Chọn laban key mac dinh cho droid4x

Tính năng gõ tiếng Việt không được các giả lập như Bluestacks hay Droid4X hỗ trợ. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể gõ tiếng Việt trong Droid4X bằng một thủ thuật khá thú vị. Làm theo cách sau đây để gõ tiếng Việt trong Droid4X, giao lưu, trò chuyện dễ dàng trên giả lập này.

Bài viết liên quan

  • Cách cài tiếng Việt cho Droid4X, giao diện tiếng Việt
  • Cách đăng nhập tài khoản Droid4X
  • Cách đổi ngôn ngữ Droid4X tiếng Anh, Việt, thay language
  • Chơi Plants vs Zombies 2 trên PC bằng Droid4X
  • Cài phím tắt trên Droid4X, setup phím nóng cho ứng dụng Android trong Droid4X

Với những người sử dụng hệ điều hành Android, chơi game trên Smartphone Android thì chắc chẳn sẽ biết đến Droid4X. Đơn giản chỉ cần cài Droid4X trên máy tính, bạn có thể chơi mọi loại game trên giả lập android này một cách dễ dàng. Tuy nhiên Taimienphi.vn cũng khuyên các bạn, muốn cài Droid4X thì máy tính của bạn nên có RAM khoảng 4GB để hỗ trợ tốt nhất giả lập này. Nếu RAM quá thấp, khi chạy Droid4X sẽ xuất hiện nhiều tình trạng giật lag, rất khó để chơi các game cấu hình cao. Một nhược điểm khác nữa của Droid4X chính là vấn đề gõ tiếng Việt. Để giao lưu trong game, người chơi cần gõ tiếng Việt để trao đổi kinh nghiệm, rủ bạn bè PK, đánh boss. Tuy nhiên trên Droid4X cũng như các giả lập khác thì tính năng gõ tiếng Việt không thể sử dụng được. Muốn gõ tiếng Việt trong Droid4x các bạn cần làm theo những hướng dẫn sau.

Cách gõ tiếng Việt trong Droid4x:

Bước 1: Sau khi download Droid4X về máy tính, các bạn cài đặt phần mềm giả lập android Droid4X theo hướng dẫn đầu bài. Tiếp đó mở Droid4X lên và nhấn vào CH Play .

Các bạn cũng cần đăng nhập tài khoản Gmail của mình vào CH Play để tải được các ứng dụng trong kho.

Bước 2: Sau khi truy cập Google Play thành công. Ở phần tìm kiếm các bạn nhập tìn Laban key . Sau đó ấn Enter.

Tiếp đó khi tìm được ứng dụng, ấn vào Laban Key của VNG Online. Nhanh chóng ấn Tải ứng dụng này về Droid4X

Bước 3: Sau khi tải và cài đặt thành công Droid4X. Các bạn nhấn mở ứng dụng này trong giả lập. Đây chính là ứng dụng giúp người dùng có thể gõ tiếng Việt trong Droid4X.

Bước 4: Tại phần Ngôn ngữ & phương thức nhập , các bạn đánh dấu Laban Key để sử dụng công cụ này làm bàn phím trên Droid4X.

Bước 5: Tiếp đó tại phần Chọn phương thức nhập . Hãy đánh dấu tích vào Laban Key để ưu tiên công cụ này.

Bước 6: Truy cập vào game bất kỳ trên Droid4X, nhập tiếng Việt bình thường bằng bàn phím Laban Key.

Bạn sẽ chat bằng tiếng Việt với bạn bè trên Droid4X đơn giản.

Quá đơn giản để gõ tiếng Việt trên Droid4X đúng không. Với các giả lập khác, các bạn cũng có thể sử dụng cách thức này để gõ tiếng Việt. Không chỉ là gõ tiếng Việt trong game, mà với các ứng dụng khác trên Droid4X các bạn đều có thể sử dụng gõ tiếng Việt bình thường.

//thuthuat.taimienphi.vn/cach-go-tieng-viet-trong-droid4x-23294n.aspx
Hiện nay hai giả lập hàng đầu được nhiều người dùng nhất trên Thế giới chính là Droid4X và Bluestacks. Vậy sức mạnh của hai giả lập này như thế nào, giả lập nào tốt hơn. Hãy xem ngay bài viết so sánh Bluestacks và Droid4X của Taimienphi.vn. Chúng tôi đã tổng hợp ra những ưu điểm, nhược điểm của hai giả lập hàng đầu này, cùng với đó là đưa ra đánh giá về hiệu nay sử dụng của chúng. Các bạn sẽ biết mình nên chơi game trên máy tính bằng giả lập nào khi tham khảo bài viết so sánh Bluestacks và Droid4X ngay sau đây.

Xem tiếp: //forum.bkav.com.vn/forum/bkav-forum/bkav-contest/22324869-tu-van-su-dung-bo-go-tieng-viet-cho-android-complete

1. Giới thiệu

Gõ tiếng Việt là một nhu cầu cực kỳ cần thiết, kể từ khi những cỗ máy tính xuất hiện ở Việt Nam, do tiếng Việt có sử dụng dấu. Cho đến khi smartphone phát triển và trở nên thông dụng, nhu cầu này vẫn không thay đổi.

Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ Gõ tiếng Việt trên smartphone chạy Android. Khác với các hệ điều hành khác như iOS hay Windows Phone khá gò bó trong vấn đề này. Ấn tượng nhất với mình từ thời Android 2.3 có lẽ là phần mềm Go tieng Viet của tác giả Trần Kỳ Nam. Nó thực sự dễ sử dụng và cho trải nghiệm gần nhất với bộ gõ trên máy tính. Tuy nhiên, do có nhiều hạn chế về nhân lực, đầu tư mà phần mềm này dần bị quên lãng, thực sự là một điều đáng tiếc. Dù vậy, hiện đã có rất nhiều phần mềm gõ tiếng Việt tốt được xây dựng, phát triển. Chính vì vậy, trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn tư vấn sử dụng 1 bộ gõ tiếng Việt tốt nhất, phù hợp nhất trên dế Android.

2. Các tính năng cần thiết của phần mềm gõ tiếng Việt

Một bộ gõ tiếng Việt tốt, ngoài tính năng gõ tiếng Việt chuẩn xác theo 2 chuẩn thông dụng là Telex và VNI, còn cần có 1 vài tính năng khác như:

  • Tiên đoán từ: Giúp việc nhập liệu nhanh chóng hơn.
  • Kiểm tra chính tả: giúp bạn tránh gõ sai. Tính năng này tùy vào từng người có thể quan tâm hoặc không. Cá nhân mình không quan tâm nó lắm vì mình ít gõ sai.
  • Giao diện bàn phím: Giúp cho hiển thị bàn phím đẹp hơn, dễ gõ hơn. Có cả phần mềm xây dựng hẳn kho giao diện, thậm chí bán một số giao diện tính phí, khá đa dạng và hấp dẫn.
  • Emoji: hay Emotion, là các mặt cười ngộ nghĩnh. Theo mình tính năng này phù hợp với các bạn teen, còn thực sự không quá quan trọng, bởi vì nếu sử dụng nó khi nhắn tin SMS bạn thường bị trả thêm tiền do quá ký tự, còn nếu sử dụng các phần mềm chat OTT thì bản thân chúng đã có những bộ Emoji hấp dẫn hơn nhiều. Vì vậy, bộ Emoji trong các ứng dụng bàn phím thường chính là bộ đã tích hợp sẵn trong Android.
  • Tính năng lướt qua các phím để viết: Đây là một kiểu nhập liệu mà người dùng sẽ không chỉ "gõ" như thông thường, mà sẽ vuốt tay qua các chữ cái để tạo nên từ. Kiểu này theo mình không phù hợp với kiểu gõ tiếng Việt có dấu lắm, tuy nhiên cũng có những thú vị riêng.

Các tính năng trên rất hữu ích, tuy nhiên mình đánh giá cao 1 phần mềm gõ tiếng Việt dựa trên các tính năng sau hơn:

+ Khả năng sử dụng dễ dàng: làm sao gần gũi nhất với trải nghiệm gõ phím trên máy tính, như Unikey [bộ gõ tiếng Việt tốt nhất hiện nay trên Windows].

+ Bố trí bàn phím hợp lý: nếu được bố trí tốt, bạn sẽ gõ phím dễ dàng và ít sai hơn. Yêu cầu hợp lý cả ở màn hình dọc và màn hình ngang.

+ Có khả năng tùy chỉnh cao: kích thước bàn phím, giao diện, tắt/bật các tính năng dễ dàng, dễ hiểu.

Bởi vì đây là một bài tư vấn sử dụng, mình sẽ cố gắng đi sâu vào tư vấn những ứng dụng tốt nhất, phù hợp nhất, chứ không đi sâu vào hướng dẫn sử dụng từng phần mềm.

3. So sánh các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng

Xem tiếp: //forum.bkav.com.vn/forum/bkav-forum/bkav-contest/22324869-tu-van-su-dung-bo-go-tieng-viet-cho-android-complete

3.1. Labankey

Đây là một phần mềm rất tốt, dù cái tên không gợi nhắc lắm tới một ứng dụng bàn phím. Labankey có cả ở trên iOS [ngay sau khi Apple cho phép bàn phím bên thứ 3 được cài lên iOS]. Đây là phiên bản phát triển tiếp theo của phần mềm go tieng viet do tác giả Trần Kỳ Nam viết ra từng làm mưa làm gió hồi android 2.3, có lẽ tác giả đã về đầu quân cho VNG hoặc được VNG mua lại.

Phần mềm có lượt tải khá lớn, tới 5 triệu lượt trên Google Play. Con số này ấn tượng bởi phần mềm hầu như chỉ có người Việt tải, với đánh giá 4,4 sao.

Labankey tỏ ra xứng đáng là phần mềm gõ tiếng Việt cài đặt mặc định trên máy.

Ưu điểm:

Xem tiếp: //forum.bkav.com.vn/forum/bkav-forum/bkav-contest/22324869-tu-van-su-dung-bo-go-tieng-viet-cho-android-complete

- Trải nghiệm gõ phím tuyệt vời. Thừa hưởng điều này từ Go Tieng Viet [Trần Kỳ Nam]. Cách gõ phím, bỏ dấu, sửa lỗi từ... giống hệt Unikey trên Windows, mang lại cảm giác quen thuộc.

- Bố trí bàn phím hợp lý, cho phép tùy chỉnh độ cao bàn phím, khoảng cách giữa các phím...khiến cho bạn gõ phím không bị nhầm lẫn.

- Các tính năng cần thiết khá đầy đủ đối với 1 bàn phím: hỗ trợ bộ gõ Telex và VNI, tùy chỉnh các hiệu ứng gõ phím, sao lưu cài đặt lên đám mây, gợi ý sửa từ, tùy chỉnh cách bỏ dấu, kiểm tra chính tả...

- Kho giao diện có nhiều giao diện đẹp, có thể tải về cài đặt thêm các gói giao diện và hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên mình khuyên các bạn nên sử dụng những giao diện có viền các phím rõ ràng, sẽ dễ gõ hơn.

Nhược điểm:

Khó mà tìm ra được nhược điểm gì ở phần mềm này, ngoài việc nó chạy chiếm khoảng 65MB RAM trên máy mình. Đây không hẳn là vấn đề với máy Android hiện nay, thường có RAM trên 2GB. Quá trình từ một ứng dụng cá nhân [Go tieng viet] tới 1 ứng dụng do 1 công ty lớn phát triển, Labankey đã biết rút kinh nghiệm và loại bỏ các nhược điểm, khiến cho phần mềm có số lượng tải rất lớn và nhiều người sử dụng nhất ở Việt Nam.

3.2. Bkav Gõ tiếng Việt

Một phần mềm gõ tiếng Việt do công ty Bkav phát triển, được sử dụng trên Bphone. Phần mềm hướng tới sự đơn giản, tiện dụng, nhẹ nhàng. Vì mới phát hành chưa lâu, phần mềm chỉ có khoảng 100.000 lượt tải, với đánh giá khá cao 4,2 sao.

Ưu điểm:

- Gọn, nhẹ, chỉ nặng 2,73MB. Khi chạy chỉ chiếm 23MB RAM. Gõ phím khá thoải mái, nếu quen sử dụng. Nếu máy bạn chỉ có 1GB RAM thì dùng Bkav gõ tiếng Việt sẽ thấy nhẹ nhàng hơn hẳn các ứng dụng khác.

- Hỗ trợ các tính năng cơ bản: hỗ trợ Telex và VNI, gõ tắt, dự đoán từ.

Nhược điểm:

- Quá ít tính năng, không có tính năng tùy chỉnh kích thước bàn phím, lại bố trí bàn phím hơi thấp, khiến cho nhiều người không quen khi chuyển từ các ứng dụng gõ phím khác sang Bkav GTV.

- Còn một vài lỗi không đáng có khi gõ phím: Ví dụ khi gõ thật nhanh thì phía sau dấu “.” không tự viết hoa được. Nếu gõ chậm thì lại được. Hoặc một số cách sửa từ chưa hợp lý [VD Trư > Trưo > Trưòng]

3.3. Swiftkey keyboard

Đây là một phần mềm nước ngoài, tuy nhiên lại làm khá tốt bộ gõ tiếng Việt, đặc biệt là khoản tiên đoán từ tuyệt vời. Swiftkey được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đã có 50 triệu lượt tải xuống phần mềm trên Google Play, và đánh giá từ người dùng là 4,5 sao đủ cho thấy sức hút từ phần mềm này.

Ưu điểm:

- Trải nghiệm gõ phím tuyệt vời, không thua kém gì Labankey và Bkav GTV.

- Giao diện cài đặt phần mềm dễ dùng. Tính năng đầy đủ, có đồng bộ cài đặt lên đám mây và tùy chỉnh kích thước bàn phím [2 tính năng mình đánh giá rất cao ở một phần mềm gõ tiếng Việt]

- Kho giao diện cực lớn, có thể mua thêm giao diện với giá khoảng hơn 20 nghìn đồng/giao diện. Đội ngũ support cho kho giao diện này cũng rất mạnh, cập nhật liên tục.

- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ gõ. Nếu bạn là người sử dụng nhiều thứ tiếng thì đây là một điểm vô cùng đáng giá.

Nhược điểm

- Tính năng sửa từ hơi "nhiệt tình'' quá mức. Bạn nên tắt bỏ nó nếu không muốn gõ nhầm vì tính năng này.

Ví dụ về lỗi khi sửa từ của Swiftkey:

- Phần mềm khá nặng, chiếm gần 100MB RAM khi chạy, gấp nhiều lần so với Labankey hay Bkav GTV. Mình thấy không đáng hi sinh nhiều RAM như vậy chỉ cho bộ gõ.

3.4. Đánh giá, kết luận

Từ những so sánh trên, cá nhân mình đưa ra tư vấn tới các bạn như sau:

Phần mềm thích hợp nhất với đa số mọi người là Labankey. Nó thực sự là bộ gõ tuyệt vời nhất. Với những ai sử dụng máy cấu hình yếu có thể sử dụng Bkav GTV. Còn bạn nào cần một phần mềm với kho giao diện đồ sộ, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ thì tất nhiên Swiftkey là lựa chọn hoàn hảo.

4. Cài đặt và hướng dẫn sử dụng

4.1. Labankey

a] Cài đặt:

Trên Google Play, tìm kiếm từ khóa "Labankey", hoặc tải tại địa chỉ:

//play.google.com/store/apps/d...ethod.labankey

Xem tiếp: //forum.bkav.com.vn/forum/bkav-forum/bkav-contest/22324869-tu-van-su-dung-bo-go-tieng-viet-cho-android-complete

Sau khi cài đặt xong, bạn bấm Mở để bắt đầu sử dụng bộ gõ. Quá trình ban đầu, bạn phải cài đặt bật bộ gõ của Labankey, cũng như chọn Labankey là bộ gõ mặc định.

b] Sử dụng:

Trong cài đặt của Labankey, mọi thông tin được viết bằng tiếng Việt rất dễ hiểu, bạn chỉ cần vào đó và chỉnh các cài đặt theo ý mình. Cụ thể:


  • Ngôn ngữ thể hiện: là ngôn ngữ của mục cài đặt, hỗ trợ tiếng Anh và tiếng Việt.
  • Ngôn ngữ và kiểu gõ: hỗ trợ gõ tiếng Việt, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Séc, Nga. Với tiếng Việt, hỗ trợ 2 kiểu gõ Telex và VNI. Khá đầy đủ những ngôn ngữ cơ bản thường dùng trên thế giới. Ngoài ra, trong mục này cũng cho phép cài đặt nhiều thứ để phù hợp với thói quen gõ từ của người dùng như gõ Telex đầy đủ [w = ư] bỏ dấu kiểu oà, uý, gõ nhanh phụ âm đầu, cuối…
  • Chủ đề bàn phím: là các themes [giao diện] cho bàn phím với nhiều màu sắc, hình thức bắt mắt, có thể tải thêm trên Google play một số giao diện nữa và hoàn toàn miễn phí:


  • Tùy chọn hiệu ứng: các hiệu ứng như rung, âm thanh khi nhấn phím…
  • Tùy chọn bố cục: cho phép chỉnh kích cỡ bàn phím, khoảng cách giữa hàng và các phím, và nhiều tùy chỉnh hay ho khác đang chờ bạn khám phá.
  • Gợi ý sửa từ, văn bản: giúp bạn gõ chuẩn hơn, tuy nhiên nên để mặc định.
  • Cài đặt nâng cao: trong mục này có 1 tính năng đáng giá nhất, đó là lưu trữ và phục hồi. Nó giúp đồng bộ cài đặt, thói quen gõ phím [phục vụ tính năng sửa từ, gợi ý từ] của bạn lên đám mây. Bấm Kết nối với tài khoản Google để đồng bộ:

Xem tiếp: //forum.bkav.com.vn/forum/bkav-forum/bkav-contest/22324869-tu-van-su-dung-bo-go-tieng-viet-cho-android-complete

c] Một vài kinh nghiệm sử dụng:

  • Vuốt từ trên xuống dưới trong phạm vi bàn phím để ẩn bàn phím đi.
  • Vuốt ngang phím dấu cách để chuyển đổi ngôn ngữ [nếu bạn cài đặt nhiều hơn 1 ngôn ngữ.
  • Giữ phím Enter một lúc để mở bảng emoji. Lưu ý khi sử dụng tin nhắn SMS bạn không nên dùng Emoji này vì có thể bị tính thêm tiền do quá ký tự nhắn tin.
  • Khi gõ url trên trình duyệt web, giữ phím “.” để chọn nhanh các đuôi tên miền .info, .edu, net, .com, .org và .vn
  • Giữ hàng phím ở trên cùng để gõ số. VD giữ phím q để gõ số 1, phím w để gõ số 2…
  • Giữ phím “/” để mở nhanh bảng cài đặt hoặc 4 phím điều hướng.

Nhập liệu bằng giọng nói: Tính năng này trên Labankey thực ra là phương thức nhập liệu mà Google đã cài sẵn trong Android. Nó nhận diện cực tốt và chuẩn xác, chỉ cần bạn nói rõ ràng, rành mạch và càng ít tạp âm xung quanh càng tốt.

Video hướng dẫn sử dụng Labankey:

4.2. Bkav Gõ tiếng Việt

a] Cài đặt

Trên Google Play, tìm kiếm từ khóa "Bkav Gõ tiếng Việt", hoặc tải tại địa chỉ:

//play.google.com/store/apps/d...nputmethod.gtv

Giao diện bàn phím Bkav Gõ Tiếng Việt

Xem tiếp: //forum.bkav.com.vn/forum/bkav-forum/bkav-contest/22324869-tu-van-su-dung-bo-go-tieng-viet-cho-android-complete

b] Sử dụng

Sử dụng và Setting của Bkav gõ tiếng Việt rất đơn giản. Mình xin giới thiệu trong video sau đây:

Nhập liệu bằng giọng nói: Bkav Gõ tiếng Việt sử dụng tính năng nhập liệu riêng [có lẽ dựa trên engine của Google Voice], nhận diện giọng nói tiếng Việt rất tốt và chuẩn, tuy nhiên có 1 nhược điểm, đó là sau khi bạn dừng nói, đoạn văn bản mới hiện lên. Điều này khiến người dùng không kiểm soát được có sai ở đâu hay không.

4.3. Swiftkey Keyboard

a] Cài đặt

Trên Google Play, tìm kiếm từ khóa "Swiftkey", hoặc tải tại địa chỉ:

//play.google.com/store/apps/d...htype.swiftkey

Lưu ý tránh nhầm với các ứng dụng khác như Swiftkey Beta [phiên bản thử nghiệm] hay Swiftkey Neutra Alpha [phiên bản thử nghiệm dùng mạng Neuron tiên đoán từ.


Xem tiếp: //forum.bkav.com.vn/forum/bkav-forum/bkav-contest/22324869-tu-van-su-dung-bo-go-tieng-viet-cho-android-complete

Giao diện bàn phím của Swiftkey

Thiết lập Swiftkey và chọn ngôn ngữ tiếng Việt:

b] Sử dụng

Swiftkey có mục cài đặt khá thoáng và dễ hiểu, cách sử dụng khá tương đồng với các phần mềm gõ tiếng Việt khác. Mình xin giới thiệu trong Video dưới đây:

Nhập liệu bằng giọng nói: Tính năng này trên Swiftkey cũng giống như trên Labankey, đó là phương thức nhập liệu mà Google đã cài sẵn trong Android. Nó nhận diện cực tốt và chuẩn xác, chỉ cần bạn nói rõ ràng, rành mạch và càng ít tạp âm xung quanh càng tốt.

Chủ Đề