Chúng ta lãnh nhận bí tích hoà giải khi nào năm 2024

Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta các Bí tích như là những hồng ân. Có hai Bí tích có thể lãnh nhận thường xuyên: Giải tội và Thánh Thể. Tại sao chúng ta lại đánh mất đi nguồn ân sủng đang sẵn có cho mình!? Ân sủng của Bí tích thì vô hạn! Nếu biết ân sủng có hiệu lực như thế nào trong Bí tích Thánh Thể, chắc chắn chúng ta sẽ tham dự Thánh lễ mỗi ngày! Tuy nhiên, nhiều người không chỉ không tham dự Thánh lễ hàng ngày mà còn không đến dự Thánh lễ Chúa nhật nữa!

Không chỉ thường xuyên lãnh nhận Bí tích thì quan trọng nhưng cách thức mà chúng ta nhận lãnh cũng xác định phần nào ân sủng chúng ta nhận được.

Sách Giáo lý cho chúng ta biết: "Hiệu quả của các Bí tích còn tuỳ thuộc vào thái độ nội tâm của người lãnh nhận.” [CCC 1128]

Nếu bị chia trí hoặc không có tâm tình đúng, chúng ta sẽ nhận được ít ân sủng hơn là khi chúng ta chú ý, đầy tràn niềm tin, tình yêu và lòng biết ơn! Đó là lý do tại sao khi Rước lễ, điều quan trọng là phải cố gắng hết sức ý thức để tập trung, tin vào Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Giêsu và quyền năng của Người biến đổi chúng ta. Sau khi rước lễ, chúng ta nên nếm hương vị ân sủng và nói chuyện với Chúa Giêsu từ trái tim của mình, cảm tạ và ngợi khen tình yêu, sự tốt lành của Chúa... chắc chắn chúng ta sẽ được dồi dào ân sủng! Hãy cố gắng duy trì sự hiệp thông mật thiết này với Chúa Giêsu càng lâu càng tốt.

Các ân sủng Bí tích thì ban phát những ân huệ riêng biệt cho từng Bí tích. Bí tích Thánh Thể thường được gọi là Bí tích Tình yêu và sự hiệp thông. Bí tích Thánh Thể kết hợp chúng ta với nhau và với Đức Kitô, giúp chúng ta phát triển trong tình bác ái. Bí tích Thánh Thể còn được gọi là thần lương nuôi dưỡng linh hồn trên đường lữ thứ. Vì vậy, các ân sủng củng cố và giúp chúng ta nên giống Chúa Kitô, ban sức mạnh để kiên trì trong sự thánh thiện.

Tương tự với Bí tích Hoà giải. Nhiều người đang bị đe dọa bởi bí tích của lòng thương xót và tình yêu này. Họ sợ phải xưng tội vì lý do này hay lý do khác. Có lẽ họ đã có kinh nghiệm xấu với một linh mục chăng!? Nhưng nên cố gắng khắc phục những trở ngại này vì nó có thể khiến chúng ta không nhận được ơn tha thứ, sự chữa lành và ân sủng để tránh rơi vào các dịp tội. Hòa giải là một bí tích quyền năng - giải thoát chúng ta, chữa lành và đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn.

Vậy bao lâu thì bạn nên đi xưng tội? Trước tiên, bạn nên đi càng sớm càng tốt sau khi phạm tội trọng. Một tội trọng là điều gì đó nghiêm trọng, biết đó là tội trọng mà vẫn làm. Ở đây có thể có vài trường hợp được giảm nhẹ để tha bớt hình phạt. Nhưng nếu không rõ, bạn có thể hỏi một linh mục hay hỏi lúc đi xưng tội. Ngay cả khi không phạm tội trọng, chúng ta nên đi xưng tội ít nhất mỗi tháng một lần, để xưng thú các tội nhẹ và những khuyết điểm của mình. Việc năng xưng các tội nhẹ giúp chúng ta ý thức tội lỗi, thống hối và phấn đấu để nên thánh thiện.

Điều quan trọng cần lưu ý là sự tinh tế - khuynh hướng nghĩ rằng điều gì đó là tội trọng trong khi đó nó không phải - nó không lành mạnh. Nên có một nhận thức đúng về tội lỗi chúng ta, phải ăn năn và đi xưng tội. Nhưng không nên bận tâm hoặc lo lắng là mình đang phạm tội trong khi chúng ta lại không! Kẻ thù có thể đẩy một người đến mức cực đoan, nơi mà nó không tốt.

Ân sủng của Bí tích Giải tội là được chữa lành. Nó chữa chúng ta khỏi những vết thương do tội lỗi gây ra. Nó khôi phục mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau. Nó cũng là làm sạch: rửa sạch tội lỗi và cho một khởi đầu mới. Nó giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và giúp tránh rơi vào các dịp tội trong tương lai.

Một lần nữa, tính chất thì quan trọng. Dành thời gian để tự vấn lương tâm là điều cần thiết để làm tốt việc đi xưng tội. Sau đó thật lòng ăn năn vì tội của mình. Sự ăn năn thì cần thiết và càng hối lỗi thì càng tốt. Hãy thử nghĩ xem Thiên Chúa tốt với chúng ta như thế nào, nhưng chúng ta vẫn phạm tội nghịch với Người. Đọc kinh Ăn Năn Tội là một cách tốt để rèn luyện cảm thức đau buồn về tội lỗi của mình. Sau đó việc sửa đổi để tránh những dịp tội giúp chúng ta khao khát, thực hiện các bước để tránh phạm lại cùng một tội. Khi đang được tha tội, hãy biết ơn lòng thương xót của Người, cảm ơn Người từ trái tim bạn và hãy vui vẻ!

Một cách khác để nhận lãnh ân sủng là Chầu Thánh Thể hoặc cầu nguyện trước Thánh Nhan Chúa Giêsu được tôn kính trong mặt nhật. Chầu Thánh Thể là sự kéo dài của Thánh lễ. Thờ lạy, cầu nguyện trước Thánh Nhan Chúa Giêsu là một cách tuyệt vời để chúng ta tiến gần đến Chúa Giêsu hơn. Cầu nguyện là cần thiết, nhưng cầu nguyện trong sự hiện diện của Thánh Thể thì hiệu quả hơn! Sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Mình Thánh thì tuyệt hảo so với những cách mà Người hiện diện trong Kinh Thánh và trong việc hai hay ba người họp lại. Khi ở trước sự hiện diện của Thánh Thể, chúng ta nhận được nhiều ân sủng hơn là khi không có.

Chúng ta biết từ sách Công vụ Tông đồ là sau khi Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, các Kitô hữu đầu tiên tập họp thường xuyên cho việc bẻ bánh [Công vụ 2:42]. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng Đức Mẹ tham dự vào việc bẻ bánh và nhận lãnh Thánh Thể với lòng tôn kính, tin cậy và yêu thương, kết hợp với Chúa Kitô và ý muốn của Chúa Cha. Đức Mẹ có một tính cách hoàn hảo để nhận lãnh tất cả các ân sủng có thể có từ Thánh Thể.

Do đó, chúng ta cũng vậy, nên bắt chước Mẹ Maria khi rước Mình Thánh Chúa với sự chú tâm, tin tưởng và yêu thương. Hơn nữa, chúng ta còn có ân sủng của Bí tích Hòa Giải, nên đi xưng tội thường xuyên với lòng thống hối. Cuối cùng, với ân sủng của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể để trong Nhà tạm hoặc được tôn kính trong mặt nhật, chúng ta nên dành thời gian để thờ phượng, cầu nguyện trước sự hiện diện của Thánh Thể. Khi chúng ta tận dụng các Bí tích, Chúa sẽ tuôn đổ ơn của Người trên chúng ta.

Chủ Đề