Chùa bút tháp thuộc loại hình di tích nào

[Thanh tra]- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh. Tổng diện tích quy hoạch là 82.053m2.

Ảnh minh họa. Nguồn: //disanvanhoathuanthanh.vn/

Mục tiêu của Quy hoạch là quản lý và bảo vệ Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Chùa Bút Tháp trở thành trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của tỉnh Bắc Ninh và vùng phụ cận; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trở thành điểm du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn…

Về quy hoạch phân khu chức năng, khu vực bảo vệ di tích [có diện tích 28.032m2], trong đó, khu vực bảo vệ I [diện tích 10.441m2] là khu vực có các yếu tố gốc cấu thành di tích cần bảo vệ nghiêm ngặt; bao gồm các công trình: Tam quan, gác chuông, tiền đường, thiêu hương, nhà cầu, thượng điện, Tích Thiện am, nhà trung, phủ thờ, hậu đường, hai dãy hành lang, nhà Tổ đệ nhất, nhà vong, nhà khách và các sân trong nội tự. Khu vực này bảo tồn cấu trúc không gian các công trình di tích; bảo quản, tu bổ các hạng mục di tích và các hiện vật thuộc di tích theo định kỳ hoặc khi phát hiện các dấu hiệu xuống cấp; bố trí thiết kế đồng bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy, điện, an ninh.

Khu vực bảo vệ II [diện tích 17.591m2], là khu vực cảnh quan, sân vườn và các công trình phụ trợ bao quanh khu vực bảo vệ I. Khu vực này thực hiện chỉnh trang, phục dựng các công trình xuống cấp, di dời một số công trình không phù hợp; cải tạo ao, hệ thống sân vườn, trồng bổ sung các loại cây xanh tạo điểm nhấn cảnh quan cho di tích; tôn tạo đường giao thông nội khu bảo đảm việc kết nối liên thông trong khu di tích.

Khu vực phát huy giá trị di tích và phục vụ du lịch [diện tích 54.021m2], là khu vực cảnh quan thiên nhiên bao quanh khu vực bảo vệ II tạo vùng đệm bảo vệ cảnh quan di tích và xây dựng mới các công trình phục vụ nhu cầu của khách đến tham quan di tích.

Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch

Về định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, các sản phẩm du lịch chủ yếu gồm: Các hoạt động văn hóa tâm linh truyền thống gắn với di tích: Các lễ hội, các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng...; tổ chức lễ hội và các sự kiện có chủ đề lịch sử, văn hóa tại di tích Chùa Bút Tháp; tổ chức các hoạt động: trải nghiệm thực tế, biểu diễn hát Quan họ, tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương, trò chơi dân gian, tham quan cảnh quan sinh thái nông nghiệp khu vực ven sông Đuống và khu vực phụ cận; xây dựng các chương trình, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật của di tích Chùa Bút Tháp; đầu tư phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng gắn với các đặc sản của địa phương.

Theo quy hoạch, sẽ phát triển tuyến du lịch nội vùng kết nối Chùa Bút Tháp với các điểm di tích lân cận trong xã Đình Tổ, trong huyện Thuận Thành với các hoạt động tìm hiểu văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, thưởng thức các món ăn đặc sản và tham quan trải nghiệm tại các làng nghề thủ công truyền thống và các điểm di tích nổi tiếng của địa phương.

Tuyến du lịch gắn kết di tích Chùa Bút Tháp với các khu, điểm du lịch trọng điểm của vùng Kinh Bắc [Làng tranh dân gian Đông Hồ, Chùa Dâu, Chùa Phật Tích, Thành cổ Luy Lâu, Lăng và đền thờ Cao Lỗ Vương, Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý, đền thờ Bà Chúa Kho...].

Tuyến du lịch liên tỉnh kết nối Chùa Bút Tháp với các khu di tích ở các tỉnh khác như Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều [Quảng Ninh], Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên [Vĩnh Phúc], Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bổ Đà [Bắc Giang]...; tuyến du lịch chuyên đề về chùa cổ Việt Nam, tham quan các làng Quan họ cổ, làng nghề truyền thống vùng Kinh Bắc và kết nối với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp dọc theo sông Đuống.

Chùa Bát Tháp xây dựng trên đoạn ngọn núi Vạn Bảo, một ngọn núi thấp ở kinh thành Thăng Long vào thời Lý Trần. Sau chùa đã khai quật được nhiều di vật thời Lý, Trần. Đến năm Gia Long thứ 2 [1803], dân làng Vạn Phúc hợp cả chùa trên núi Voi và chùa Vạn Bảo thành chùa Bát Tháp. Về tên gọi Bát Tháp, Biệt Lam Trần Huy Bá giải thích vì chùa có “ngọn tháp đế hình bát”. Chùa quay về hướng nam, có tam quan, tòa tam bảo, nhà tổ và khu vườn phía sau. Tòa tam bảo nằm trên vị trí cao nhất của ngọn Vạn Bảo Sơn, có mặt bằng hình chuôi vồ, gồm tiền đường 7 gian, 2 dĩ và hậu cung 3 gian.

Cổng vô Chùa Bút Tháp - Ảnh sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Hà Nội

Trong chùa còn giữ được nhiều pho tượng, di vật, chạm khắc mang phong cách thế kỷ 19, trong đó có quả chuông đúc năm Gia Long 2 [1803].

Tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay tại chùa Bút Tháp - Ảnh sưu tầm

Vạn Bảo là hòn núi thấp của khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long và nơi đây cũng là một trong 13 trại, tương truyền được tạo lập từ thời Lý, cùng với câu chuyện về ông Hoàng Lệ Mật được vua cho khai khẩn vùng đất này.

.jpg]

Chùa Bút Tháp - Ảnh sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

Là một di tích thuộc loại hình kiến trúc Phật giáo, chùa Bát Tháp nằm trên một khu đất cao theo hướng Nam, có một khuôn viên rộng rãi, thoáng đạt. Tam quan của chùa khá đồ sộ, xây hai tầng tám mái với lối vào được tạo dựng theo hai dạng thức khác nhau. Cửa chính có bề mặt hình chữ nhật, phần dưới mở vòm cửa lớn trông thẳng vào Tiền đường. Tầng trên mở nhiều cửa nhỏ trông ra bốn phía.

Kiến trúc cổ kính và trang nghiêm - Ảnh sưu tầm

Hai bên cửa được xây giống nhau trên trổ những cửa tròn “sắc - không” theo giáo lý đạo Phật. Tiền đường có quy mô lớn, hàng hiên trước khá rộng do mái chảy dài. Ngoài hiên là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối ca ngợi công đức nhà Phật và cảnh đẹp của chùa cùng những trang trí hình long, ly, quy, phượng:

“Vạn thuỷ toàn lâm bát địa quảng khai chung tú khí

Bảo sơn củng phục tháp đài quang hiển chấn đông phong”.

Dịch nghĩa:

Muôn nước đổ về, bát đất mở to hun khí đẹp

Bảo sơn chầu phục, tháp đài sáng rõ dậy gió đông.

.jpg]

Một góc sân viện - Ảnh sưu tầm

Về nội thất, các bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu “thượng chồng rường, giá chiêng, hạ kẻ”. Ở đây, các con rường được chạm nổi hình lá ba chẽ, nét chạm sâu và nổi khối tạo cảm giác khoẻ, vững chãi cho kiến trúc. Trên những bức cốn, hình rồng cuốn thuỷ, rồng ổ, hổ phù cùng cây cỏ… được thể hiện với hình thức chạm nổi, phần nào đã làm giảm bớt vẻ khô cứng của khối kiến trúc gỗ.

Kiến trúc cổ kính nơi đây - Ảnh sưu tầm

Hậu cung gồm 3 gian, được làm theo kiểu “chồng rường, giá chiêng”. Trên các xà thượng và hạ đều treo hệ thống y môn, cửa võng, hoành phi… góp phần cho ngôi chùa thêm vẻ lộng lẫy.

Chùa Bút Tháp - Ảnh sưu tầm

Một góc sân Chùa - Ảnh sưu tầm

Hệ thống tượng tròn trong di tích gồm hai loại khác nhau: tượng Phật và tượng Mẫu, được làm bằng chất liệu gỗ và đồng. Niên đại tạo tác cũng không đồng nhất, một số ít ra đời vào cuối thời Lê, còn đa phần là những tác phẩm thuộc thời Nguyễn. Ở vị trí trang trọng nhất là bộ Tam thế, phía dưới là tượng Phật Thế tôn với hai bên là A-nan và Ca-diếp. Cuối cùng là toà Cửu Long với đức Phật Thích Ca sơ sinh bằng đồng đứng giữa. Tượng có kích thước nhỏ, một chân bước lên phía trước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, thể hiện câu nói khẳng định vị trí tối thượng của nhà Phật: “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” [Trên trời dưới đất, chỉ có ta là có quyền lực cao nhất]. Có thể thấy, trong các pho tượng của chùa, nổi bật hơn cả vẫn là bộ Tam thế gồm ba pho tượng tương đối giống nhau cả về kích thước và hình thức thể hiện. Những pho tượng này mang nhiều nét dân gian với cụm tóc kết hình ốc theo hàng ngang, mặt tượng có tính khái quát tượng trưng với đôi mắt khép hờ, sống mũi thẳng, nhân trung sâu. Tai tượng lớn, ngực nở và trên thân phủ áo hai lớp với những nếp chảy mềm mại, mang tính nghệ thuật cao.

Kiến trúc cổ kính của Chùa Bút Tháp Hà Nội - Ảnh sưu tầm

Ngôi chùa rêu phong theo tháng năm - Ảnh sưu tầm

Nhìn chung, trên kiến trúc chùa Bát Tháp đã thấy rõ cách tạo khối chắc khoẻ, gây được cảm giác mạnh mẽ đối với con người. Bên cạnh đó, những đầu đao cong vút cùng các đề tài trang trí điểm xuyết lại tạo nên sự nhẹ nhàng, bay bổng cho kiến trúc. Bố cục chung của toàn bộ ngôi chùa cũng rất chặt chẽ, gắn kết và tôn đẩy lẫn nhau, đưa khách tham quan đi từ sự choáng ngợp, ngỡ ngàng ban đầu đến sự yên tĩnh, thanh u của khu chùa chính. Số lượng tượng tròn ở đây tuy không nhiều, kích thước vừa phải, nhưng có giá trị thẩm mỹ cao. Là những pho tượng mang ý nghĩa tôn giáo, nghĩa là phải tuân theo những quy định ngặt nghèo của lý thuyết cổ xưa, song bằng sức lao động sáng tạo, nghệ nhân xưa đã tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị theo dòng điêu khắc dân gian truyền thống.

Tháp Báo Nghiêm - Ảnh sưu tầm

Xem thêm: Các tour giá tốt tại Hà Nội

Ngoài ra, di tích chùa Bát Tháp còn giữ gìn được khá nhiều di vật có giá trị như: đôi hạc đồng, bát hương, chuông đồng “Bát Tháp tự chung” đúc năm Gia Long thứ 2 [1803]… góp phần làm cho di tích thêm sống động, phong phú.

Cây đa rợp bóng - Ảnh sưu tầm

Nằm trong khu vực phân bố gồm nhiều di tích văn hoá có liên quan đến thành cổ và vùng “Thập tam trại” xưa, sự tồn tại cùng quá trình lịch sử lâu đời của chùa Bát Tháp là vật chứng quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc tìm hiểu lịch sử của Thủ đô. Đó còn là một di tích kiến trúc nghệ thuật bề thế, hài hoà và có những vẻ đẹp ít thấy trong các di tích tôn giáo ở Hà Nội cũng như cả nước.

Chùa Bút Tháp - Ảnh sưu tầm

Với một cảnh quan đẹp, hoà nhập với môi trường, lại có vị trí giao thông thuận tiện, chùa Bát Tháp chắc chắn sẽ là một địa chỉ văn hoá thu hút sự chú ý của khách tham quan, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân Thủ đô trên bước đường xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và giàu tính truyền thống.

Chùa Bát Tháp đã được Bộ Văn hoá và Thông tin ra quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5 tháng 9 năm 1989 công nhận là “di tích kiến trúc nghệ thuật” do Thứ trưởng Nông Quốc Tuấn ký.

Chủ Đề