Có nên gộp 2 băng tần wifi

Hiện tại, những khách hàng đăng ký lắp mạng FPT Hà Nội, và đăng ký internet FPT HCM và một số tỉnh thành. Được trang bị một trong hai loại modem là G97RG6M và Hub AC-1000F. Đây là dòng modem Dual-Band, cùng lúc phát sóng hai băng tần 5Ghz và 2.4Ghz chuẩn AC. Bài viết này chúng tôi hướng dẫn người dùng tự cấu hình, bật sóng wifi 5Ghz để kết nối mạng nhanh hơn. Xem cấu hình chi tiết từng loại modem dưới đây.

 

Modem 2 băng tần FPT G97RG6M Và AC1000F Hướng dẫn cách cấu hình băng tần 5ghz cài đặt để phát sóng cùng lúc sóng wifi 5Ghhz và 2.4Ghz.

Hiện tại, những khách hàng đăng ký lắp mạng FPT Hà Nội, và đăng ký internet FPT HCM và một số tỉnh thành. Được trang bị một trong hai loại modem là G97RG6M và Hub AC-1000F. Đây là dòng modem Dual-Band, cùng lúc phát sóng hai băng tần 5Ghz và 2.4Ghz chuẩn AC. Bài viết này chúng tôi hướng dẫn người dùng tự cấu hình, bật sóng wifi 5Ghz để kết nối mạng nhanh hơn. Xem cấu hình chi tiết từng loại modem dưới đây.

Bài viết liên quan:

Modem wifi 2 băng tần FPT

Modem wifi 2 băng tần FPT

Modem wifi 2 băng tần của FPT là dòng modem G97RG6M Và AC1000F, được FPT trang bi cho khách hàng khi đăng ký lắp đặt wifi FPT. Modem G97RG6M trang bị cho khách hàng trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2019. Modem AC1000F trang bị cho khách hàng lắp đạt từ 2019 cho đến hiện nay. Cả 2 dòng modem này đều được trang bị dual band cùng lúc phát sóng 2 băng tần 5ghz và 2.4ghz.

Tại sao nên bật wifi 5Ghz trên modem FPT?

Cách bật wifi 5ghz Fpt

Cách bật wifi 5ghz modem Fpt

  • Bước 1: Sử dụng trình duyệt web Chrome truy cập vào địa chỉ modem 192.168.1.1
  • Bước 2: Đăng nhập modem theo tên admin + mật khẩu là 7 ký tự cuối số hợp đồng.
  • Bước 3: Ở Tab menu trên cùng, chọn wireless setup.
  • Bước 4: Ở menu bên trái chọn 5G radio > wireless security > Enable SSID State để bật sóng wifi 5Ghz.

Ưu điểm wifi 5Ghz

Sóng wifi 5Ghz giúp người dùng có trải nghiệm tốc độ mạng không dây nhanh. Trong điều kiện lý tưởng, sẽ cho tốc độ mạng nhanh lên đến 1733Mbps. Trong khi sóng wifi 2.4 chỉ cho tốc độ tối đa 300Mbps. Dưới đây là ưu nhược điểm của băng tần 5Ghz:

  • Ưu điểm wifi 5Ghz: Tốc độ kết nối mạng nhanh, với chuẩn wifi AC MU-Mimo phân luồn các thiết bị khi kết nối mạng, phản hồi và gửi thông tin lên server ngay tức thì tất cả kết nối.
  • Nhược điểm wifi 5Ghz: Bản chất sóng 5Ghz là sóng wifi có bước sóng ngắn, chính vì vậy vùng phủ của sóng wifi 5Ghz nhỏ, công suất phát thấp.

Chính vì nhược điểm là công suất thấp, vùng phủ cũng như khả năng đâm xuyên kém. Nên FPT trang bị tính năng trên hai dòng modem G97RG6M và Hub AC-1000F cùng lúc phát sóng cả 5Ghz và 2.4Ghz, xem thêm sự khác nhau của wifi 5Ghz và 2.4Ghz. Khi lắp đặt, thường kỹ thuật Fpt sẽ chỉ bật wifi 2.4Ghz, vậy nên chúng ta cùng làm theo hướng dẫn dưới đây để bật wifi 5Ghz lên.

Cách chuyển đổi dùng băng tần 5ghz FPT thay 2.4ghz

Cả 2 băng tần 5ghz và 2.4ghz của FPT đều phát song song cùng lúc. Thông thường các thiết bị smart phone đời cao sẽ tự chuyển đổi băng tần, ưu tiên kết nối băng tần 5ghz. Tất nhiên là thiệt bị điện thoại, laptop phải hỗ trợ băng tần 5ghz. Trong trường hợp cần chuyển đổi thủ công trên thiết bị, ta làm như sau:

Cách chuyển đổi băng tần wifi 5Ghz Fpt

  • Bước 1: Trên điện thoại > vào cài đặt > cài đặt mạng > wifi.
  • Bước 2: Chọn tên mạng wifi có chữ 5G phía sau.
  • Bước 3: Nhâp vào hình mũi tên > nhập mật khẩu
  • Bước 4: Nhấp vào dấu tích V ở góc cao phải màn hình để hoàn tất chuyển băng tầng wifi.

Hướng dẫn cấu hình wifi băng tần 5Ghz Modem FPT G97RG6M

Bước 1: Đăng nhập modem G97RG6M

Đăng nhập modem G97RG6M

  • Truy cập địa chỉ: 192.168.1.1
  • Điền thông tin đăng nhập vào modem, nếu quên thông tin đăng nhập xem bài hướng dần đăng nhập Tại Đây

Bước 2: Xem lại thông số wifi 2.4G

Sau khi đăng nhập vào modem, chúng ta tiến hành kiểm tra lại các thông số SISD, cần nhớ thông tin:

  • S SID 1 là của wifi 2.4G, để bước 3 cấu hình khác.
  • SSID State: Enable [bật]

Bước 3: Cấu hình băng tần wifi 5G

Đặt tên cho mạng 5Ghz tại menu SSID:

Đặt tên cho mạng wifi 5Gh

Từ menu trên chọn vào Wireless setup. Từ menu bên trái, chọn SSID trong phần 5G Radio.

  • Dòng SSID: chọn SSID2. Chỗ này nếu cấu hình giống với thông số băng tầng 2.4 là SSID1 thì thiết bị điện thoai sẽ tự động ưu tiên kết nối wifi 5Ghz khi có 2 sóng cùng phát. Còn nếu để thông số khác, thì người dùng phải tự kết nối wifi đến SSID 5G thủ công.
  • SSID State: Enable [bật sóng wifi 5G lên].
  • SSID Name: đặt tên cho mạng wifi 5G.

Đặt mật khẩu cho mạng wifi 5G:

Đặt mật khẩu wifi băng tần 5Ghz

  • Dòng Security Passphrase: đặt mật khẩu cho mạng wifi 5Ghz.
  • Dòng SSID: chọn SSID2.
  • Các dòng còn lại chọn như trong hình.

Kéo xuống dưới cùng, chọn Apply để lưu toàn bộ cấu hình vừa cài đặt.

Hướng dẫn cấu hình wifi băng tần 5Ghz Modem FPT Hub AC-1000F

Bước 1: Đăng nhập modem AC-1000F

Tại bước này, chúng ta cũng tiến hành đăng nhập giống modem G97RG6M ở trên.

Đăng nhập modem AC1000F

Bước 2: Xem lại thông số wifi 2.4G

Bước này, thông thường khi lắp đặt nhân viên kỹ thuật Fpt đã cấu hình sẵn. Chúng ta không cần cấu hình thêm gì. Nếu cần xem thêm thông tin, có thể xem các thông số tại Network >> Wireless 2.4G.

Bước 3: Cấu hình băng tần wifi 5G

Cấu hình modem Fpt AC1000F

Tại dòng 5G radio, chúng ta tích chọn Enable để bật sóng wifi 5G lên. Các dòng pass thì chúng ta đặt tên pass wifi. Và kéo xuống bên dưới để lưu lại các thông số vừa cấu hình.

Tham khảo thêm giải pháp lắp đặt wifi không dây phát sóng khoảng cách 500m.

Kết luận

Như vậy là chúng ta đã cấu hình xong sóng wifi 5G cho modem Fpt. Nhà mạng khuyến cáo nên cấu hình thông số 5G và 2.4G giống nhau. Tuy nhiên, nếu điện thoại, Laptop không tự động kết nối sóng 5G thì chúng ta có thể cấu hình tên mạng wifi 5G riêng để kết nối dùng làm mặc định. Sóng wifi 5G tuy nhanh, nhưng vùng phủ nhỏ. Nếu thiết bị như điện thoại, laptop không hỗ trợ chuẩn wifi 5G thì người dùng nên kết nối sóng 2.4G.

 

 

Bạn đang vừa quyết định thay thế bộ router cũ của mình. Khi mở hộp Router không dây mới mua, bạn có thể băn khoăn tại sao lại có hai mạng 2.4GHz và 5GHz. Vậy thì mạng 5GHz có mạnh hơn không? Sự khác nhau giữa chúng là gì?

Trên thực tế các thiết bị không dây đang ngày càng được ưa chuộng, kết nối không dây nói chung và WiFi nói riêng đang ngày càng được phủ sóng rộng khắp nên băng tần 2.4GHz đang được sử dụng rất phổ biến. Mới đây Google đã cung cấp dongle Ethernet cho Chromecast của mình. Họ nhận ra rằng băng tần 2.4GHz quá nhiều và dễ gây nhiễu vì thế rất dễ bị ngắt kết nối. Do đó Google bán dongle Ethernet với giá 15 USD để có thể cắm Chromecast trực tiếp tới router của người dùng. Thêm vào đó Chromecast mới được cập nhật cho phép người dùng truy cập được tới những kết nối không dây theo băng tần 5GHz.

 

WiFi 2.4GHz và 5GHz là gì?

Trước tiên, 2.4GHz và 5GHz là một phần của cùng một mạng WiFi. Hãy coi chúng giống như hai kênh khác nhau trên TV của bạn phát cùng một chương trình. Trong trường hợp của một router băng tần kép, nguồn của Internet là giống nhau, nhưng có hai cách khác nhau để kết nối: Sử dụng băng tần 2.4GHz hoặc băng tần 5GHz.

Vì hai băng tần này hoạt động trên các tần số khác nhau nên chúng không gây nhiễu cho nhau. Đây là lý do tại sao nhiều router hiện đại có thể phát sóng cả hai tần số cùng một lúc mà không ảnh hưởng tiêu cực đến cường độ của tín hiệu WiFi. Ngoài ra, nhiều router hiện đại tự động phát sóng trực tiếp trên cả hai kênh mà không cần thiết lập.

Sự khác biệt thực sự giữa 2.4GHz và 5GHz là gì?

WiFi ngày càng trở nên cần thiết trong thập kỷ qua. Nó được sử dụng bởi mọi người trên khắp thế giới và giống như bất kỳ hệ thống truyền thông không dây nào khác, wifi có tần số và bước sóng. Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cách truyền sóng và khoảng cách mà sóng được truyền đi.

 

Các thuật ngữ 2.4GHz và 5GHz đề cập đến dải tần số của router hoặc thiết bị đang truyền các tín hiệu này. Sự khác biệt lớn nhất và nổi bật nhất giữa hai tần số này là tốc độ và phạm vi.

Trong điều kiện lý tưởng, WiFi 2.4GHz sẽ hỗ trợ tốc độ kết nối cao nhất là 450Mbps hoặc 600Mbps, tùy thuộc vào loại router mà bạn sử dụng. Trong khi WiFi 5GHz sẽ hỗ trợ tốc độ kết nối lên tới 1300Mbps, một con số cực kỳ ấn tượng!

Tất nhiên, có một số điều mà bạn cần phải chú ý ở đây. Thứ nhất, tốc độ tối đa bạn có thể thấy cũng phụ thuộc vào chuẩn kết nối không dây mà router của bạn hỗ trợ, chuẩn này có thể là 802.11b, 802.11g, 802.11n hoặc 802.11ac [những tiêu chuẩn phổ biến nhất]. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách các tiêu chuẩn kết nối đó ảnh hưởng như thế nào trên thực tế để nắm rõ hơn những thông tin cần thiết.

 

Thứ hai là cụm từ quan trọng mà chúng ta vừa mới đề cập, đó là “điều kiện lý tưởng”. Băng tần 2.4GHz có thể được coi như là một “con đường” khá đông đúc, vì nó không chỉ được sử dụng cho kết nối WiFi. Điện thoại không dây cũ, camera, các thiết bị gia đình cũng như một số thiết bị khác đều có xu hướng sử dụng băng tần 2.4GHz.

Các sóng có bước sóng dài hơn thường được sử dụng bởi băng tần 2.4GHz để phù hợp hơn với các kết nối trong phạm vi rộng hơn, cũng như là truyền qua các bức tường và vật thể rắn. Vì vậy, băng tần 2.4GHz được cho là tốt hơn nếu bạn cần các kết nối ổn định trong phạm vi rộng trên các thiết bị của mình, hoặc có quá nhiều vật cản trong khu vực kết nối.

Tuy nhiên, do có quá nhiều thiết bị cùng sử dụng băng tần 2.4GHz, kết quả là hiện tượng tắc nghẽn có thể xảy ra, dẫn đến việc các kết nối bị ngắt đột ngột và tốc độ kết nối cũng chậm hơn mong đợi.

Trong khi đó băng tần 5GHz được dùng cho những thiết bị cần nhiều dữ liệu hơn như máy tính xách tay, điện thoại hoặc máy tính bảng bởi vì nó có thể truyền lượng dữ liệu cao hơn và ít thiết bị sử dụng hơn, do đó, với băng tần 5GHz hiện tượng tắc nghẽn ít xảy ra hơn, đồng nghĩa với việc bạn có thể nhận được một kết nối ổn định hơn và tốc độ kết nối cũng tốt hơn rất nhiều.

Mặt khác, các sóng ngắn hơn được sử dụng bởi băng tần 5GHz sẽ làm cho nó ít có khả năng xuyên qua tường và vật thể rắn hơn và có phạm vi hiệu quả ngắn hơn băng tần 2.4GHz. Tất nhiên, bạn cũng có thể cải thiện điều này thông qua việc sử dụng bộ mở rộng phạm vi kết nối hoặc hệ thống WiFi lưới [mesh WiFi systems], và tất nhiên, chi phí đầu tư cho các trang bị hỗ trợ này cũng là một điều chúng ta phải tính đến.

 

Băng tần kép [dual-band] và ba băng tần [tri-band] là gì?

Tin tốt là hầu hết các router hiện đại đều có thể hoạt động như một bộ định tuyến băng tần kép hoặc một bộ định tuyến ba băng tần. Một bộ định tuyến băng tần kép [dual-band] là một router có thể phát cùng lúc cả tín hiệu 2.4GHz và 5GHz, về cơ bản, nó cung cấp cho bạn hai thệ thống mạng không dây song song. Các bộ định tuyến băng tần kép có hai loại:

  • Selectable dual-band. Bộ định tuyến selectable dual-band có mạng WiFi 2.4GHz và 5GHz, nhưng bạn chỉ có thể sử dụng một hệ thống mạng một lúc mà thôi. Bạn sẽ phải sử dụng một công tắc chuyển đổi để chọn loại băng tần mà bạn muốn sử dụng.
  • Simultaneous dual-band. Một bộ định tuyến simultaneous dual-band là một router có thể đồng thời phát sóng các mạng WiFi 2.4GHz và 5GHz riêng biệt cùng một lúc, cung cấp cho bạn hai hệ thống mạng WiFi mà bạn có thể chọn khi thiết lập kết nối. Một số loại router cũng có thể cho phép bạn gán cùng một SSID cho cả hai băng tần để các thiết bị chỉ nhìn thấy một mạng duy nhất, mặc dù cả hai mạng đều vẫn hoạt động song song. Loại router này sẽ có giá thành cao hơn một chút so với các router selectable dual-band, nhưng hoàn toàn có thể chấp nhận được so với những lợi ích mà nó mang lại.

Một bộ định tuyến ba băng tần là một router có khả năng phát đồng thời ba hệ thống mạng, bao gồm hai tín hiệu ở băng tần 5GHz và một tín hiệu ở băng tần 2.4GHz. Lý do cho điều này là giúp giảm bớt sự tắc nghẽn có thể xảy ra trong hệ thống mạng. Vậy nên nếu bạn có nhiều thiết bị sử dụng kết nối 5GHz cùng lúc, chẳng hạn như phát trực tuyến với độ phân giải cao hoặc thậm chí là stream video 4K bạn thấy được lợi ích rõ ràng từ việc sử dụng các router ba băng tần.

 

Nên chọn băng tần 2.4GHz hay 5GHz?

Điều đầu tiên bạn phải cân nhắc đó là nếu bạn sử dụng các thiết bị hỗ trợ kết nối Ethernet có dây và không khó để kết nối cáp vào thiết bị, bạn nên sử dụng kết nối có dây thì hơn là kết nối không dây. Kết nối có dây đem lại độ trễ thấp hơn, không bị ngắt kết nối do nhiễu và đơn giản là nhanh và ổn định hơn kết nối không dây.

Tuy nhiên ở đây chúng ta đang nói về các kết nối không dây. Nếu bạn hiện đang sử dụng WiFi 2.4GHz và tự hỏi rằng liệu mình có cần nâng cấp lên 5GHz hay không thì câu trả lời là nên, nếu điều kiện cho phép.

Cụ thể, nếu bạn đang gặp phải hiện tượng các kết nối thường xuyên bị ngắt đột ngột hoặc nếu bạn cần một tốc độ kết nối cao hơn để xem video hoặc chơi trò chơi thì bạn nên nâng cấp lên 5GHz. Nếu bạn sống trong một khu phức hợp bao gồm nhiều căn hộ đông đúc với hàng chục bộ router khác nhau và vô số các thiết bị sử dụng băng tần 2.4GHz, thì bạn chắc chắn nên cân nhắc việc chuyển sang sử dụng băng tần 5GHz càng sớm càng tốt.

Nếu bạn đã sử dụng router hai băng tần hoặc ba băng tần và các router này đều có sẵn cả băng tần 2.4GHz và 5GHz thì như đã nói, bạn sẽ phải quyết định xem sẽ kết nối thiết bị của mình với băng tần nào. Đơn giản nhất là bạn chỉ cần tiếp tục và sử dụng WiFi 5GHz cho bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ băng tần này và sử dụng 2.4GHz cho các thiết bị còn lại, tuy nhiên, đây không phải lúc nào cũng là chiến lược tốt nhất.

Thay vào đó, hãy suy nghĩ về cách thức bạn sẽ sử dụng từng thiết bị ra sao. Nếu thiết bị chỉ hỗ trợ 2.4 GHz thì không nói làm gì, nhưng nếu thiết bị này có thể hỗ trợ cả hai băng tần thì hãy nghĩ xem liệu bạn có thực sự cần sử dụng 5GHz hay không. Đơn cử như việc thiết bị đó có cần tốc độ cao hơn hay bạn chỉ chủ yếu kiểm tra email và duyệt web? Thiết bị có bị ngắt kết nối trên mạng 2.4GHz và bạn có thực sự cần đến một kết nối ổn định hơn hay không? Bạn có cảm thấy ổn khi sử dụng thiết bị với phạm vi kết nối ngắn hơn bởi việc sử dụng băng tần 5GHz không?

 

Tóm lại, bạn hãy cân nhắc những điều kiện sau đây trước khi quyết định xem nên sử dụng băng tần 2.4GHz hay 5GHz:

  • Tình trạng mất kết nối thường xuyên hoặc bạn cần tốc độ để xem video, chơi game thì nên nâng cấp lên 5GHz.
  • Sống trong một khu dân cư đông đúc với nhiều router WiFi hoặc các thiết bị sử dụng băng tần 2.4GHz thì nên chuyển lên 5GHz
  • Sử dụng router có hỗ trợ 2 băng tần thì bạn nên sử dụng 5GHz cho những thiết bị có hỗ trợ nó và 2.4GHz cho các thiết bị còn lại.
  • Thiết bị của bạn hỗ trợ cả hai băng tần thì cân nhắc xem liệu có cần thiết phải sử dụng 5GHz cho thiết bị đó hay không.

Tổng kết

Hai loại băng tần 2.4GHz và 5GHz đều có những ưu nhược điểm riêng, tốt nhất bạn nên tiếp tục sử dụng băng tần 2.4GHz, trừ khi có nhu cầu cụ thể về độ ổn định hoặc tốc độ của kết nối [cho video, game chẳng hạn]. Cũng nên nhớ rằng bất kể bạn chọn gì, bạn cũng nên dành thời gian để tối ưu hóa tín hiệu không dây bằng cách chọn kênh thích hợp trên router của mình.

 

 

2.4GHz

  • Tốc độ kết nối cao nhất là 450Mbps hoặc 600Mbps
  • Tần số hoạt động tiêu chuẩn IEEE 802.11b
  • Băng thông thấp hơn 5GHz, truyền được ít dữ liệu hơn
  • Phạm vi truyền sóng xa hơn 5GHz
  • Khả năng xuyên tường và vật rắn tốt hơn 5GHz

 

 

5GHz

  • Tốc độ kết nối lên tới 1300Mbps
  • Tần số hoạt động tiêu chuẩn IEEE 802.11a
  • Băng thông cao hơn 2.4GHz , truyền được nhiều dữ liệu hơn
  • Phạm vi truyền sóng ngắn hơn 2.4GHz
  • Khả năng truyền qua vật rắn, tường kém hơn 2.4GHz

 

 

Chúc các bạn đưa ra được cho mình những lựa chọn phù hợp!

Xem thêm:

  • Kiến thức cơ bản về mạng: Tìm hiểu về Router
  • Cách đổi mật khẩu Wifi trên máy tính, điện thoại
  • Những bộ phát wifi, modem wifi tốt nhất, đáng mua nhất cho bạn
  • Hướng dẫn chọn mua router WiFi phù hợp
 

Chủ Đề