Chuyên đề liên kết câu và liên kết đoạn văn năm 2024

Để liên kết một câu với câu đứng trước nó ỉu có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.

Ví dụ: Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh.

+ Các từ Anh chiến sĩ, nét hoa văn trong câu thứ hai dù được lặp lại nhưng câu văn không bị rườm rà và chúng có tác dụng liên kết hai câu lại với nhau.

+ Khi viết, không nên lạm dụng phép lặp vì sẽ làm cho câu văn rườm rà.

– Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, vật hay việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa để thay thế cho những từ đã dùng ở câu trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh được lặp từ nhiều lần.

Ví dụ: Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ.

+ Từ anh trong câu thứ hai được thay thế cho từ Hai Long để hai câu có sự liên kết với nhau mà tránh lặp lại từ làm cho câu vãn thêm sinh động.

– Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong hài, ta có thể liên kết các câu ấy quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…

Ví dụ: Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.

Vì thế tôi thường là đứa phát hiện ra bóng hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ gánh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

+ Từ Nhung trong câu thứ nhất có tác dụng liên kết các câu trong đoạn một.

+ Từ Vì thế trong câu thứ hai có tác dụng liên kết hai đoạn thứ nhất và thứ hai vì “tôi” phải đi qua bờ Hồ Gươm, “tôi” thường nhìn lên các vòm cây để lẩm nhẩm ôn bài nên “tôi” thường phát hiện ra bông gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn [trong Hồ Gươm].

+ Từ Rồi trong câu thứ hai có tác dụng liên kết các câu trong đoạn hai.

II. Ví dụ về các dạng bài

Ví dụ 1: Tìm các từ ngữ được lặp lại để liên kết các câu trong 2 đoạn văn sau:

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như những cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ.

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

Trả lời: Trong đoạn thứ nhất, các từ được lặp lại: Thuyền.

– Trong đoạn thứ hai, các từ được lặp lại: Những con.

Ví dụ 2: Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào, tìm các từ ngữ thể hiện điều đó.

Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, miệng luôn kêu: “rét! rét!”. Thế mà mới sáng tinh mơ, chú gà trống đã nhảy tót lên ngọn đống rơm gáy inh ỏi cả xóm làng. Tiếng gáy của chú lanh lảnh vang xa đánh thức mọi người trở dậy.

[Tập đọc lớp 2 – Năm 2002]

Trả lời:

Có 2 cách liên kết câu trong đoạn văn trên.

– Lặp từ ngữ: Các từ ngữ được lặp lại đó là: bác, chú.

– Dùng từ có tác dụng nối: Thế mà.

Ví dụ 3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau và cho biết các câu đoạn văn sau khi điền xong được liên kết với nhau như thế nào.

Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. ……….. vờn bên

trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. ……….., ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ……….. lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. Keo vật xem chừng chán ngắt.

Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. ……….. nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ……….., ôm lấy một bên chân ……….. bốc lên. Người xem bốn phía reo ồ lên. ……….. thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khoẻ bằng voi cũng phải ngã.

[Theo Kim Lân]

Trả lời:

– Điền như sau: Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. Keo vật xem chừng chán ngắt.

Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông, bốc lên. Người xem bốn phía reo ồ lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khoẻ bằng voi cũng phải ngã.

– Có 3 cách liên kết câu trong đoạn văn trên.

+ Lặp từ ngữ: Các từ ngữ được lặp lại đó là: Ông cản Ngũ, Quắm Đen.

+ Thay thế từ ngữ: Anh thay cho Quắm Đen, ông thay cho ông Cản Ngũ.

+ Dùng từ có tác dụng nối: Trái lại, Thôi.

Ví dụ 4: Chẹn từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của mỗi từ đó trong việc liên kết các câu trong đoạn văn:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại ……….. sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. ……….. búp nõn là ……….. ánh nến trong xanh. ……….. đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. ……….. gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. ……….. chấm dứt những ngày tưng

bừng, ồn ã lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư ……….. đứng im, cao lớn, hiền

lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Trả lời:

Điền như sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đểu lóng lánh, lung linh trong nắng, chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ổn-ã lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

– cây gạo, hàng ngàn, cây được lặp lại ở những câu trước.

– Tất cả có tác dụng nối giữa hai câu.

– Chúng thay thê cho Chào mào, sáo sậu, sáo đen.

Ví dụ 5: Tìm các từ có tác dụng nối giữa các câu trong 2 đoạn văn sau:

Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng.

Ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

[Theo truyện cổ tích Việt Nam]

Trả lời:

Các từ có tác dụng nối: Vừa, Thấy thế, Nhưng, Ngày nay.

– Các từ: Vừa, Thấy thế. Nhưng có tác dụng liên kết giữa các câu.

– Từ Ngày nay có tác dụng liên kết hai đoạn với nhau.

Ví dụ 6: Tìm các từ dùng thay thế trong mỗi đoạn văn sau:

  1. Thuỷ nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em bước vào phòng thi. Ánh đèn hắt lén khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

[Theo Lưu Quang Vũ]

  1. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây lên cánh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

[Theo Quốc Chấn]

Trả lời:

  1. Các từ dùng thay thế là: em [bước vào], [khuôn mặt trắng trẻo của] em, Em [nâng đàn lên vai], [Vầng trán] cô bé được thay thế cho từ Thuỷ.
  1. Các từ dùng thay thế là: Cậu [nảy ra một ý], đứa trẻ táo tợn, Cậu bé [không chịu], [dẫn] cậu [tới hỏi] được thay cho từ Cao Bá Quát.

[Từ cậu bé trong câu đầu không phải là từ dùng thay thế mà là danh từ.]

Ví dụ 7: Thay các từ trùng lặp trong đoạn văn sau bằng các từ khác cho hợp lý:

Khi trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy Đác-uyn còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?’’. Đác-uyn ôn tồn đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Khi đã cao tuổi, Đác-uyn còn học thêm tiếng Đức. Con của Đác-uyn ngỏ ý muốn giúp Đác-uyn dịch các tài liệu tiếng Đức. Đác-uyn gạt đi. Cuối cùng, Đác-uyn đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác.

Trả lời:

– Các từ trùng lặp: Đác-uyn.

– Thay thế các từ như sau: Khi trớ thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác- uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?”. Ông ôn tồn đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Khi đã cao tuổi, ông còn học thêm tiếng Đức. Con của Đác-uyn ngỏ ý muốn giúp ông dịch các tài liệu tiếng Đức. Nhà bác học gạt đi. Cuối cùng, ông đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác.

Ví dụ 8: Tìm các từ có tác dụng nối điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Bác sĩ bão cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. ……….. cụ sợ mổ. ……….. cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái. ……….. cụ trốn về nhà. ……….. về đến nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại. Cụ bắt người học trò giỏi nhất đến cúng để trừ ma. ……….. cúng suốt ngày đêm mà bệnh vẫn không khỏi. ……….. cụ đành phải để con trai đưa lên bệnh viện để mổ. ……….. bác sĩ người Kinh đã mổ và chữa khói bệnh cho cụ. ……….. trước đây cụ không tin vào họ. Cụ thấy xấu hổ quá.

Trả lời:

Điền như sau:

Bác sĩ bảo cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. Thế nhưng cụ sợ mổ. Hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái. Thế là cụ trốn về nhà. Nhưng khi về đến nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại. Cụ bắt người học trò giỏi nhất đến cúng để trừ ma. Nhưng cúng suốt ngày đêm mà bệnh vẫn không khỏi. Cuối cùng, cụ đành phải để con trai đưa lên bệnh viện để mổ. Hoá ra bác sĩ người Kinh đã mổ và chữa khỏi bệnh cho cụ. Vậy mà trước đây cụ không tin vào họ. Cụ thấy xấu hổ quá.

[Phỏng theo Nguyễn Lăng]

Ví dụ 9: Tìm một từ điền vào được tất cả các chỗ trống trong đoạn văn sau và cho biết những từ nào được lặp lại để liên kết các câu:

Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó ……….. một hình ảnh lôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. ……….. những ngày nắng đẹp, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng ……….. cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi ……….. cánh màu trắng như màu áo chị tôi ……….. cánh màu xám bạc như màu áo bố tồi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Nhờ ……….. những cánh buồm đó mà hàng hoá được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Ngày nay, dù đã ……….. những con tàu thay thế nhưng cánh buồm quê tôi vẫn sống cùng sông nước và con người.

[Phỏng theo Băng Sơn]

Trả lời:

– Từ cần điền: có.

– 2 từ đầu và 2 từ cuối không phải là lặp từ.

III. Các bài luyện tập

1. Tìm các từ được lặp lại để liên kết các câu trong mỗi đoạn văn sau:

  1. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em oà khóc xin cô tiên hóa phép cho bà sống lại. Cô tiên nói: “Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu chịu không?” Hai anh em cùng nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại”

Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

[Theo Trần Hoài Dương]

  1. Chiều rồi đêm xuống. Trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm cỗ của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bén hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đó, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao, cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn, reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh!…”

[Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú]

2. Điền một từ vào chỗ chấm để liên kết các câu trong mỗi đoạn văn sau:

  1. Hoá ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam ……….. nên đã dạy tiếng Việt và kể cho ……….. nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam còn tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét. Về phần mình, ……….. đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam. Đã đến lúc chia tay. Dưới làn tuyết bay mù mịt, ……….. vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phó châu Âu hoa lệ, mến khách.

[Theo Quỳnh Phương]

  1. Ồ-guyn chí thích ăn luôn miệng và ít hoạt động. Người gã béo ục ịch quá đỗi, có lúc tưởng nghẹt thở. ……….. có một thầy thuốc trông nom sức khỏe. Khi ……….. tiêu hoá tốt, thầy thuốc ít có uy quyền. Nay ……….. ăn uống quá độ, thầy thuốc bắt ……….. phải phục tùng mình. Thầy nói thầy sẽ chữa khỏi bệnh cho bằng một con rắn thần đun trong nước hồng. ……….. đã bỏ ra nhiều tiền để thuê người tìm rắn thần. Nhưng tìm khắp nơi không thấy.

[Theo Vôn-Te]

  1. Tôi đã đi xuyên hòn đáo từ đông sang tây, xe bon bon chạy, hai bên đường chỉ thấy loang loáng một màu xanh rì của mía. Tướng chừng Cu-ba là cả một cánh đồng không bờ ruộng, không chân trời, trồng độc có một giống ……….. mà thôi. ……….. san sát như thành, cày nọ lấn cây kia mà mọc. Thế ……….. như nước vỡ bờ, đuối ra khói giang sơn cua nó lúa, ngô, khoai, đậu, mọi giống cây trồng khác. ……….. bủa vây lấy những gốc cọ, dường như cọ sợ ……….. tấn công, ngọn cọ nào cũng cố vút lên cao tít. Có khi đến hàng chục cây số, ……….. chen chúc nhau không một khe nào hớ. Thính thoáng lắm mới có một con đường nhỏ thọc sâu vào rừng ……….. thẳm, bí hiểm vô cùng.

[Theo Thép Mới]

  1. Bé mới mười tuổi. Bữa cơm, ……….. nhường hết thức ăn cho em. Hằng ngày, ……….. đi câu cá bống về băm sả, hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gò về cho mẹ. Thấy cái thau, cái vung nào ri người ta vứt, ……….. đem về cho ông Mười quần giới. Những hôm mẹ đi đánh bốt thường leo lên cây dừa để ngóng tin. Hôm nay, gió ngoài sông Hậu vẫn thổi vào lồng lộng. Nắng lên. làm cho trời cao và trong xanh lại leo lên cây dừa. Đứng trên đó, trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má ……….. đang đánh giặc.

[Theo Nguyễn Thi]

3. Tìm các từ dùng thay thế để liên kết các câu trong mỗi đoạn văn sau:

  1. A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hy Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thuỳ thủ trên chiếc tàu chớ ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài từng yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn say mê nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.

[Theo Lưu Anh]

  1. Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dưới màn khói và với thân hình nhỏ bé, cậu bé có thể tiến ra xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga-vrôt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thắng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy gió.

Nghĩa quân không rời mắt khói cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách ghê rợn.

[Theo Huy-Gô]

4. Tìm từ thay thế điền vào chỗ chấm để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

  1. Meo! Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy. Đó là Mèo Hung. ……….. có bộ lông mới đẹp làm sao, với những sắc vằn đo đỏ rất đúng với cái tên của Có lần, tôi thấy ……….. rón rén đến bên bồ thóc ngồi rình. ……….. này khôn thật. Chẳng là ngày thường chuột hay vào bồ thóc ăn vụng nên ……….. mới rình ở đây. Bỗng nhiên ……….. chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi phốc một cái. Thế là một chú chuột đã bị ……….. tóm gọn. Nhiều lúc tôi đang học bài, ……….. đến dụi dụi vào tay tôi, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với ……….. một tí.

[Phỏng theo Hoàng Đức Hải]

  1. Trên một chiếc tàu thủy rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô, khoảng 12 tuổi. Tàu nhổ neo được một lúc thì ……….. làm quen được với một người bạn đồng hành. Cô bé là Giu-li-ét-ta, cao hơn Ma-ri-ô. ……….. đang trên đường về nhà, rất vui vì sắp gặp được bố mẹ. Ma-ri-ô không kể gì về mình. Bố ……….. mới mất nên ……….. về quê sống với họ hàng.

Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô ……….. ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. ……….. quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán ……….., rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

[Theo A-Mi-Xi]

5. Tìm từ có tác dụng nối để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

  1. Giàn mướp ngoài vườn đã trổ hoa vàng rực rỡ. Chẳng bao lâu nữa, những trái mướp non xanh lại lúc líu, đong đưa dưới gầm trông thật là thích mắt. Khác với bố tôi, chi thích trồng cây cảnh và trong vườn của bố toàn cây cảnh, riêng ông nội tôi lại rất thích trồng cây ăn trái và khu vườn nhà ông được trồng đủ các loại trái cây. Ông trồng giàn mướp này là để lấy bóng mát nhưng lại được quả ăn, ông thường giải thích cho tôi về tác dụng của cây mướp, từ các món ăn từ mướp đến việc dùng xơ để rửa bát. Tính ông vốn rất tiết kiệm, chẳng thế mà ông đem đi bán từng quả mướp ngoài chợ lấy tiền mừng tuổi cho bọn tôi.

Cứ nghĩ đến tết sẽ được ông mừng tuổi bằng những đồng tiền bán mướp, tôi lại chịu khó xách nước giúp ông tưới cho giàn mướp và thầm mong mướp ngày càng sai quả.

[Phỏng theo Đỗ Lan Phương]

  1. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lén nhanh. Vì việc quán cấp bách, Trần Hưng Đạo đành đế voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.

Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng.Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hoá thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thể không về đến bến sông này nữa!’’ Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.

Ngày nay, sát bên bờ sông Hoá còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.

[Theo Đoàn Giỏi]

6. Chọn từ có tác dụng nối điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

  1. Chiều hôm ấy, cá bọn chúng tôi định rủ nhau ra bãi dâu chơi. ……….. trời lại đổ mưa rào. ……….. chúng tôi đành hoãn cuộc đi chơi lại và về nhà học bài. ……….. Đứa nào cũng buồn vì bị lỡ mất cuộc đi đầy vui vẻ. Sáng hôm sau đến lớp, cô giáo kiêm tra bài trong số chúng tôi không đứa nào bị điểm kém. Giờ ra chơi cá bọn không đứa nào nói ra. ……….. tôi biết trong bụng ai cũng cám ơn trận mưa chiều qua. ……….. thì cả bọn cũng không còn ai nuối tiếc cuộc đi ấy nữa.

[Phỏng Phạm Đức Hải Huy]

  1. Cuối thu, hoa thiên lí vãn dần. Bầy ong đến hút nhuỵ hoa, tìm mật hoa cũng thưa thớt dần. ……….. mới thấy một vài con ong bần đen nhánh chập chờn lượn qua lượn lại. ……….. giàn thiên lí vẫn xanh, một màu xanh ngăn ngắt. ……….. bà và mẹ, giàn thiên lí là tình nhớ thương, nỗi đợi chờ. ……….., giàn thiên lí lại là một mảnh trời riêng, năm tháng toả mát tâm hồn và ngôi nhà be bé, xinh xinh, ngào ngạt hương hoa.

[Theo Trương Thị Ngọc]

  1. Bà thở dài, nói: Ba anh em ruột mà chẳng giống nhau tẹo nào. ……….., bọn trẻ phản đối: mọi người ai cũng bảo chúng cháu giống nhau như đúc cơ mà. ……….. bà phân tích: về khuôn mặt có thể là như vậy đấy. ……….. này nhé, Ni-ki-ta chỉ nghĩ tới ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi, Gô-sa thì hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. ……….. Chi-om-ka bé nhất lại biết giúp bà. Cháu còn nghĩ tới cả những con chim bồ câu nữa. ……….. chúng cũng cần ăn chứ.

……….. ,điều bà muốn nói là: anh em ruột mà tính nết của các cháu chẳng giống nhau.

[Phỏng theo Giét-Xtép]

7. Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng những cách nào:

  1. Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loà cứa biên. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi. Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phú đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.

[Theo Anh Đức]

  1. Cô bắt đầu tiết học bằng một chất giọng ấm áp và mượt mà đầy truyền cảm. Cả lớp chăm chú lắng nghe như nuốt lấy từng lời của cô. Cô say sưa giảng bài, từng lời giảng của cô như rót vào tai chúng tôi những lời lẽ ngọt ngào, êm ái. Thỉnh thoảng cô lại trìu mến nhìn chúng tôi bằng ánh mắt dịu dàng và đặt những câu hỏi để chúng tôi tìm hiểu bài. Khi chúng tôi hăng hái giơ tay phát biểu, niềm vui của cô được thể hiện rõ trên khuôn mặt rạng rỡ. Nhiều khi, cả lớp im phăng phắc, tuyệt đối trật tự nghe cô giáng. Bài giảng của cô đã thực sự cuốn hút chúng tôi. Trong bài giảng ấy có cả những cánh buồm, bầu trời xanh ngắt tuyệt đẹp, cô đã đưa chúng tôi đến với những chân trời xa lạ bằng những ước mơ cao đẹp.

[Theo Nguyễn Phước Huyền Anh]

  1. Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong hốc đất hay trong thân cây vừng mảnh dẻ, ốm yếu.

Chích bông tuy bé nhỏ nhưng ai cũng quý. Chẳng những chích bông xinh xẻo là bạn của trẻ em mà chích bông còn là bạn của bà con nông dân.

[Theo Tô Hoài]

  1. Buổi chiều hôm ấy, không khí nặng nề như ngâm hơi nước. Trời tối sầm. Những đám mây đen trông gần ta hơn. Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như tiếng thác chảy nghe tận đằng xa.

Đến nửa đêm thì bốn phương trời đều như có gió nổi lên, họp thành một luồng gió mạnh gớm ghê. Thỉnh thoảng, luồng đông nam gặp luồng tây bắc quay cuồng, vật lộn như giận giữ, hò reo, một lúc lại tan như mưa đang to bỗng tạnh. Gió lại im như trốn đâu mất. Rồi đột nhiên lại kéo đến rất mau, chốc chốc lại rít lên những tiếng ghê sợ trên các ngọn cây. Vạn vật dường như sụp đổ dưới cơn bão loạn cuồng.

Mãi đến sáng hôm sau, cơn bão mới ngớt. Một cảnh tượng đau thương hiện ra. Cây nào, cây nấy cành lá xơ xác, lá rụng đầy vườn. Gốc bưởi bên bể nước bật rễ lên, nằm ngang trên mặt đất, quả lăn long lóc khắp sân.

[Theo Hàn Thế Du]

8. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm và cho biết các đoạn văn sau khi điền được liên kết với nhau bằng cách nào:

  1. Buổi sáng, mẹ đi làm, bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi.

Chơi ở vườn thích thật, có đủ thứ! Con chuồn chuồn đỏ chót đậu trên búp hoa dong riềng trồng như một quả ớt chín. ……….. đưa hai ngón tay nhấp nhấp chạm phải là ……….. ấy biến mất.

……….. cái cây “phải bỏng” lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của ……….. treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lổng xanh xai.h hồng hồng nhỏ xíu, xinh ơi là xinh!

……….. cái nạng ba cây ổi, láng như mặt ghế nệm xe, ngồi êm êm là! Gió trên vòm cây ổi xào xạc.

[Phỏng theo Hồng Nhu]

  1. Trong những con chim rừng, Lan thích nhất con nộc thua. Có hôm, Lan dậy thật sớm, ra suối lấy nước, chưa có con chim nào ra khói tổ. ……….. con ……….. đã hót ở trên cành. Có những hôm trời mưa gió rất to, những con chim khác đi trú mưa hết. Nhưng con ……….. vẫn bay đi kiếm mồi hoặc đậu trên cành cao hót một mình. Trong rừng chí nghe có tiếng mưa và tiếng chim chịu thương, chịu khó ấy hót mà thôi. ……….., có hôm Lan đi học một mình mà cũng thấy vui như có bạn đi cùng.

[Theo Quang Huy]

  1. Trời đang gay gắt. ……….. phía đầu nguồn, bầu trời thẫm bóng mây đen. Có tiếng rống ồ ổ từ phía cánh rừng trên. ……….. cơn lũ đến chớp nhoáng. Bầu trời tối sầm lại. Mưa trút xuống. Nước lũ như một con trăn khổng lồ, hung hăng ào đến, phóng ầm ầm trong thung lũng. ……….. có sức mạnh thật khủng khiếp.

Những tảng đá to bằng cái chum cũng bị nước cuốn, lục ục lăn đi trong dòng nước. ……….. cây chuối rừng nổi bập bềnh. ……….. cây gỗ lớn vùn vụt lao trên dòng. Một cây gỗ dài bị hút vào xoáy, chổng ngược thân lên khỏi mặt nước rồi như bị ai kéo tụt xuống, chìm nghỉm. Cứi xoáy nước dữ dội ấy trông như một miệng phễu khổng lồ. ……….. cứ quay tròn rất nhiều cành cây, bọt rác để rồi nuốt chửng.

……….. một giờ sau, cơn lũ rừng ồ ạt bắt đầu rút. Trên các sườn đồi, cây cỏ bị ngã rạp về một phía.

[Theo Khánh Hữu]

  1. Những hàng dâu bánh tẻ ngợp trước mắt tôi. ……….. chưa cao bằng đầu người, những cành đâm ra tua tủa. ……….. loè xoè, to bán như lá trầu không. Xen giữa những ……….. là từng vồng khoai lang dây đỏ tía, chạy dài theo thân đất như nhiều đường kẻ sọc xen vào nhau, trên một tấm vải. Tôi đi giữa và có cảm giác như đang lội dưới dòng sông cạn. Cát ở rãnh luống mềm lún. Những ……….. xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho lớp cát ở dưới chân tôi mát rượi. Những loè xoè theo gió như trăm nghìn cánh tay xòe ra, hứng lấy ánh nắng vàng rực đã che mát cho khoai lang. Những dây khoai lang mập mạp kia, lại có đủ sức đâm chồi lên mơn mởn, quấn quýt bên ……….., giữ ấm cho dâu ……….., khoai và phủ lấy màu xanh trên cát trắng.

[Theo Dương Thị Xuân Quý]

9. Thay các từ in nghiêng trong đoạn văn sau bằng các từ thích hợp:

  1. Hôm nay chủ nhật rảnh rỗi, bé rủ anh Tí ra hồ sen chơi. Sen I.ở nhiều ơi là nhiều. Bỗng một đốm vàng, xanh nhạt vụt qua mặt bé và đáp xuống chiếc lá sen dưới mặt hồ. A, thì ra là một chú chuồn chuồn kim. Đôi mắt chuồn chuồn kim mở to, lóng lánh dưới ánh nắng. Cái đầu chuồn chuồn kim thì tròn yoe. Đôi cánh mỏng, màu xanh pha lẫn màu vàng nhạt, cứ rung rinh như sắp bay lên. Cái đuôi chuồn chuồn kim nhỏ, dài ra như một cây kim bằng vàng. Người chuồn chuồn kim bé xin, dễ thương ghê! Bỗng chuồn chuồn kim vụt bay lên cao, rồi len vào những luỹ tre xanh mất hút. Em lo nhìn chú chuồn chuồn kim mà quên cả nắng đã lên cao và anh Tí đang ngồi trên chiếc xe đạp đợi em.

[Theo Nguyễn Kiều Trang]

  1. Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc cụ đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, hà lão đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mái tóc dày. Giọng nói của cụ ấy đặc biệt, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đóa hoa và cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi hờ cụ mỉm cười, hai con mắt đen sám nó ra, long lanh, dịu hiền khó tả. Nó ánh lên những tia sáng ấm áp ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt bà hình như vẫn tươi trẻ. Lưng hơi còng, cụ vẫn đi lại nhanh nhẹn.

[Theo Mác-Xim Go-Rơ-Ki]

  1. Giàn thiên lí xanh tươi bốn mùa. Gốc của nó màu nâu xám, to bằng cổ tay. Lá nó tựa lá khoai nhưng mỏng hơn. Hoa của nó kết thành chùm, mỗi chùm có ba bốn hoa, mỗi hoa có năm cánh. Hương loài hoa này ngan ngát vào ban mai, nồng nàn về chiều, thoang thoáng trong đêm. Những buổi sớm mai được thưởng thức hương

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là liên kết như thế nào?

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là sự kết nối ý nghĩa giữa các câu với nhau, giữa các đoạn văn với nhau bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. Qua đó làm cho các câu, các đoạn văn trong văn bản có nghĩa giúp người nghe, người đọc có thể hiểu dễ dàng hơn suy nghĩ, ý kiến, cách biểu đạt của người nói, người viết.

Liên kết câu và liên kết đoạn văn có bao nhiêu phép?

Có hai phương diện liên kết câu và liên kết đoạn văn là phép liên kết nội dung và phép liên kết hình thức. Liên kết nội dung: được chia thành liên kết chủ đề và liên kết logic. Liên kết chủ đề: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.

Phép liên kết là như thế nào?

Phép liên kết là dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng cùng chỉ một đối tượng người, vật, hiện tượng....để thay thế cho nhau ở những câu khác nhau, từ đó tạo ra sự liên kết câu giữa chúng.

Thế nào là phép liên tưởng?

* Phép liên tưởng: Phép liên tưởng là một kỹ thuật văn viết tinh tế, trong đó người viết sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để thay thế cho từ đã được sử dụng trước đó, tạo ra sự phong phú và đa dạng ngôn ngữ trong văn bản.

Chủ Đề