Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng năng suất Sinh học là một phần của năng suất kinh tế

Năng suất lao động quan trọng ít nhất ở 4 điểm sau:

  • Thứ nhất, năng suất lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế có năng suất cao nghĩa là nền kinh tế đó có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn với cùng một lượng nguyên liệu/yếu tố đầu vào,
hoặc
  • Sản xuất ra số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ tương đương với lượng nguyên liệu/yếu tố đầu vào ít hơn.

Thứ hai, năng suất lao động ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
  • Đối với doanh nghiệp, tăng năng suất lao động tạo ra lợi nhuận lớn hơn và thêm cơ hội đầu tư.
  • Đối với người lao động tăng năng suất lao động dẫn tới lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Về lâu dài, tăng năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với tạo việc làm.
  • Đối với Chính phủ, tăng năng suất lao động giúp tăng nguồn thu từ thuế.

Thứ ba, thực tế năng suất lao động của Việt Nam hiện nay là một yếu tố quan trọng.

Trong 2 thập kỷ qua, năng suất lao động của Việt Nam tăng trung bình khoảng 4,5% mỗi năm – tốc độ nhanh nhất trong số các nước ASEAN. Vì thế, Việt Nam đã thu hẹp phần nào khoảng cách tương đối với các nền kinh tế phát triển hơn trong ASEAN. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều thách thức.

  • Năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn ở gần mức đáy trong số các nước ASEAN.
  • Nếu giữ nguyên tốc độ tăng năng suất lao động gần đây, Việt Nam sẽ chỉ đuổi kịp Philippines vào năm 2038, Thái Lan vào năm 2069 và mất nhiều thời gian hơn nữa để bắt kịp với nhiều nước khác.
Thứ tư, già hóa dân số và hội nhập kinh tế quốc tế cũng là những vấn đề cần được cân nhắc.
  • Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng. Đến năm 2045, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề về già hóa dân số như ở Nhật Bản hiện nay. Việc nhanh chóng thúc đẩy tăng năng suất lao động là cách duy nhất giúp Việt Nam đạt được sự thịnh vượng trước khi dân số Việt Nam già đi.
  • Cuối cùng, việc hội nhập kinh tế sâu rộng, bao gồm sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, sẽ mang lại nhưng cơ hội cũng như những thách thức mới đối với Việt Nam.
Việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN [AEC] sẽ tăng các dòng thương mại và đầu tư. Nhờ vậy, tốc độ thay đổi cấu trúc từ các ngành có năng suất lao động thấp hơn sang các ngành có năng suất lao động cao hơn sẽ gia tăng. Điều này có thể giúp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế dựa trên năng suất lao động cao hơn.

Theo nghiên cứu của ILO và ADB được xuất bản năm vừa rồi, Việt Nam có thể được hưởng lợi lớn từ quá trình hội nhập ASEAN. Nếu có được sự quyết tâm và những chính sách đúng đắn, GDP của Việt Nam có thể tăng 14,5% vào năm 2025 trong khuôn khổ AEC, so với không tăng cường hội nhập; việc làm có thể tăng thêm 10,5%; và năng suất lao động có thể tăng hơn gấp hai lần vào năm 2025.

Một số cơ hội và thách thức đi kèm với AEC bao gồm:

Thứ nhất, với hơn 40% lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp, sự chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp vốn có năng suất lao động thấp sang các ngành dịch vụ và công nghiệp có năng suất lao động cao hơn vẫn là một phương thức tăng năng suất lao động cho cả nền kinh tế. Nhưng phương thức này sẽ dần dần không còn tác dụng nữa bởi việc làm trong ngành nông nghiệp sẽ thu hẹp lại và dân số sẽ già hóa. Bởi vậy, cần phải tập trung vào cải thiện năng suất lao động “theo ngành” [bằng cách cải thiện quản lý, công nghệ, tổ chức công việc, nghiên cứu phát triển để tăng tính hiệu quả]. Tăng năng suất lao động “theo ngành” sẽ trở thành nhân tố chính thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội về dài hạn.

Thứ hai, chế biến thực phẩm và dệt may chiếm tới hơn một nửa tổng số việc làm trong ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam. Vì các ngành thuê nhiều nhân công này đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng người lao động, bao gồm cả những người lao động từ các khu vực nông nghiệp và nông thôn, năng suất lao động của các ngành công nghiệp đó cần phải được cải thiện. Một điều quan trọng không kém là công nghiệp chế tạo phải được đa dạng hóa hơn nữa và hướng tới các tiểu ngành có năng suất lao động cao hơn và có giá trị gia tăng cao hơn. Việc đa dạng hóa và sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn đóng vai trò chủ chốt đối với tăng trưởng xuất khẩu bền vững và tạo ra sự thịnh vượng trong quá trình hội nhập về lâu dài.

Thứ ba, cùng với quá trình hội nhập kinh tế ASEAN, nhu cầu đối với việc làm có kỹ năng trung bình sẽ tăng trưởng nhanh nhất. Điều này đòi hỏi sự cải thiện chất lượng giáo dục trung học và đào tạo nghề. Luật Giáo dục Nghề nghiệp mới đây tạo một nền tảng vững chắc, nhưng làm thế nào để thực thi luật có ý nghĩa quan trọng, và cần có sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa ngành giáo dục và doanh nghiệp.

Thứ tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một phần lớn số lượng các việc làm. Vậy nên, giúp các doanh nghiệp này nắm bắt cơ hội để hội nhập sâu hơn là một nhiệm vụ quan trọng để tăng thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động trên diện rộng và phát triển xã hội. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng và các dịch vụ hỗ trợ [như thông tin, thị trường, công nghệ và đào tạo].

Thứ năm, Chính phủ trong năm qua đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng khung thể chế vững chắc, bao gồm việc thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư [sửa đổi] nhằm phát triển kinh tế thị trường. Nhưng Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa trong năm 2015 và những năm sau này. Năm 2015 là năm AEC có hiệu lực và quá trình đàm phán thương mại quan trọng như với EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sắp hoàn thành, đó chính là lúc chuyển các mục tiêu về GDP và tăng trưởng việc làm sang các mục tiêu về hiệu quả kinh tế, năng suất lao động và chất lượng việc làm. Một số quốc gia Châu Á có thể là những bài học thành công để Việt Nam học tập.

Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và những nền kinh tế phát triển khác ở Châu Á đã tạo ra sự khác biệt trong việc phát triển lực lượng lao động của họ và thúc đẩy khả năng cạnh tranh dựa trên năng suất lao động. Mỗi quốc gia đều phải đối mặt với những thách thức nhất định, và cần phải giải quyết bằng những chính sách đặc biệt và điều chỉnh chiến lược năng suất lao động quốc gia mà họ đặt ra. Có lẽ, Singapore là nước có hệ thống toàn diện nhất, được thể chế hóa tốt nhất và thành công nhất. Những bài học được rút ra từ Singapore bao gồm:
  • Nền tảng của một chiến lược phát triển tập trung vào năng suất lao động là có được sự thống nhất và động thuận giữa các bên quan trọng [Chính phủ, doanh nghiệp, công đoàn, báo chí,…] về những nguyên tắc của chiến lược đó.
  • Một khi đã đạt được sự thống nhất về các nguyên tắc, cần có sự cam kết mạnh mẽ và giám sát hiệu quả từ bậc lãnh đạo cao nhất để dẫn dắt những nỗ lực trên cả nước nhắm cải thiện năng suất lao động.
  • Việc đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, khu vực tư nhân, công đoàn, các hiệp hội ngành, và các tổ chức giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
  • Để có thể biến những nguyên tắc của chiến lược trên thành hành động cụ thể, cần tạo ra các thể chế, cơ chế và phong trào nhằm thúc đẩy và bền vững hóa những cải thiện trong năng suất lao động. Việc thành lập Hội đồng Năng suất Lao động Quốc gia có thể là một mô hình hay mà Việt Nam có thể học tập.
  • Cần tập trung nguồn lực để thiết kế các chiến lược toàn diện, thống nhất, theo đó tiếp cận vấn đề theo hai mặt đồng thời. Một mặt là các chiến lược tăng năng suất lao động theo ngành cụ thể; mặt khác là các chương trình áp dụng cho cả nền kinh tế nhằm hỗ trợ năng lực, nghiên cứu phát triển, lộ trình tăng năng suất lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các chương trình tăng trưởng toàn diện.
  • Chính phủ cần hỗ trợ cả doanh nghiệp và người lao động để họ hiểu về những thay đổi, đối mặt với nó và tự điều chỉnh thích hợp.
  • Cần học hỏi không ngừng từ những điển hình tốt thông qua hợp tác quốc tế.
  • Những chiến dịch với quy mô quốc gia đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy sự quyết tâm của cả nước trong công cuộc cải thiện, nâng cao năng suất lao động.

Page 2

Labour productivity is important at least for four reasons.

First, it drives economic growth – a highly productive economy means that we are able to

  • produce more goods or services with the same amount of resource,
or
  • produce the same level of goods and services with less resources.
Second, labour productivity affects everyone.
  • For businesses, increased productivity brings higher profit and opportunity for more investment.
  • For workers, increased productivity can translate to higher wages and better working conditions. And in the longer term, increased productivity is key to job creation.
  • For the government, increased productivity results in higher tax revenues.
Third, the current state of labour productivity is important.

During the past two decades, labour productivity in Viet Nam grew by about 4.5 per cent per year on average, which was the highest rate among the ASEAN countries. As a result, Viet Nam narrowed down its relative gaps with more advanced ASEAN economies. But challenges remain.

  • Among ASEAN countries, Viet Nam’s labour productivity level is still near the bottom.
  • Assuming that recent productivity growth rates are maintained, Viet Nam will reach the Philippines only by 2038, Thailand by 2069 and take far more time to catch up with many other countries.
Fourth, ageing population and economic integration also need to be taken into consideration.
  • Viet Nam is ageing rapidly. In 2045, Viet Nam will face the same population ageing problems as Japan does today. Vigorously boosting productivity is the only way for Viet Nam to become prosperous before its population becomes ageing.
  • Deepening economic integration, including the establishment of ASEAN economic community, is bringing additional challenges as well as opportunities.
The establishment of the ASEAN Economic Community – a single common market and production base – will increase trade and investment flows. And with these, the pace of structural change from low- to higher- productivity sectors will accelerate. This could allow Vietnam to compete in regional and global markets based on higher productivity.

According to an ADB/ILO study published last year, Viet Nam could benefit significantly from the ASEAN integration. If determination and right policies are put in place, GDP could expand by 14.5 per cent by 2025 under the AEC, compared to baseline scenario without integration; employment could increase by an additional 10.5 per cent; and labour productivity could be more than double by 2025.

Some key opportunities and challenges are the following:

First, with over 40 % of the labour force still in agriculture, the move of workers from low-productivity agriculture to higher-productivity service and industry remains a source of economy-wide productivity growth. But this source will gradually dry out as agricultural employment is declining and the population is ageing. Therefore, it is critical to place increasing emphasis on improving “within sector” productivity [upgrading management, product, technology, work organization, and R&D to enhance efficiency]. “Within sector” productivity is expected to become to main drivers of long-term economic and social progress.

Second, food and textile and apparel account for over half of the total manufacturing employment in Vietnam. While these labour intensive industries play an important role in absorbing job seekers, including from agriculture and rural areas, the productivity level of these industries needs to be improved and, equally importantly, the manufacturing sector needs to be become more diversified and geared towards higher value-added and higher-productivity industries. Diversification and higher value-added production hold the key to sustainable export growth and prosperity in integrated markets on the long-term.

Third, with the ASEAN economic integration, the demand for medium-skill employment will grow the fastest. This requires the improvement of secondary education and technical vocational training. The new Law on Technical and Vocational Education adopted last November provides a good basis but implementation is critical, including close collaboration between the educational and the business sector.

Fourth, as small firms and micro enterprises account for a large proportion of employment, empowering these businesses to be able to seize the opportunities of deepening integration is essential for broad-based productivity growth and social development. SMEs need better access to credit and support services [information, marketing, technology and training].

Fifth, last year, the government made significant progress in building strong institutional framework, including adoption of the revised Laws on Enterprises and Investment, for a market-oriented economy. But much needs to be done in 2015 and the years to come. Also, the year of 2015 – AEC and forthcoming trade agreement with the EU and the Trans-Pacific Partnership [TPP] – is a time to turn the attention from GDP and job growth targets to economic efficiency, labour productivity and job quality. Some successful Asian countries can provide lessons leant to Viet Nam.

Malaysia, Korea, Singapore and other advanced Asian economies have distinguished themselves in developing their workforce and establishing a competitive position based on productivity. Each country faced unique challenges, addressed by specific policies and adjusted its national productivity strategy as they developed. Perhaps, Singapore has the most comprehensive, most institutionalized and most successful system. There are some key lessons Viet Nam can learn from the Singaporean experience:
  • The basis for a productivity focused development strategy is to have a common understanding and agreement among key players [government, business, unions, media and others] on the principles of such a development strategy. These include that improvement in productivity create opportunities for employment growth in the long-term; the government must be prepared to provide support to workers and businesses to overcome short-term problems such as labour surplus in some companies and sectors; government, employers and labour should work together to implement productivity improvement measures; workers must be prepared to accept changes in the scope and requirement of their job, in addition to retraining for productivity improvement; and gains from improved productivity must be distributed fairly among businesses, workers and consumers.
  • Once there is an agreement on the principles, strong commitment and effective oversight from the highest level of leadership is critical to drive nation-wide efforts to improve labour productivity.
  • It’s essential to ensure strong collaboration among Government, private sector, trade unions, industrial associations, and educational and professional organizations.
  • To translate principles to specific action, it is critical to create institutions, mechanisms and movements to drive and sustain productivity improvements. The establishment of a National Productivity Council could be a good model for Vietnam.
  • Resources need to be spent designing comprehensive and integrated strategies. It is important to take two-pronged approach which includes both sector-specific productivity improvement strategies and economy-wide programmes to support capabilities and enablers such as R&D, SMS productivity roadmap, inclusive growth programmes.
  • The Government should support both to businesses and workers to understand any change, embrace it and adjust with it.
  • Vigorous learning from best practices through international co-operation is encouraged.
  • National outreach campaigns are needed to rally everyone to in the cause of boosting productivity.

Video liên quan

Chủ Đề