Chuẩn đầu ra môn học nguyên lý kế toán năm 2024

- Vị trí: Môn học nguyên lý kế toán thuộc nhóm các môn học cơ sở được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học chung. Môn học có vị trí quan trọng trong khoa học kinh tế quản lý nói chung và khoa học kế toán nói riêng. Trong nhóm các môn học cơ sở, môn Lý thuyết hạch toán kế toán được bố trí sau các môn: Kinh tế chính trị; Lý thuyết thống kê; Lý thuyết tiền tệ tín dụng; Lý thuyết tài chính.

- Tính chất: Môn học nguyên lý kế toán cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về kế toán làm cơ sở cho học sinh học tốt các môn chuyên môn của nghề.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

- Kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản của lĩnh vực kế toán: Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, yêu cầu, đối tượng của kế toán.

+ Phân loại được tài sản của đơn vị kế toán và hệ thống phương pháp kế toán.

+ Phân biệt được các hình thức kế toán và xác định được các loại sổ sách cần thiết cho từng hình thức kế toán.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các phương pháp kế toán để thực hành ghi chép các hoạt động chủ yếu trong đơn vị kế toán.

+ Vận dụng được những kiến thức đã được học vào nghiên cứu môn học chuyên môn cuả nghề và ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn sau này.

- Thái độ:

+ Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

+ Tuân thủ những yêu cầu về phẩm chất của nghề kế toán là trung thực, chính xác, khoa học.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương mục

Thời gian [giờ]

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Vai trò, chức năng, đối tượng và phương pháp hạch toán kế toán

Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán

Một số khái niệm và nguyên tắc kế toán

Đối tượng của hạch toán kế toán

Phương pháp hạch toán kế toán

3

3

II

Phương pháp chứng từ kế toán

Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán

Các loại chứng từ kế toán

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Kiểm kê

6

2

4

III

Phương pháp tài khoản kế toán

Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán

Cách ghi chép vào tài khoản

Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán

Phân loại tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán

15

7

8

1

IV

Phương pháp tính giá và kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu

Phương pháp tính giá

Kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu

9

3

6

V

Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán

Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán

Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán

Những công việc chuẩn bị trước khi lập các Bảng tổng hợp – cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán

12

6

6

1

VI

Sổ kế toán và hình thức kế toán

Sổ kế toán

Hình thức kế toán

12

6

6

VII

Tổ chức công tác hạch toán kế toán

Ý nghĩa và nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán

Nội dung tổ chức công tác hạch toán kế toán

3

3

Cộng

60

28

30

2

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Vai trò, chức năng, đối tượng

và phương pháp hạch toán kế toán

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán.

- Xác định được đối tượng của hạch toán kế toán.

- Phân loại được toàn bộ tài sản của đơn vị kế toán.

- Phân tích được khái niệm của từng phương pháp trong hệ thống phương pháp kế toán.

- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

Nội dung:

1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán

1.1. Hạch toán kế toán và tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán

1.2. Vai trò của hạch toán kế toán trong nền kinh tế thị trường

1.3. Chức năng và nhiệm vụ của hạch toán kế toán

1.4. Phân loại hạch toán kế toán

2. Một số khái niệm và nguyên tắc kế toán

3. Đối tượng của hạch toán kế toán

3.1. Đối tượng chung của hạch toán kế toán

3.2. Đối tượng cụ thể của hạch toán kế toán trong các đơn vị

4. Phương pháp hạch toán kế toán

4.1. Phương pháp chứng từ kế toán

4.2. Phương pháp tài khoản kế toán

4.3. Phương pháp tính giá

4.4. Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán

5. Thực hành

- Phân tích tài sản của đơn vị kế toán

- Xác định đối tượng chung của hạch toán kế toán

- Phân loại tài sản của đơn vị theo 2 cách phân loại

- Tính tổng giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vị

Chương 2: Phương pháp chứng từ kế toán

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán; chứng từ kế toán.

- Trình bày được nội dung cụ thể và tác dụng của từng cách phân loại chứng từ kế toán.

- Xác định được một chứng từ hợp pháp, hợp lệ.

- Vận dụng đúng trình tự luân chuyển chứng từ kế toán.

- Phân loại được các loại chứng từ kế toán, các loại kiểm kê.

- Lập được các chứng từ kế toán theo đúng mẫu quy định của chế độ kế toán hiện hành.

- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

Nội dung:

1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán

2. Các loại chứng từ kế toán

2.1. Khái niệm và ý nghĩa của chứng từ kế toán

2.2. Các loại chứng từ kế toán

2.3. Các yếu tố cơ bản của chứng từ

3. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

4. Kiểm kê

5. Thực hành

- Xác định các yếu tố của chứng từ kế toán.

- Phân loại chứng từ kế toán của đơn vị theo nội dung.

- Lập các chứng từ kế toán: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng

6. Kiểm tra

Chương 3: Phương pháp tài khoản kế toán

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm phương pháp tài khoản kế toán, tài khoản kế toán, định khoản kế toán.

- Mô tả được kết cấu chung của tài khoản kế toán.

- Vận dụng được cách ghi chép vào tài khoản kế toán trên các tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán.

- Mô tả được hệ thống tài khoản kế toán.

- Phân loại được kết cấu chung của một số loại tài khoản kế toán chủ yếu.

- Lập được định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Thực hiện được việc kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán chi tiết và tài khoản kế toán tổng hợp.

- Phân loại được các tài khoản phản ảnh trong hệ thống tài khoản kế toán

- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

Nội dung:

1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán

2. Tài khoản kế toán

2.1. Khái niệm tài khoản kế toán

2.2. Kết cấu chung của tài khoản kế toán

2.3. Nội dung và kết cấu chung của một số loại tài khoản kế toán chủ yếu

3. Cách ghi chép vào tài khoản

3.1. Ghi đơn vào tài khoản kế toán

3.2. Ghi kép vào tài khoản kế toán

4. Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán

4.1. Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp

4.2. Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán chi tiết với tài khoản kế toán tổng hợp tương ứng

5. Phân loại tài khoản kế toán

5.1. Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế

5.2. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu

5.3. Phân loại theo mối quan hệ tài khoản kế toán với các báo cáo tài chính

5.4. Phân loại tài khoản kế toán theo mức độ khái quát của đối tượng kế toán phản ảnh trong tài khoản

6. Hệ thống tài khoản kế toán

7. Thực hành

- Xác định nội dung, kết cấu của từng loại tài khoản

- Định khoản kế toán

- Phản ánh vào sơ đồ chữ T, cộng số phát sinh, tính số dư cuối tháng.

- Lập Bảng đối chiếu số phát sinh.

- Lập bảng chi tiết số phát sinh.

8. Kiểm tra

Chương 4: Phương pháp tính giá

và kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tính giá tài sản, nội dung của các bước tính giá tài sản.

- Mô tả được nội dung, kết cấu của các tài khoản sử dụng trong qúa trình mua hàng, qúa trình sản xuất, quá trình bán hàng.

- Xác định được nội dung chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản.

- Phân tích được các yêu cầu của việc tính giá tài sản.

- Vận dụng cách ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán.

- Thực hiện được việc ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán.

- Vẽ được sơ đồ khái quát và giải thích trình tự ghi chép các nghiệp vụ kinh tế quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình bán hàng vào tài khoản kế toán.

- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

- Tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp

Nội dung:

1. Phương pháp tính giá

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tính giá

1.2. Yêu cầu của việc tính giá tài sản

1.3. Nguyên tắc tính giá của tài sản

1.4. Trình tự tính giá tài sản

2. Kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu

2.1. Kế toán qúa trình mua hàng

- Nhiệm vụ kế toán quá trình mua hàng

- Tài khoản kế toán sử dụng

- Cách ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu vào tài khoản kế toán

2.2. Kế toán quá trình sản xuất

- Nhiệm vụ kế toán quá trình sản xuất

- Tài khoản kế toán sử dụng

- Cách ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu vào tài khoản kế toán

2.3. Kế toán quá trình bán hàng

- Nhiệm vụ kế toán quá trình bán hàng

- Tài khoản kế toán sử dụng

- Cách ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu vào tài khoản kế toán

3. Thực hành

- Xác định các bước tính giá và quy tắc tính giá tài sản theo chế độ kế toán hiện hành.

- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc quá trình mua hàng.

- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc quá trình sản xuất.

- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc quá trình bán hàng

4. Kiểm tra

Chương 5: Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán; Bảng cân đối kế toán.

- Mô tả được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán.

- Nêu lên được nguyên tắc và phương pháp chung lập Bảng cân đối kế toán.

- Xác định được tính chất “cân đối” của Bảng cân đối kế toán.

- Phân loại được các trường hợp tăng, giảm tài sản hoặc nguồn vốn làm ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán.

- Phân biệt được số dư trên các tài khoản để ghi vào các chỉ tiêu bên tài sản hoặc nguồn vốn cho phù hợp.

- Phân tích được mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán với tài khoản kế toán.

- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

- Tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp

Nội dung:

1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán

2. Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán

3. Những công việc chuẩn bị trước khi lập các Bảng tổng hợp – cân đối kế toán

4. Bảng cân đối kế toán

4.1. Khái niệm và ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán

4.2. Nội dung và kết cấu của Bảng cân đối kế toán

4.3. Tính chất “cân đối” của Bảng cân đối kế toán

4.4. Nguyên tắc và phương pháp chung lập Bảng cân đối kế toán

4.5. Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán với tài khoản kế toán

5. Thực hành

- Sử dụng số liệu về số dư đầu kỳ trên tài khoản kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ để lập bảng cân đối kế toán.

- Sử dụng số liệu trên bảng cân đối kế toán để mở tài khoản kế toán

6. Kiểm tra

Chương 6: Sổ kế toán và hình thức kế toán

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của sổ kế toán.

- Phân biệt được các loại sổ kế toán

- Vận dụng được các quy tắc ghi sổ kế toán để ghi sổ kế toán.

- Chỉ ra được các phương pháp chữa sổ kế toán.

- Phân biệt được các hình thức kế toán

- Trình bày được đặc điểm, sổ kế toán sử dụng, trình tự và phương pháp ghi sổ theo từng hình thức.

- Tổ chức được hệ thống sổ kế toán

- Lựa chọn được hình thức kế toán phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp.

- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

- Tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp

Nội dung:

1. Sổ kế toán

1.1. Khái niệm và ý nghĩa sổ kế toán

1.2. Các loại sổ kế toán

1.3. Quy tắc sổ kế toán

- Ghi sổ kế toán

- Sửa chữa sai sót trong sổ kế toán

- Nguyên tắc lập và đăng ký sổ kế toán

- Nguyên tắc ghi sổ kế toán trên máy vi tính

2. Hình thức kế toán

2.1. Khái niệm hình thức kế toán

2.2. Hình thức kế toán

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

- Hình thức kế toán Nhật ký chung

- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

- Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái

- Hình thức kế toán trên máy vi tính

3. Thực hành

- Phân loại sổ kế toán và quy trình ghi sổ kế toán.

- Phân biệt các hình thức kế toán và xác định trình tự ghi sổ cho từng hình thức.

- Ghi sổ kế toán chi tiết: Nguyên liệu vật liệu, Phải trả người bán…

- Ghi sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái

- Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán.

4. Kiểm tra

Chương 7: Tổ chức công tác hạch toán kế toán

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán

- Chỉ ra được những yêu cầu để tổ chức tốt công tác kế toán.

- Nêu lên được một số nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán.

- Phân biệt các hình thức tổ chức công tác kế toán.

- Nêu được những nhiệm vụ của công việc kiểm tra kế toán.

- Nhận biết được kiểm toán nội bộ.

- Vẽ được sơ đồ và giải thích được chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán theo từng hình thức tổ chức công tác kế toán.

- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

- Tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp

Nội dung:

1. Ý nghĩa và nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán

1.1. Ý nghĩa tổ chức công tác hạch toán kế toán

1.2. Nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán

2. Nội dung tổ chức công tác hạch toán kế toán

2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

2.3. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán

2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

2.5. Tổ chức bộ máy kế toán

2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Phòng học lý thuyết

- Máy tính, máy chiếu projecto

- Đề cương, giáo án, bài giảng môn hoc, giáo trình, tài liệu tham khảo

- Giáo trình, tài liệu phát tay và các tài liệu liên quan khác: Hệ thống tài khoản kế toán; Biểu mẫu chứng từ kế toán, sổ kế toán, Bảng đối chiếu số phát sinh, Bảng cân đối kế toán

- Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn lý thuyết kế toán

- Câu hỏi, bài tập thực hành

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ::

- Kiểm tra lý thuyết với các nội dung đã học có liên hệ với thực tiễn.

- Thực hành: Kiểm tra và đánh giá các bài thảo luận của các nhóm qua các bài thực hành.

- Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra viết [Tự luận và trắc nghiệm]

- Đánh giá cuối môn học: Tự luận và trắc nghiệm

VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng. Tổng thời gian thực hiện môn học là 45 giờ, giáo viên giảng các tiết lý thuyết kết hợp với các bài tập thực hành đan xen.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Chủ Đề