Bảo đảm nguồn vốn để thực hiện dự an đầu tư xây dựng la

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

1. Chức năng

Chức năng của Ban Quản lý Dự án quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, cụ thể như sau:

- Làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực dân dụng và công nghiệp sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, trừ các trường hợp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao cho cơ quan, tổ chức khác làm chủ đầu tư;

- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của pháp luật có liên quan;

- Thực hiện các chức năng khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8  Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng;

- Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;

- Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Ban Quản lý Dự án thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 68, Điều 69 Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 8 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, cụ thể:

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:

+ Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;

+ Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;

+ Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng [theo phân cấp]; chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư [nếu có] và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;

+ Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;

+ Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;

+ Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:

+ Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng năm 2014;

+ Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.

- Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.

- Giám sát thi công xây dựng công trình và các hoạt động tư vấn khác khi đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Tham gia tư vấn quản lý các dự án khác khi có yêu cầu.

3. Cơ cấu tổ chức

a] Các chức danh chủ chốt của Ban Quản lý Dự án:

Các chức danh chủ chốt của Ban Quản lý Dự án gồm: Giám đốc, không quá 03 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.

b] Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý Dự án:

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý Dự án có 05- 06 Phòng, gồm:

- Văn phòng Ban Quản lý Dự án [thực hiện cả nhiệm vụ kế hoạch, tổng hợp];

- Phòng Kỹ thuật - Thẩm định;

- Phòng Tài chính - Kế toán;

- Phòng Điều hành dự án 1;

- Phòng Điều hành dự án 2;

- Phòng Dịch vụ tư vấn.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Giám đốc Ban Quản lý Dự án quyết định theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý cán bộ, viên chức của tỉnh. Trường hợp khối lượng công việc ít thì chỉ thành lập một phòng Điều hành dự án.

Nguồn: Quyết định số 3343/QĐ-UBND ngày 22/9/2017

Quy định của pháp luật hiện hành năm 2022 về dự án đầu tư công nói chung và vốn đầu tư công nói riêng như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH Hùng Phúc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Dự án đầu tư công là gì?

Đầu tư công là một hoạt động đầu tư của Nhà nước, sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách Nhà nước để thực hiện thiết kế, xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Tại khoản 13 Điều 4 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 có quy định: “Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.” Đối tượng của đầu tư công có thể là các chương trình, dự án đầu tư sau đây:

  • Dự án, chương trình sử dụng vốn NSNN
  • Dự án sử dụng vốn ODA
  • Dự án sử dụng vốn vay có bảo lãnh của Chính phủ
  • Dự án sử dụng vốn nhà nước không vì mục đích kinh doanh
  • Dự án sử dụng vốn nhà nước có mục đích kinh doanh
  • Dự án có công trình xây dựng
  • Dự án không có công trình xây dựng [mua sắm công]
  • Dự án có nguồn vốn hỗn hợp công – tư [PPP]

2. Vốn đầu tư công và các loại nguồn vốn đầu tư công

Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019, vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 cũng quy định: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.”

Căn cứ những quy định trên, có thể hiểu vốn đầu tư công là nguồn vốn Nhà nước lấy từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ quan có liên quan để tiến hành thực hiện các chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Phân loại vốn đầu tư công

Vốn đầu tư công của Nhà nước bao gồm những nguồn vốn sau:

Thứ nhất, vốn ngân sách nhà nước

– Vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn sử dụng để đầu tư vào các hoạt động đầu tư công từ ngân sách trung ương hoặc địa phương để thực hiện xây dựng hạ tầng kinh tế-kỹ thuật.

+ Vốn ngân sách trung ương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương.

+ Vốn ngân sách địa phương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương.

+ Vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương là vốn thuộc ngân sách trung ương bổ sung cho địa phương để đầu tư chương trình, dự án đầu tư công theo nhiệm vụ cụ thể.

Thứ hai, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư

– Đây là nguồn vốn được lấy từ nguồn thu tại các cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng để đầu tư vào các đối tượng đầu tư công phù hợp.

– Nguồn vốn đầu tư công này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu của các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, do đó nguồn vốn này thường không thường xuyên và chủ yếu được phân bổ khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, Vốn tín dụng đầu tư

– Vốn tín dụng đầu tư là nguồn vốn cho vay của nhà nước với mức ưu đãi hợp lý. Chính phủ có thể cho vay với lãi suất bằng nguồn vốn ODA hoặc vốn tự do để đầu tư vào những dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên.

Thứ tư, Vốn vay trong nước và ngoài nước

– Vốn vay trong nước và ngoài nước chính là nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài đối với những dự án đầu tư trong nước. Riêng nguồn vốn trong nước sẽ gồm trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu chính phủ. Trong đó trái phiếu chính phủ sẽ là phiếu ngoại tệ, phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, công trái xây dựng…

Thứ năm, Vốn đầu tư đến từ các doanh nghiệp nhà nước

– Vốn doanh nghiệp nhà nước gồm vốn từ các khoản thu có lợi nhuận, vốn từ ngân sách nhà nước đã cung cấp cho doanh nghiệp hay vốn vay của doanh nghiệp được bảo lãnh bởi Nhà nước.

Đây cũng xem như nguồn vốn có sự phát triển vượt bậc trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Có thể nói các doanh nghiệp là một trong những lực lượng tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật, khoa học vào hoạt động kinh doanh. Thế nên nguồn vốn đầu tư công từ doanh nghiệp sẽ hỗ trợ rất lớn cho nền kinh tế nước ta.

Nếu quý khách cần thêm sự hỗ trợ và tư vấn, hãy liên hệ với Luật Hùng Phúc chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên hệ lại với quý khách để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc của doanh nghiệp.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

———————————————————

Phòng Pháp Luật Doanh Nghiệp – Công ty Luật TNHH Hùng Phúc

📞 Hotline:0982 466 166 / 0979 80 1111

🏠 Trụ sở chính: Số 89 đường Trần Phú,P.Liên Bảo, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

🏠 Chi nhánh: Số 84 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

🏠 Chi nhánh Hà Nội: P712, Chung cư VP5, Bán đảo Linh đàm, Phường Hoàng Liệt , Quận Hoàng Mai, Hà Nội

✉️ Mail:

🌐 Website: phapluatdoanhnghiep.vn

———————————————————

#luathungphuc #hungphuclawfirm #lhp #pldn #phapluatdoanhnghiep #luatdoanhnghiep

Video liên quan

Chủ Đề