ví dụ: Các chiến lược và chiến thuật quảng bá của công ty tập trung vào phương tiện in ấn ở các quốc gia/khu vực nơi loại phương tiện này phổ biến nhất và ưu tiên truyền hình ở các thị trường khác. 

Chiến lược 4P marketing mix được McDonald’s áp dụng với các chiến lược và chiến thuật khác nhau, sử dụng khi thực hiện kế hoạch tiếp thị. Nhờ 4P marketing McDonald’s đã được các mục tiêu chiến lược liên quan để phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đa quốc gia. Cụ thể bí mật thành công của Mcdonald’s với chiến lược marketing mix bao gồm các yếu tố được phân tích dưới dây. 

Sản phẩm của McDonald’s [Product Mix]

Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, McDonald’s có tổ hợp sản phẩm chủ yếu các sản phẩm đồ ăn và đồ uống chế biến sẵn. Yếu tố này của 4P marketing mix bao gồm các sản phẩm kinh doanh khác nhau [hàng hóa và dịch vụ] mà công ty cung cấp cho các thị trường mục tiêu của mình. Tổ hợp sản phẩm của McDonald’s có các dòng sản phẩm chính sau:

  • Bánh mì kẹp thịt và bánh mì sandwich
  • Gà và cá
  • Salad
  • Đồ ăn nhẹ và sữa chua uống
  • Đồ uống
  • Món tráng miệng và món lắc
  • Bữa sáng/Bữa sáng tất cả các ngày
  • McCafé

McDonald’s thành công với dòng sản phẩm phong phú

Trong các yếu tố tạo nên 4P marketing mix, sản phẩm là yếu tố cơ bản quyết định đến thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp McDonald’s. Trước đây, thương hiệu chủ yếu được biết đến với món bánh mì kẹp thịt. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển doanh nghiệp dần dần mở rộng tổ hợp sản phẩm của mình. Hiện tại, khách hàng của McDonald’s có thể thưởng thức nhiều các sản phẩm khác như gà và cá, món tráng miệng và cả bữa sáng. 

Chiến lược kinh doanh và chiến thuật tăng trưởng chuyên sâu của McDonald’s ảnh hưởng đến các dòng sản phẩm có trong yếu tố này của 4P marketing mix. Nhờ việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm, thương hiệu đã đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao doanh thu và giảm rủi ro trong kinh doanh. 

Về rủi ro, product mix đa dạng hơn làm giảm sự phụ thuộc vào chỉ một hoặc một vài phân khúc thị trường. Yếu tố này trong 4P marketing mix của McDonald’s chỉ ra rằng công ty đổi mới sản phẩm mới để thu hút nhiều khách hàng hơn và cải thiện sự ổn định kinh doanh của mình.

Kênh phân phối trong 4P marketing mix của McDonald’s [Place mix]

Yếu tố này trong chiến lược 4P marketing mix bao gồm danh sách các địa điểm hoặc vị trí nơi sản phẩm được cung cấp, phân phối và nơi khách hàng có thể tiếp cận Nhà hàng là mô hình điển hình nhất trong việc sản phẩm của McDonald’s được phân phối đến khách hàng. Tuy nhiên, McDonald’s mở rộng nhiều địa điểm khác nhau như một phần của chiến lược 4P. Các địa điểm chính mà McDonald’s bán sản phẩm của mình bao gồm:

  • Các nhà hàng
  • Ki-ốt
  • Ứng dụng di động của McDonald’s
  • Trang web và ứng dụng của Postmate và những ứng dụng khác

Chuỗi nhà hàng McDonald là nơi thương hiệu này tạo ra phần lớn doanh thu bán hàng. Một số nhà hàng vận hành các ki-ốt tự phục vụ để bán một số sản phẩm hạn chế, chẳng hạn như kem và các món tráng miệng. Một số ki-ốt tạm thời được thiết lập và sử dụng trong các cuộc thi thể thao chuyên nghiệp và các sự kiện theo mùa khác nhau.  

Yếu tố Place mix trong 4P marketing mix của McDonald’s cũng liên quan đến các ứng dụng di động của thương hiệu. Khách hàng có thể truy cập thông tin và mua các sản phẩm của McDonald’s tại các địa điểm ảo này. Yếu tố của chiến lược marketing mix hỗ trợ tầm nhìn và tuyên bố sứ mệnh của McDonald’s, đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng trên khắp thế giới. 

Ví dụ: Ứng dụng dành cho thiết bị di động iOS và Android cho phép khách hàng yêu cầu giao dịch đặc biệt, tìm địa điểm nhà hàng, đặt hàng và thanh toán cho những đơn đặt hàng liên quan đến các nhà hàng McDonald’s. Ngoài ra, khách hàng có thể đặt hàng thông qua trang web Postmate và ứng dụng di động.

Địa điểm / Vị trí trong 4P marketing mix của McDonald’s [Place mix]

Chiến dịch quảng cáo của McDonald’s [Promotional Mix]

Yếu tố này của 4P marketing mix xác định các chiến thuật mà doanh nghiệp sử dụng để tương tác với khách hàng. Trong số 4P, yếu tố này tập trung vào truyền thông tiếp thị với khách hàng mục tiêu. 

Ví dụ, thương hiệu triển khai các chương trình quảng bá để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm mới. McDonald’s đã thiết lập chiến dịch quảng cáo 4P Marketing mix bằng việc sắp xếp theo mức độ quan trọng trong kinh doanh gồm:

  • Quảng cáo [quan trọng nhất]
  • Chương trình khuyến mãi bán hàng
  • Quan hệ công chúng
  • Marketing trực tiếp

Quảng cáo đóng vai trò quan trọng nhất trong số các chiến dịch marketing của McDonald. Nhờ triển khai các hoạt động quảng cáo TV, đài phát thanh, phương tiện in ấn và phương tiện truyền thông trực tuyến cho các quảng cáo đã khiến thương hiệu này có độ phủ sóng rộng rãi. Mặt khác, các chương trình quảng cáo cũng được sử dụng để thu hút khách hàng đến chuỗi cửa hàng. 

Ví dụ: McDonald’s cung cấp phiếu giảm giá và quà tặng miễn phí cho một số sản phẩm và combo sản phẩm nhất định, như một cách để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn. 

Ngoài ra, các hoạt động quan hệ công chúng của công ty giúp quảng bá doanh nghiệp đến thị trường mục tiêu. 

Ví dụ: Tổ chức từ thiện Ronald McDonald House và chương trình McDonald’s Global Best of Green của McDonald’s hỗ trợ các cộng đồng nói riêng, từ đó nâng cao giá trị của thương hiệu doanh nghiệp. 

Đôi khi thương hiệu này lại sử dụng phương thức tiếp thị trực tiếp. Chẳng hạn như các sự kiện và bữa tiệc cộng đồng dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp hoặc chính quyền tại địa phương đó.

Thành công của Mcdonald’s với chiến lược 4P marketing mix

Giá cả và chiến lược định giá của McDonald’s

Yếu tố giá và chiến lược định giá trong 4P marketing mix nhằm xác định mức giá cả và phạm vi giá của các sản phẩm đồ ăn và đồ uống của thương hiệu. Mục đích sử dụng giá để tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận và doanh số bán hàng, McDonald’s sử dụng kết hợp các chiến lược giá sau: 

  • Chiến lược giá gói
  • Chiến lược định giá tâm lý 

Trong chiến lược định giá theo gói, McDonald’s cung cấp bữa ăn và các combo đồ ăn khác nhau với giá được chiết khấu cao hơn, so với việc mua từng món riêng lẻ. Ví dụ: Khách hàng có thể mua Happy Meal hoặc Extra Value Meal để tối ưu hóa chi phí và giá trị sản phẩm. 

Mặt khác, trong định giá tâm lý, McDonal’s thành công trong việc sử dụng các mức giá có vẻ phải chăng hơn, chẳng hạn như 99.000đ thay vì làm tròn số tiền đó. Chiến lược giá thông minh giúp khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm dựa trên khả năng chi trả. 

Do đó, yếu tố giá cả trong 4P marketing mix của McDonald’s làm nổi bật tầm quan trọng của định giá theo gói và định giá theo tâm lý để khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn.

Kết luận

Hiệu quả của Tập đoàn McDonald’s trong việc triển khai 4P marketing mix góp phần vào thành tích hàng đầu của thương hiệu và hoạt động kinh doanh của công ty trong ngành thức ăn nhanh toàn cầu. Bộ phận quản lý chiến lược của McDonald’s đã tìm ra mối liên hệ giữa các phương pháp marketing của các đối thủ cạnh tranh như Burger King, Wendy’s, Dunkin ‘Donuts và Subway, Starbucks Coffee Company và tạo ra chiến lược 4P marketing mix thành công.

Ngoài ra, chúng tôi giới thiệu bạn tìm hiểu thêm giải pháp quản lý dữ liệu, hoạt động quản trị khách hàng tập trung, xuyên suốt các bộ phận Telesale, Marketing, Sales và Chăm sóc khách hàng – FastWork CRM.

Đăng ký dùng thử phần mềm:

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề