Có bao nhiêu dạng bài trong Reading?

Để hoàn thành nhanh chóng phần thi IELTS Reading trong 60 phút ngắn ngủi, bạn cần luyện tập ở nhà bằng cách làm quen nhiều với những dạng bài thường gặp, sử dụng những kỹ năng đọc nhanh, đọc chi tiết và chọn từ khoá. Nhưng để bắt đầu vào làm những đề thi, bạn cần có hiểu biết về các dạng câu hỏi trong bài Reading.

1. Multiple choice questions [Câu hỏi có nhiều lựa chọn ]

Đây là những loại câu hỏi yêu cầu bạn chọn đúng câu trả lời từ những lựa chọn nhất định bằng chữ hoa của ABC và loại câu hỏi này kiểm tra khả năng hiểu thông tin chi tiết và cụ thể.

2. Information identification questions [Câu hỏi xác định thông tin]

Đây là các loại câu hỏi yêu cầu bạn phải xác định xem thông tin đã cho là đúng hay không để trả lời Yes/No/Not Given hoặc True/ False /Not given. Loại câu hỏi này khá khó vì sẽ khiến người đọc bị phân vân, đòi hỏi cần phải đọc tìm chi tiết trong bài và các từ ngữ khoá [Key words].

3. Information matching [Nối thông tin]

Những loại câu hỏi này đưa ra cho bạn 4 đến 5 câu trong bài đọc và yêu cầu bạn tìm đoạn văn trong bài có chứa thông tin đã cho. Thông tin được đưa ra có thể không phải ý chính của đoạn nên nếu chỉ đọc câu đầu và cuối của mỗi đoạn sẽ không thể tìm được câu trả lời.

4. Head Matching [Chọn tiêu đề]

Dạng câu hỏi này yêu cầu bạn chọn một tiêu đề từ các tiêu đề nhất định và đặt vào từng đoạn văn. Chủ yếu, nếu bạn đã hiểu rõ văn bản nhất định, bạn sẽ có thể tạo ra một tiêu đề ra khỏi mỗi đoạn. Câu hỏi này không quá khó để tìm ra đáp án, chỉ lần dùng kỹ năng đọc nhanh và đánh dấu từ khoá quan trọng.

5. Sentence completion [ Hoàn thành câu]

Trong loại câu hỏi này, bạn sẽ thấy một câu không hoàn thiện. Bạn phải hoàn thành nó bằng những từ trong bài đọc. Do đó bạn cần nhanh chóng định vị đoạn văn có chứa câu trả lời để tìm ra từ thích hợp.

6. Summary completion [Hoàn thành đoạn tóm tắt]

Một phần tóm tắt của bài đọc sẽ được trao cho bạn, nhiệm vụ của bạn là hoàn thành một đoạn Summary bằng việc sử dụng không quá 3 từ hay 1 con số được lấy ra từ bài văn để điền các chỗ trống. Lưu ý rằng bạn chỉ đước sử dụng các từ có sẵn trong bài văn, và không được sử dụng vượt quá số từ được cho phép

7. Features matching [Nối đặc điểm]

Đây là những loại câu hỏi đòi hỏi bạn phải tìm thông tin cụ thể về đặc điểm của một người hoặc một địa điểm hay một điều nổi bật trong bài. Đề bài sẽ cung cấp danh từ riêng và bạn cần phải nối chúng với những câu mang thông tin miêu tả đặc điểm nổi bất nhất của danh từ đó.

8. Matching sentence endings [Nối câu kết thúc]

Matching sentence endings là dạng đề mà chúng ta sẽ được cho trước một loạt các câu chưa hoàn chỉnh, chưa kết thúc [ thường đánh số thứ tự là 1, 2, 3, 4 ] và một danh sách các câu trả lời để kết thúc các câu chưa hoàn chỉnh kia [thường là A, B, C, D]. Nhiệm vụ và yêu cầu đối với chúng ta là nối những câu chưa hoàn chỉnh với phần kết thúc phù hợp dựa trên bài đọc có sẵn.

9. Short answer questions [ Câu trả lời ngắn]

Dạng câu hỏi này sẽ yêu cầu bạn trả lời với số từ nhất định "NO MORE THAN ... WORDS "nên bạn cần đặc biệt lưu ý. Gạch chân vào từ khoá trong câu hỏi và dùng kỹ năng đọc lướt để tìm thông tin nhanh chóng. 

10. Notes/table/diagram completion [Hoàn thành các ghi chú/ biểu đồ/ bảng tóm tắt]

Chủ yếu ở những câu hỏi này, bạn sẽ được cung cấp đoạn ghi chú, biểu đồ hoặc một đoạn tóm tắt với các từ còn trống. Hãy vận dụng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa để tìm ra đáp án chính xác nhất. 

Trong trường hợp, không tìm ra được đáp án cho các câu hỏi khi 60 phút sắp hết, đừng bỏ trống nó, cố gắng khoanh một đáp án hoặc tìm một từ ngữ có khả năng đúng cao nhất mà bạn phân vân. 

Theo trang web chính thức của tổ chức thi IELTS, đề IELTS Reading có tổng cộng 11 dạng bài tập, nhưng có một số giáo viên [như Ms. Liz chẳng hạn] chia kỹ hơn nên sẽ có 14 dạng. Trong đề thi IELTS Reading Academic, mỗi bài đọc sẽ áp dụng 3-4 dạng câu hỏi và 40 câu hỏi sẽ trải đều cho 3 bài đọc.

Vậy mỗi dạng bài tập trong IELTS Reading có những đặc thù riêng nào?

Hai điểm tối quan trọng khi giải quyết các dạng câu hỏi là: 1] tìm câu trả lời ở đâu [theo thứ tự hay không]2] nội dung của câu trả lời / câu hỏi là gì [thông tin chi tiết hay là ý chính / ý tổng quát].  

Theo thứ tự có nghĩa là thứ tự câu hỏi / câu trả lời tương ứng với thứ tự thông tin trong bài đọc. Biết được điều này là cực kỳ quan trọng nhằm giúp bạn khoanh vùng được vị trí thông tin, bạn chỉ cần scan thông tin ở 1 – 2 đoạn nhất định nào đấy chứ không phải scan cả bài. Điều này cực kỳ quan trọng vì nó giúp bạn đỡ tốn thời gian scan và chọn được đáp án nhanh, chính xác hơn. Cách làm cụ thể bạn vui lòng xem bài: “Kỹ năng khoanh vùng và xác định thông tin trong bài đọc IELTS Reading Academic”

Thông tin chi tiết thường là các ý bổ trợ [supporting ideas] để chứng minh cho lập luận / ý chính nào đó: đó có thể là số liệu [figure], bằng chứng [evidence], thông tin thực tế [fact], etc có trong bài. Để tìm ra các ý này, kỹ năng cần có là khoanh vùng, scan và xác định thông tin. Trong khi đó, ý chính / ý tổng quát là ý được chứng minh, hoặc được ngầm hiểu một cách logic. Để nắm được các ý này bạn cần phải có kỹ năng khoanh vùng, scan, xác định và quan trọng nhất là đọc và hiểu ý đồ, mục đích của người viết. Bảng tổng kết sau trình bày tóm lược cách xử lý 14 dạng câu hỏi. Các  bạn phải chú ý vào hai điểm: 1] tìm thông tin gì [chi tiết hay tổng quát], 2] khoanh vùng thông tin ở vị trí nào.

Dạng bài tập

Kỹ năng

Khoanh vùng thông tin

Cách làm

1 – Multiple choice

Chọn trắc nghiệm 1 đáp án chính xác

·   Scan thông tin chi tiết

·   Hiểu thông tin ý nghĩa của các thông tin này

Theo thứ tự

·   Đọc câu hỏi và các đáp án trắc nghiệm, paraphrase chúng.

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài

·   Chọn đáp án [A, B, C, D].

2 – Identifying information [True / Fasle / Not Given]

Quyết định xem thông tin trong câu hỏi là True [đúng] hay False [sai] hay Not Given [không được đề cập]

·   Scan thông tin chi tiết

·   Hiểu thông tin ý nghĩa của các thông tin này

Đa phần theo thứ tự, cũng có đôi khi không theo nhưng khá ít

·   Hiểu đúng ý nghĩa của T/F/NG và Y/N/NG

      + Yes/True: thông tin trong câu hỏi khớp hoàn toàn với thông tin trong bài đọc

      + No/False: thông tin trong câu hỏi sai hoàn toàn với thông tin trong bài đọc.

      + Not given: thông tin trong câu hỏi không thể tìm thấy trong bài đọc.

·   Mẹo để phân biệt No/False với Not given là nếu câu đó No/False, dựa vào bài đọc, ta có thể sửa lại câu đó cho đúng; còn nếu câu đó Not given thì ta không thể làm gì cả. Bạn xem chi tiết tại bài viết: Để Y/N/NG hay T/F/NG không còn là cơn ác mộng.

·   Đọc câu hỏi và các đáp án trắc nghiệm, paraphrase chúng.

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài để đưa ra câu trả lời

3 – Identifying writer’s views/claims [Yes / No / Not Given]

Quyết định xem ý kiến nêu trong câu hỏi là Yes [có] hay No [không] hay Not Given [không được đề cập]

·   Scan thông tin chi tiết [ý kiến của người viết]

·   Hiểu các ý kiến, quan điểm này

4 – Matching paragraph information

Thông tin trong câu hỏi được đề cập trong đoạn văn nào của bài đọc

·   Scan và xác định thông tin chi tiết

 

Không theo thứ tự

·   Đọc thông tin trong câu hỏi và paraphrase

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài

·   Chọn đáp án. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn.

·   Không phải đoạn văn nào cũng được sử dụng.

5 – Matching headings

Chọn heading thích hợp cho từng đoạn văn trong bài đọc

·   Xác định ý chính của đoạn văn

·   Phân biệt được ý chính và ý bổ trợ

 

Theo thứ tự đoạn văn

·   Đọc hết một lượt tát cả các heading

·   Đọc từng đoạn, xác định topic sentence / ý chính của đoạn đó. Thường topic sentence chính là câu mà heading paraphrase lại. Do đó, chú ý vào những câu đầu hay cuối của đoạn văn vì đó thường là vị trí của các topic sentence.

·   Lưu ý vấn đề thời gian vì thường dễ bị sa đà khi làm dạng câu hỏi này.

*Bạn xem bài viết: Cách xử lý bài tập Matching Heading chính xác nhất để biết cách làm nhé.

6 – Matching features [hay còn gọi là Categorisation – câu hỏi phân loại]

Phân loại thông tin trong câu hỏi vào trong số các nhóm được cho

·   Scan và xác định thông tin chi tiết

·   Phân loại thông tin

Không theo thứ tự

·   Đọc thông tin trong câu hỏi

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài

·   Cẩn thận có những câu sẽ bị paraphrase

7 – Matching sentence endings

Làm thành câu hoàn chỉnh bằng cách ráp nửa đầu của câu với nửa sau của câu được cho theo 1 danh sách

·   Scan thông tin [có thể là chi tiết hoặc tổng quát]

·   Xác định và hiểu thông tin trong bài

Theo thứ tự

·   Đọc một lượt các nửa đầu và một lượt các nửa sau

·   Cố gắng đoán vế sau nào phù hợp với vế đầu nào [dựa vào ngữ pháp, ý nghĩa]

·   Tìm thông tin trong bài đọc và chọn đáp án đúng

·   Câu hoàn chỉnh phải đúng về mặt ngữ pháp

·   Đề sẽ cho dư câu trả lời

8 – Sentence completion

Chọn từ vựng trong bài đọc để điền vào chỗ trống tạo thành câu hoàn chỉnh

·   Scan thông tin chi tiết

·   Chọn từ thích hợp

·   Hiểu thông tin trong bài đọc

Đa phần theo thứ tự

·   Xác định loại từ thích hợp để điền vào chỗ trống [danh / động / tính / trạng etc]

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài đọc để chọn từ đúng

·   Đặc biệt chú ý vào ngữ pháp vì nó sẽ giúp có thêm manh mối để chọn đúng từ

·   Đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

9 – Summary, note completion

Hoàn thiện một đoạn tóm tắt [summary] hoặc đoạn ghi chú [note] bằng cách chọn từ vựng trong danh sách cho sẵn, hoặc bằng cách chọn từ vựng trong bài đọc

·   Scan thông tin chi tiết

·   Hiểu mối liên hệ và vai trò của các ý này

 

Có khi theo thứ tự, có khi không. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ nằm tập trung ở 1 đoạn văn nào đó chứ không nằm rải rác trong cả bài đọc.

·   Xác định loại từ thích hợp để điền vào chỗ trống [danh / động / tính / trạng etc]

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài đọc để chọn từ đúng

·   Đặc biệt chú ý vào ngữ pháp vì nó sẽ giúp có thêm manh mối để chọn đúng từ

·   Nếu phải chọn từ vựng trong bài đọc, phải đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

10 – Table completion

Chọn từ vựng trong bài đọc để hoàn thiện một bảng thông tin [table]

·   Scan thông tin chi tiết

·   Chọn từ thích hợp

·   Hiểu ý nghĩa các thông tin này

Có khi theo thứ tự, có khi không. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ nằm tập trung ở 1 đoạn văn nào đó chứ không nằm rải rác trong cả bài đọc.

·   Đọc tiêu đề của các cột trong bảng được cho

·   Xác định loại từ cần điền vào chỗ trốnhg

·   Khoanh vùng và scan thông tin trong bài đọc

·   Đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

11 – Flow-chart completion

Chọn từ vựng trong bài đọc để hoàn thiện một quy trình nào đó [flow-chart]

·   Scan thông tin chi tiết

·   Chọn từ thích hợp

·   Hiểu ý nghĩa và trình tự của các thông tin này

Có khi theo thứ tự, có khi không. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ nằm tập trung ở 1 đoạn văn nào đó chứ không nằm rải rác trong cả bài đọc.

·   Xác định loại từ cần điền vào chỗ trống

·   Tận dụng các hướng mũi tên và các ô thông tin trong bảng quy trình [flow-chart] để dò ra thứ tự thông tin, rồi đối chiếu qua bài đọc

·   Chọn từ vựng thích hợp

·   Đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

12 – Diagram label completion

Dán nhãn cho các bước / quá trình của một biểu đồ, sơ đồ

·   Khoanh vùng và scan thông tin chi tiết trong bài đọc

·   Chọn đúng từ thích hợp

 

Có khi theo thứ tự, có khi không. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ nằm tập trung ở 1 đoạn văn nào đó chứ không nằm rải rác trong cả bài đọc.

·   Xác định loại từ thích hợp để điền vào chỗ trống [danh / động etc]

·   Khoanh vùng và xác định đoạn văn có thông tin liên quan

·   Ráp nối thông tin trong bài đọc với sơ đồ trong câu hỏi

·   Chọn từ thích hợp

·   Đặc biệt chú ý vào ngữ pháp vì nó sẽ giúp có thêm manh mối để chọn đúng từ

·   Đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

13 – List selection

Chọn 2 hoặc 3 đáp án chính xác từ danh sách đáp án đề bài cho.

·   Scan thông tin [có thể là chi tiết hoặc tổng quát]

·   Hiểu các thông tin này và mối liên hệ giữa chúng với nhau

Theo thứ tự

·   Đọc câu hỏi và danh sách các đáp án một lượt

·   Xác định keyword của câu hỏi

·   Paraphrase các đáp án

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài đọc

14 – Short-answer questions

Trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin chi tiết nào đó trong bài

·   Khoanh vùng, xác định và hiểu các thông tin chi tiết trong bài đọc

Theo thứ tự

·   Đọc câu hỏi & xác định loại từ cần dùng để trả lời câu hỏi [danh / động / tính / trạng etc]

·   Paraphrase từ vựng trong bài đọc

·   Scan bài đọc để khoanh vùng vị trí thông tin cần tìm

·   Đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

Các bài tập liên quan đến ý tổng quát khó hơn so với các câu hỏi về thông tin chi tiết. Do đó, chiến lược làm là xử lý các dạng bài tập về thông tin chi tiết trước, làm các dạng bài liên quan ý tổng quát sau. Điều này giúp tiết kiệm số lần đọc của bạn và giúp bạn tiếp thu bài đọc dễ hơn.  Điều này là do trí não và mắt con người scan và tiếp thu các thông tin liên quan đến số liệu, hình ảnh minh hoạ, ngày/tháng/năm nhanh hơn so với văn bản chữ viết thông thường. Tuy nhiên sẽ có khác một chút đối với section nào mà có dạng bài ‘Matching heading’ vì đây là dạng bài ngoại lệ, mặc dù nội dung liên quan đến ý tổng quát nhưng bạn phải làm nó trước.

Vận dụng các kiến thức trên là bạn sẽ có được một chiến lược làm cho cả một section trong đề thi IELTS Reading, hãy xem bài viết ‘Phương pháp làm toàn bộ đề thi IELTS AC Reading nhanh nhất & đúng nhất’ để biết phải làm như thế nào nhé.

Chủ Đề