Có được xây nhà dưới đường điện 35kV không

Nhà cửa phải xây cách cột điện cao thế và đường dây cao áp bao nhiêu là an toàn? Ở gần nguồn điện nguy hiểm thì khoảng cách bao nhiêu mét là bắt buộc theo quy định?

Mọi người cho em hỏi em có ý định mua đất ở nhưng mảnh đất gần cột và đường dây cao thế… Mọi người tư vấn giúp em nhà cửa xây cách cột Cao thế và đường dây chạy phía trên bao nhiêu là an toàn ??? Em xin chân thành cảm ơn !!

Luật sư Tư vấn Luật Điện lực  – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 22/01/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Nhà ở trong khu hành lang an toàn điện

  • Luật Điện lực năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2012
  • Nghị định số 14/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành luật Điện lực về an toàn điện;
  • Thông tư số 31/2014/TT-BTC Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

3./ Luật sư trả lời Nhà cửa phải xây cách cột điện cao thế và đường dây bao nhiêu là an toàn?

Hiện nay, có rất nhiều gia đình, đặc biệt là các hộ nông dân lo lắng về việc nhà gần cột điện cao thế bởi những rủi ro về an toàn điện, rủi ro về sức khỏe do ảnh hưởng của điện từ trường. Do đó, pháp luật đã có những quy định cụ thể về khoảng cách an toàn khi ở dưới dòng điện cao thế, cũng như các điều kiện về nhà ở tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn. Vậy, khoảng cách an toàn điện cao thế là bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 3 Điều 51 Luật Điện lực quy định:

“Điều 51. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

… 3.Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó”.

Theo đó, trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên sẽ không được phép xây dựng nhà ở.

Mà thông thường, điện cao thế được xác định với cấp điện áp 110kV-200kV-500kV.

Căn cứ Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV thì nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

-Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.

-Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp.

-Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng dưới đây:

Điện ápĐến 35 kV110 kV220 kV
Khoảng cách3,0 m4,0 m6,0 m

-Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một [01] mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một [01] mét.

-Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

Theo đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, chủ thể sẽ được phép xây dựng nhà ở trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

Dựa trên những thông tin bạn cung cấp thì tôi chưa thể xác định được điện áp của cấp điện áp trên, do đó, tôi không thể đưa ra yêu cầu cụ thể mà bạn cần đáp ứng khi xây dựng nhà ở tại khu vực gần cột điện cao thế. Bạn cần xem xét khu vực đó được lắp đặt điện áp là bao nhiêu để xác định khoảng cách an toàn theo quy định đã nêu trên.

Ngoài ra, trường hợp xây dựng nhà ở trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV thì ngoài phạm vi, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất được quy định tại Điều 12 Thông tư số 31/2014/TT-BTC khi là đối tương thuộc phạm vi phải nối đất. Cụ thể:

-Cọc tiếp đất trong trường hợp này phải được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm hoặc thép vuông có tiết diện tương đương hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn [40x40x4]mm; chiều dài phần chôn trong đất ít nhất 0,8 m [theo phương thẳng đứng], một đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất [không cao quá 0,15 m]; nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc tiếp đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.

-Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6 mm hoặc thép dẹt kích thước không nhỏ hơn [24×4]mm hoặc dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện không nhỏ hơn 16 mm2; nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ.

-Dây nối đất được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.

Đối với trường hợp nhà ở, công trình đã có nối đất đang được sử dụng thì không cần phải làm thêm cọc tiếp đất mà chỉ cần bắt chặt dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông hoặc hàn.

Chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình trong trường hợp trên sẽ tự lắp đặt hệ thống nối đất hoặc đề nghị đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp lắp đặt hệ thống nối đất và phải chịu mọi chi phí. Đồng thời, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình có các kết cấu kim loại nối đất phải quản lý hệ thống nối đất. Khi phát hiện hệ thống nối đất hư hỏng hoặc có hiện tượng bất thường thì báo ngay cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp để phối hợp giải quyết.

Tóm lại, trong trường hợp của bạn, bạn cần xác định điện áp của đường dây điện cao thế tại khu vực mà bạn nhắc tới để xem xét các điều kiện về khu vực được coi là hành lang bảo vệ an toàn điện, về điều kiện để các công trình, nhà ở được tồn tại trong phạm vi này.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI

Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 [Miễn phí] số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

Có liên quan

CafeLand - Gần nhà tôi có công trình điện lưới cao áp, cột điện dựng ngay sát phần đất nhà tôi. Điện lực thông báo phần đất nhà tôi thuộc phạm vi hành lang an toàn lưới điện, không được xây dựng nhà cao tầng.

Xin hỏi, quy định về hành lang an toàn lưới điện là gì? Bị hạn chế xây dựng như vậy thì gia đình tôi có được bồi thường gì không?

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An trả lời:

Nghị Định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực về an toàn điện

Điều 11. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

1. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định như sau

a] Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;

b] Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 kV

35 kV

110 kV

220 kV

500 kV

Dây bọc

Dây trần

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

Dây trần

Dây trần

Khoảng cách

1,0 m

2,0 m

1,5 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m

7,0 m

c] Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 kV

220 kV

500 kV

Khoảng cách

2,0 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m

2. Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.

Điều 13. Điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV

Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.

2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp.

3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 kV

220 kV

Khoảng cách

3,0 m

4,0 m

6,0 m

4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một [01] mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một [01] mét.

5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

6. Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên.

Quy định bồi thường theo quy định tại điều 19 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP

Điều 19. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

1. Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:

a] Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai;

b] Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;

c] Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang;

d] Trường hợp đất ở không đủ điều kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.

2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

3. Mức bồi thường, hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể. Kinh phí chi trả từ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.

Bạn căn cứ theo quy định trên thực hiện.

  • Nhà tôi có đường dây điện cao thế đi ngang qua khu đất từ năm 1994, thì có được yêu cầu bồi thường không?  Đất nhà tôi ở Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai có quy hoạch treo từ năm 2000 đến nay nhưng vẫn chưa có quyết định thu hồi. Bên địa chính xã cho biết nếu quy hoạch sẽ trừ phần có đường dây điện đi qua, không tính.

CafeLand kết hợp cùng Công ty Luật TNHH Đức An

Page 2

Xin hỏi, 1ha bằng bao nhiêu m2, bằng bao nhiêu sào, công và mẫu đất? Tôi thấy các đơn vị tính này ở các địa phương là khác nhau, vậy công thức tính như thế nào?

Trả lời:

Hecta là gì?

Hecta có ký hiệu là ha, là đơn vị tính diện tích phổ biến trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai. Đơn vị này được sử dụng nhiều ở các quốc gia.

Vậy 1ha bằng bao nhiêu m2?

1 ha bằng 10.000 m2 = 1 hectomet vuông. Nếu hình vuông có kích thước 1 cạnh là 100m, thì diện tích hình đó sẽ là 100 x 100 = 10.000 m2. Còn nếu là hình chữ nhật có chiều dài 250m và chiều rộng 40m thì diện tích của nó sẽ là 250 x 40 = 10.000 = 1ha.

1 ha bằng bao nhiêu km2?

1km = 1.000m2, do đó 1km2 = 1000 x 1000 = 1.000.000 m2. Vậy 1km2 bằng 1 triệu mét vuông [1km2 = 1.000.000m2].

1ha = 10.000 m2 nên 1km2 = 100 ha hay 1ha = 0,01 km2.

1 ha bằng bao nhiêu sào, bao nhiêu công?

Sào là đơn vị đo diện tích người nông dân thường dùng để đo diện tích đất canh tác nông nghiệp. Cụ thể là đất canh tác ruộng lúa, hoa màu hay các loại cây lương thực mà người nông dân sở hữu. Hiện nay, đây vẫn là đơn vị đo phổ biến tại các vùng nông thôn Việt Nam.

Công, mẫu và sào là hệ đo lường cổ của Việt Nam. Một sào bằng 1/100 mẫu hoặc 1/10 công. Một mẫu bằng 10 công [1 công = 1 sào].

Theo Nghị định 86/2012/ND-CP của Chính phủ về Hướng dẫn Luật đo lường ta có:

Bắc Bộ: 1 sào = 1 công = 360m2

Trung Bộ: 1 sào = 1 công = 499,95m2 [500m2]

Nam Bộ: 1 sào = 1 công đất = 1.296m2 [ở nhiều nơi vẫn sử dụng 1 công bằng 1.000m2, nhưng đúng theo Luật thì 1 công đất phải là 1.296 m2].

Còn theo quy chuẩn Quốc tế, 1 ha = 10.000m2 mét vuông, do đó:

1 ha = 10.000/360 = 27,778 sào Bắc Bộ

1 ha = 10.000/499.95 = 20,002 sào Trung Bộ

1 ha = 10.000/1.296 = 7,71605 công đất Nam Bộ

1ha bằng bao nhiêu mẫu?

Tương tự như sào, đơn vị mẫu cũng có sự khác biệt ở 3 miền:

Bắc Bộ: 1 mẫu = 10 sào Bắc Bộ = 3.600 m2

Trung Bộ: 1 mẫu = 10 sào Trung Bộ = 4.995 m2

Nam Bộ: 1 mẫu = 10 công Nam Bộ = 12.960m2

Như vậy 1 ha = 2,778 mẫu Bắc Bộ = 2,002 mẫu Trung Bộ = 0,771605 công đất Nam Bộ.

  • Để xác định được giá trị mảnh đất và tránh những sai sót khi làm thủ tục cấp sổ đỏ, việc tính toán diện tích đất rất quan trọng. Do đó, người mua cần trang bị các kiến thức cơ bản, công thức tính diện tích đất cơ bản.

Phương Vũ

  • Xin hỏi, 1ha bằng bao nhiêu m2, bằng bao nhiêu sào, công và mẫu đất? Tôi thấy các đơn vị tính này ở các địa phương là khác nhau, vậy công thức tính như thế nào?

  • CafeLand - Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi xây dựng, sửa chữa nhà. Tùy thuộc vào kết cấu và diện tích ngôi nhà, mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn thiết kế phòng bếp phù hợp và tiện nghi nhất.

  • CafeLand – Diện tích thông thủy là một thuật ngữ thường được dùng để xác định diện tích cho căn hộ chung cư. Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa diện tích thông thủy và diện tích tim tường. Vậy cách tính diện tích căn hộ chung cư như thế nào là chuẩn xác và được pháp luật công nhận. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc và phân biệt rõ hai khái niệm trên.

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: ; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Video liên quan

Chủ Đề