Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra xây dựng quận

Thứ tư,27/09/2017 11:00

Xem với cỡ chữ

Vị trí, chức năng:Thanh tra Bộ Xây dựng [sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ] là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng, giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ và thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.Thanh tra Bộ chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.Thanh tra Bộ có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ:

1.1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước ngành Xây dựng.

1.2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

1.3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật.

1.4. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

1.5. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1.6. Giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

1.7. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ngành Xây dựng theo quy định của pháp luật.

1.8. Thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật.

1.9. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở Xây dựng và cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thanh tra chuyên ngành Xây dựng tại các Bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

1.10. Báo cáo định kỳ, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra với Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng thanh tra Chính phủ.

1.11. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.

1.12. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ, thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật.

1.13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng:

2.1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

2.2. Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt.

2.3. Quyết định thanh tra hoặc trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

2.4. Trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập cộng tác viên thanh tra thực hiện thanh tra theo quy định của pháp luật.

2.5. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Xây dựng khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.

2.6. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý cửa cơ quan, tổ chức đó.

2.7. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng thanh tra Chính phủ.

2.8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật.

2.9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.

Cơ cấu tổ chức:

1. Các đơn vị trực thuộc:

1.1. Phòng Tổng hợp.

1.2. Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1.3. Phòng Thanh tra xây dựng 1.

1.4. Phòng Thanh tra xây dựng 2.

1.5. Phòng Thanh tra xây dựng 3.

1.6. Phòng Thanh tra xây dựng 4.

1.7. Phòng Phòng, chống tham nhũng.

1.8. Phòng Tiếp công dân.

1.9. Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra.

Các phòng có cấp trưởng, một số cấp phó và các công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ với định biên phù hợp nhu cầu nhiệm vụ công tác của Thanh tra Bộ theo từng thời kỳ.

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Lãnh đạo Thanh tra Bộ:

2.1. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và các Phó chánh Thanh tra.

2.2. Chánh Thanh tra và Phó chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng và pháp luật.

2.3. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra có trách nhiệm lập kế hoạch công tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế của Thanh tra Bộ; xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Thanh tra Bộ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong Thanh tra Bộ và tuân thủ các quy định của Luật Thanh tra, Thanh tra Chính phủ và báo cáo Bộ trưởng.

2.4. Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bộ; Phó chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.


Nguồn: Quyết định 988/QĐ-BXD.

THANH TRA QUẬN

Địa chỉ: Số 9 Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024.35543762

Email: 

 

Chánh Thanh tra:

Nguyễn Thu Hiền
 

Phó Chánh Thanh tra:

Nguyễn Hồng Thái
     

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Thanh tra quận là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra quận có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân quận mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra thành phố.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Thanh tra quận thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định, chỉ thị về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch sau khi được Ủy ban nhân dân quận hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phê duyệt.

4. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức phường.

5. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

6. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban Thanh tra nhân dân phường.

7. Về thanh tra:

a] Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân phường, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ủy ban nhân dân phường, nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

b] Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận giao;

c] Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra quận và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.

8. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a] Hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân quận thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

b] Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân quận trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận;

c] Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận khi được giao;

d] Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem xét, giải quyết lại theo quy định;

đ] Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận;

e] Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

9. Về phòng, chống tham nhũng:

a] Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân phường và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân quận;

b] Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;

c] Tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi địa phương mình; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Thành phố;

d] Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

10. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra quận theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

11. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra quận.

12. Tổng hợp, thông tin, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Ủy ban nhân dân quận và Thanh tra Thành phố.

13. Quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra quận theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân quận.

14. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân quận.

15. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân quận giao và theo quy định của pháp luật.

3. Thành tích nổi bật

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2010;

- Bằng khen của UBND Thành Phố năm 2013.

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề