Có bao nhiêu người việt nam tại cô-oét

Chị Trần Thị Thơm [bên trái, vợ anh Trần Trọng Tú] và chị Vũ Thị Hằng [vợ anh Phạm Văn Xuân] mòn mỏi chờ số tiền bảo hiểm tai nạn lao động của người thân không may gặp nạn tại Kuwait - Ảnh: KHÁNH LINH

Tháng 8-2020, anh Phạm Văn Xuân [quê TP Nam Định, tỉnh Nam Định] và anh Trần Trọng Tú [quê huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình] không may tử nạn trên công trường ở đất nước Kuwait. Nhưng đã gần 3 năm trôi qua, thân nhân của hai lao động này vẫn chưa nhận được tiền bảo hiểm tai nạn từ chủ sử dụng lao động.

Chờ phán quyết của tòa mới được hưởng bảo hiểm?

Phản ảnh đến Tuổi Trẻ Online, chị Vũ Thị Hằng [vợ anh Xuân] và chị Trần Thị Thơm [vợ anh Tú] thở dài bởi tốn kém không ít chi phí để thuê luật sư ở Việt Nam đứng ra đảm bảo quyền lợi cho người thân không may gặp nạn tại Kuwait, nhưng đến nay đã gần ba năm nhưng vẫn chưa biết đến khi nào sẽ kết thúc.

Theo hai chị, vì hoàn cảnh ở quê nhà khó khăn nên tháng 8 và tháng 9-2018, anh Xuân và anh Tú quyết định ký hợp đồng đi làm việc ở Kuwait với Công ty CP phát triển nhân lực và thương mại Việt Nam [Vinamex], địa chỉ tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.

Theo hợp đồng, hai anh sẽ làm thợ hàn hoặc công việc, nghề khác theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động là Công ty Al-Kubaib International Trading Co.W.L.L trong thời hạn 24 tháng.

"Sang bên Kuwait được gần hai năm thì xuất hiện dịch COVID-19 nên số tiền anh ấy gửi về gia đình không đủ để trả nợ và nuôi con ăn học" - chị Hằng kể.

Ngày 8-8-2020, chị Hằng và chị Thơm cùng nhận được "hung tin" từ Công ty Vinamex cho biết chồng của hai chị đã tử vong vì ngạt khí tại công trường. Một tháng sau, hai gia đình tới cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhận thi hài người thân.

"Công ty Vinamex có yêu cầu chúng tôi hoàn thiện hồ sơ để nhận thi hài cũng như các chế độ, quyền lợi của anh. Chúng tôi làm theo nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết chế độ bảo hiểm khi người lao động tử vong do tai nạn lao động" - chị Thơm cho biết.

Trước đó, Công ty Vinamex có yêu cầu gia đình người lao động phải ký văn bản "xác nhận và miễn trách" với nội dung khẳng định đã nhận từ Công ty Al-Kubaib International Trading Co.W.L.L thuộc Công ty Deaeh, Hàn Quốc khoản tiền hỗ trợ cho người chồng đã mất và từ bỏ quyền dân sự, hình sự của mình đối với một bị cáo mang quốc tịch nước ngoài...

Công ty Vinamex thông tin chế độ bảo hiểm tai nạn lao động phải chờ phán quyết của tòa án tại Kuwait thì mới có thể giải quyết nhưng hiện nay tòa hoãn xét xử nhiều lần không có lý do.

Công ty Vinamex thông tin cho gia đình ngày 30-3-2023, tòa án sẽ mở phiên xử về vụ việc nhưng sau đó lại thông báo phiên tòa chuyển sang ngày 11-5 rồi ngày 6-7 và giờ là 13-7.

Sau khi hai người chồng mất thì đến nay mỗi gia đình đã nhận được các khoản tiền gồm: 10 triệu đồng từ phía Công ty Vinamex; 478 USD từ chủ sử dụng lao động và 10 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ người lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Vụ việc giải quyết chế độ lâu nhất của Vinamex

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thanh Sơn - người của Công ty Vinamex trực tiếp liên hệ với hai gia đình nạn nhân - khẳng định công ty vẫn đang nỗ lực để đảm bảo giải quyết các chế độ theo đúng quy định.

Nhưng vướng mắc lớn nhất hiện nay là tòa án tại Kuwait vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử, chưa có phán quyết cuối cùng rằng các nạn nhân bị tai nạn lao động chết hay đây là một vụ án mạng.

Theo ông Sơn, cảnh sát của Kuwait dành nhiều thời gian để điều tra vụ việc nhằm xác định nguyên nhân cái chết của các nạn nhân là do tai nạn lao động hay là một vụ án mạng, bởi việc hai người chết cùng lúc trong khi gần như không có lao động khác chứng kiến tại công trường, nên họ điều tra đi điều tra lại, chủ đầu tư dự án cũng phải chịu thiệt hại lớn do thời gian điều tra lâu.

"Bình thường các vụ việc tai nạn lao động khác có nguyên nhân rõ ràng thì giải quyết các chế độ lâu nhất chỉ một vài tháng là sẽ xong nhưng vụ việc lần này đã kéo dài gần ba năm, lâu nhất từ trước đến nay đối với chúng tôi" - ông Sơn cho biết thêm.

Theo ông Sơn, quy trình giải quyết vụ việc này là tòa tại Kuwait ra phán quyết xác định đây là tai nạn lao động, công ty sử dụng lao động bên kia sẽ làm thủ tục đền bù bảo hiểm theo đúng quy định chứ cũng không có một vấn đề gì cả.

"Bản thân chúng tôi cũng mong ngóng vụ việc sớm khép lại, đảm bảo quyền lợi cho người lao động không may gặp nạn" - ông Sơn chia sẻ.

Về việc ký giấy "xác nhận và miễn trách", ông Sơn cho biết do có liên quan đến một trường hợp người Ấn Độ, để vụ việc được giải quyết nhanh nhưng sau này bên kia thông báo lại không cần giấy này nữa mà phải chờ tòa Kuwait phán quyết.

"Trong trách nhiệm của mình, chúng tôi vẫn luôn đôn đốc, phối hợp chặt chẽ cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait theo dõi sát vụ việc và cũng mong mỏi từng ngày vụ việc sớm khép lại" - ông Sơn nói thêm.

Ngày 6/9/2023, tại trụ sở Tập đoàn Đèo Cả [32 Thạch Thị Thanh - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh], ông Hồ Minh Hoàng Chủ tịch HĐQT đã tiếp ông Ngô Toàn Thắng - Đại sứ Việt Nam tại Kuwait. Chuyến làm việc của ông Ngô Toàn Thắng nhằm mục đích kết nối, xúc tiến nghiên cứu thực hiện một số dự án hạ tầng giao thông ở Kuwait.

Tập đoàn Đèo Cả làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Ngô Toàn Thắng [áo vest đen]

Đại sứ Việt Nam tại Kuwait cho biết, hiện nay ở Kuwait có khoảng 4,5 triệu dân, trong đó có khoảng 1.000 người Việt Nam đang định cư làm việc và học tập. Trong nhiệm kỳ làm Đại sứ, ông Ngô Toàn Thắng tích cực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Kuwait, trong đó có kết nối các doanh nghiệp mạnh của Việt Nam thực hiện các dự án ở Kuwait.

Ông Ngô Toàn Thắng cho biết thêm, ở Kuwait chưa có hệ thống tàu điện ngầm, người dân lưu thông chủ yếu bằng đường bộ, trong đó đường cao tốc chỉ chiếm khoảng 7%, nhu cầu xây dựng, quản lý vận hành và bảo trì các dự án hạ tầng giao thông rất lớn. Vì thế, sự linh hoạt, giá cả phù hợp sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Kuwait.

Ông Ngô Toàn Thắng biết đến Đèo Cả là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông ở Việt Nam, nên muốn kết nối để Tập đoàn tìm hiểu, khảo sát thực tế và có những kế hoạch, lộ trình cụ thể cho việc thi công hạ tầng giao thông ở quốc gia này.

“Tôi ấn tượng với các công trình hầm xuyên núi mà Đèo Cả đã thực hiện. Khi trở về Kuwait, tôi sẽ giới thiệu năng lực của Tập đoàn Đèo Cả và kết nối với Chính phủ, doanh nghiệp ở quốc gia này để thúc đẩy hợp tác giữa các bên với Đèo Cả”, Đại sứ Việt Nam tại Kuwait nói.

Ông Hồ Minh Hoàng cho rằng Tập đoàn Đèo Cả có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp tại Kuwait, và hy vọng thông qua Đại sứ, bước đầu tiên Đèo Cả sẽ kết nối được với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng ở Kuwait, sau đó các bên sẽ làm việc để có được những thỏa thuận hợp tác.

Tập đoàn Đèo Cả cử Phó Chủ tịch HĐQT Phan Văn Thắng tổ chức đoàn công tác đến Kuwait khảo sát, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá thành thực hiện… dự án hạ tầng giao thông ở quốc gia này.

Chủ Đề