Có máy nguyên nhân gây ra tai nạn điện

Có 3 nguyên nhân gây ra tai nạn điện:

Đó là do chạm trực tiếp vào vật mang điện, do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp, do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 30

Có những nguyên nhân nào gây ra tai nạn điện? Hãy cho biết các nguyên nhân của tai nạn điện trong hình 14.1, điền vào bảng 14.3

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tai nạn điện và một số nguyên nhân

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Có những nguyên nhân nào gây ra tai nạn điện?

2. Hãy cho biết các nguyên nhân của tai nạn điện trong hình 14.1, điền vào bảng 14.3

Thông tin Hình vẽ
Chạm trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây dẫn bị hỏng lớp cách điện
Chạm vào vỏ kim loại đồ dùng điện bị hỏng lớp bóc cách điện
Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Do phạm vi khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
Do đến gần dây dẫn có điện bị rơi xuống.

Bài làm:

1. Những nguyên nhân gây tai nạn điện là:

  • Do chạm trực tiếp vào vật mang điện: dây dẫn diện trần không bọc cách điện hoặc lớp bọc cách điện hỏng...
  • Do phạm vi khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
  • Do đến gần dây dẫn điện bị rơi xuống

2.Các nguyên nhân của tai nạn điện trong hình 14.1, điền vào bảng 14.3

Thông tin Hình vẽ
Chạm trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây dẫn bị hỏng lớp cách điện Hình e, hình i
Chạm vào vỏ kim loại đồ dùng điện bị hỏng lớp bóc cách điện Hình b
Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện Hình c, hình d, hình g
Do phạm vi khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp Hình a
Do đến gần dây dẫn có điện bị rơi xuống. Hình h

Điện là nguồn năng lượng chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, gần đây tại nạn điện xảy ra khá nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tai nạn điện và sử dụng điện như thế nào để đảm bảo an toàn? Cùng TNLengineering.vn tham khảo ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Những nguyên nhân gây tai nạn điện: 

  • Sửa chữa điện khi chưa đóng/ngắt nguồn điện
  • Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
  • Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện
  • Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở
  • Tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn đang tích điện
  • Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch,… các tia hồ quang sinh ra có nhiệt độ rất cao. Hồ quang điện sẽ gây bỏng nặng và bỏng sâu đối với những người ở trong phạm vi ảnh hưởng, vết thương này rất khó chữa trị.
  • Vi phạm khoảng cách an toàn với trạm biến thế và lưới điện cao áp. Đối với điện cao áp hay đường dây cao áp, điện sẽ bị phóng ra ngoài không khí, dù bạn chỉ đến gần chứ không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ sẽ có hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn đi qua cơ thể và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng điện:

1. Lắp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ
Một trong những nguyên tắc an toàn điện đầu tiên mà bạn cần thực hiện đó là lưu ý lắp thiết bị đóng cắt và bảo vệ điện trong gia đình.

- Phải lắp đặt trên dây pha, tốt nhất nên lắp đặt thiết bị bảo vệ đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.

- Lựa chọn các thiết bị đóng cắt bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng, có nắp đậy che kín phần mang điện.

- Khi lắp đặt phải lắp thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà.

- Nên lắp thêm thiết bị chống rò điện để phòng tránh các sự cố điện nguy hiểm, đặc biệt là những vùng ngập nước.

2. Lưu ý khi lắp đặt thiết bị điện trong gia đình
Để đảm bảo an toàn, cần tiến hành nối đất vỏ kim loại cho các thiết bị dùng điện trong nhà như: tủ lạnh, bếp điện, máy giặt,… để phòng tránh các trường hợp rò rỉ, chập cháy điện. Tuyệt đối không lắp đặt các thiết bị điện ở những nơi ẩm ướt, ngập nước.

Khi cần sửa chữa hoặc lắp đặt điện trong nhà phải ngắt thiết bị đóng cắt điện [cầu dao, cầu ch́, công tắc ] và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo: “CẤM ĐÓNG ĐIỆN KHI CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC”

Sử dụng các công cụ điện cầm tay [máy khoan, máy mài …]: Phải mang găng tay cách điện để không bị điện giật.

3. Khi ngập nước, trời mưa to, có sấm sét
Trong những trường hợp này, cần phải nhanh chóng tách cáp an-ten ra khỏi tivi để tránh sét lan truyền, rút phích cắm các thiết bị như: tivi, máy tính,… ngắt điện. Nếu bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường,… hãy cắt cầu dao điện để đảm bảo an toàn. 

Cần đi ủng cách điện khi tiến hành đóng mở cầu dao của bảng phân phối điện. Tay ướt hoặc nhiều mồ hôi thì không được phép đóng mở cầu dao.

4. Bảo hành thiết bị điện định kỳ
Nguyên lý hoạt động chung của những thiết bị đồ điện gia dụng đều sử dụng dây đốt để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu sản phẩm không đúng chất lượng hoặc lắp ráp sai quy cách thì sẽ rất nguy hiểm. Cần thường xuyên kiểm tra, sửa thay thế ngay nếu thiết bị hư hỏng, để không dẫn đến những nguy hiểm cháy nổ, hở điện gây điện giật chết người…

Nếu bảo trì, hay sửa chữa các thiết bị điện gia đình mà bạn không chắc chắn về độ an toàn hoặc không có đầy đủ dụng cụ bảo hộ thì không nên tự mình sửa chữa, hãy nhanh chóng liên hệ với dịch vụ sửa chữa điện nước tại nhà chuyên nghiệp đến để xử lý.

5. Trang bị bảo hộ đầy đủ 
Người lao động cần sử dụng các dụng cụ và phương tiện bảo vệ các nhân viên khi làm việc với các thiết bị điện. Người lao động khi tiếp xúc với hệ thống mạng dây điện, leo trèo cao hoặc trong phòng kín thì ít nhất cần phải có 2 người. Trong đó, 1 người làm việc còn 1 người theo dõi, kiểm tra, chỉ huy toàn bộ công việc.

6. Những điều KHÔNG: 
- Sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém v́ dễ chạm chập, ṛ điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ.. 

- Phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá ... vào dây dẫn điện.

- Cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện [không có phích cắm] vào ổ cắm điện.

- Phích cắm, ổ cắm phải chắc chắn [phích cắm là phía thiết bị dụng cụ sử dụng điện, ổ cắm là phía nguồn điện].

- Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của thân phích cắm.

- Để thiết bị điện có phát nhiệt [ti vi, bàn ủi, bếp điện...] ở gần vật dễ cháy. 

- Không dùng điện để: Chống trộm, bẫy chuột, rà [bắt] cá. 

Trên đây là những biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đình. Hãythực hiện những biện pháp trên và sử dụng điện một cách thông minh và đúng đắn để bảo vệ bản thân và gia đình của mình nhé!

Hotline: 096 735 1496

Email:

Blog Tin tức 07/04/2022 Vũ Tuyền

Theo thống kê, ở nước ta mỗi năm trung bình có khoảng hơn 250 người chết vì các tai nạn điện. Con số này ngày càng gia tăng vị sự bất cẩn của con người khi sử dụng điện. Trung bình cứ khoảng 30 vụ tại nạn điện thì có ít nhất 1 người chết. Đáng chú ý nhất hầu hết các tai nạn chết người xảy ra là do chính người dùng bất cẩn trong việc sử dụng điện. Vậy có mấy nguyên nhân gây tai nạn điện? Các nguyên nhân gây tai nạn điện cho người và Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện. Theo dõi những chia sẻ của thợ sửa điện nhà chúng tôi để có thể biết thêm những thông tin cần thiết và hữu ích.

Những nguyên nhân gây tai nạn điện và cách phòng tránh

Hiện nay, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ngành công nghiệp điện có vai trò hết sức quan trọng. Trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của con người thì nó là thành phần không thể thiếu. Điện giúp cho chúng ra làm được rất nhiều việc trong cuộc sống như: Thắp sáng, giải trí, nấu nướng… Tuy nhiên, bên cạnh đó nếu sử dụng không đảm bảo an toàn thì điện vô cùng nguy hiểm. Các tổn thương do điện được xếp loại từ bỏng da bề mặt nhẹ cho tới rối loạn chức năng đa tạng nặng; Thậm chí điện là hiểm họa luôn rình rập đến an toàn tính mạng người sử dụng khi không biết cách sử dụng an toàn

Có mấy nguyên nhân gây tai nạn điện?

Có 3 nguyên nhân gây ra tai nạn điện, đó là:

  1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
  2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
  3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.

Các nguyên nhân gây tai nạn điện cho người

Các nguyên nhân gây tai nạn điện cho người:

  • Do tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
  • Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn bị hở điện
  • Sử dụng thiết bị điện bị rò rỉ điện ra vỏ kim loại
  • Sửa chữa điện không đóng ngắt nguồn điện
  • Do vị phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến thế. Đối với những đường dây cao áp hạy điện áp cao. Điện phóng ra ngoài không khí, khi đến gần cho dù chưa tiếp xúc trức tiếp nhưng với khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ thì sẽ có hiện tượng phóng điện cao ấp. Dòng điện qua cơ thể lớn và gây ra hậu quả nghiêm trọng
  • Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các máy cắt điên, cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch… Các tia hồ quang điện sinh ra có nhiệt độ rất lớn. Nếu người ở trong phạm vi ảnh hưởng của hồ quang điện sẽ bị bỏng nặng và bỏng sâu. Rất khó có thể chữa trị khỏi.
  • Một nguyên nhân nữa đó là do tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện những vẫn còn tích điện.

Những triệu chứng sau khi bị điện giật

Điện giật là một tai nạn nguy hiểm, không những gây bỏng, ngừng tim, ngừng thở, tổn thương các cơ quan trong cơ thể mà còn đem lại nhiều biến chứng điện giật khó lường.

Các triệu chứng bị điện giật điển hình bao gồm:

  1. Bệnh nhân nằm bất tỉnh
  2. Bệnh nhân thấy khó thở, trường hợp nặng có thể ngừng thở
  3. Mạch yếu, không đều, đôi khi không có mạch
  4. Bỏng là dấu hiệu thường thấy khi bị gật hiện, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện.
  5. Khởi phát ngưng tim đột ngột
  6. Đôi khi một số nạn nhân bị điện giật không có biểu hiện bị thương tổn nhưng cần được điều trị như là nạn nhân bị điện giật. Một số tổn thương và những biến chứng xa có thể chưa rõ.

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện

Để hạn chế tại nạn điện và đảm bảo an toàn cho người dùng. Bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện như:

  1. Lựa chọn và sử dụng những thiết bị điện an toàn. Các loại như ổ cắm điện, thiết bị điện dân dụng… nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt. Phù hợp với dòng điện của gia đình. Ưu tiên những sản phẩm của công ty có thương hiệu và uy tín trên thị trường.
  2. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện.
  3. Đảm bảo chắc chắn là nguồn điện đã ngắt hoàn toàn trước khi lắp đặt sửa chữa điện dân dụng, điện lưới.
  4. Tuân thủ tuyệt đối an toàn hành lang lưới điện. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và các trạm biến thế.
  5. Không sử dụng dây điện trần làm đường dây dân điện.
  6. Sử dụng các aptomat chống giật cho hệ thống điện gia đình, hộ dân, cơ quan, xí nghiệp…
  7. Tìm hiểu những kiến thức về an toàn điện và cách xử lý khi xảy ra tai nạn điện giật.

Chủ động các biện pháp phòng tránh các tai nạn điện là bảo vệ an toàn cho chính bạn, người thân và toàn xã hội.

Bài viết liên quan: Những nguyên nhân gây ra sự cố cháy chập điện

Khi tiếp xúc với nguồn điện, tốt nhất bạn nên trang bị một số thiết bị bảo hộ điện an toàn cho người lao động như:

  • Găng tay cách điện;
  • Tay áo cách điện chuyên dụng;
  • Quần áo chống hồ quang điện;
  • Giày và ủng cách điện;
  • Thảm cách điện;
  • Các thiết bị thử điện

Ngoài ra, chúng ta phải biết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì thế mọi người cần có ý thức cao hơn về việc phòng chống tai nạn điện trong căn nhà của mình. Đặc biệt là các sự cố liên quan đến an toàn điện, ngay từ khi khởi công xây dựng nhà.

Bài viết trên là một số nguyên nhân chính gây nên các tại nạn điện. Trong quá trình sử dụng không thể không tránh khỏi những sự cố hỏng hóc về điện. Nếu gia đình bạn gặp những sự cố hỏng hóc về điện không thể tự mình sửa chữa được. Hãy liên hệ ngay với thợ sửa chữa điện nước tại nhà của chúng tôi để được tư vấn và khắc phục sự cố một cách đảm bảo an toàn nhất, nhanh nhất, giá rẻ nhất . 

Hotline : 0979295338

Video liên quan

Chủ Đề