Mổ ruột thừa bao lâu thì đi làm được

Khi vùng bụng bị đau dữ dội do ruột thừa bị sưng viêm, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định mổ ruột thừa. Vậy mổ ruột thừa có nên đi lại nhiều, bao lâu thì có thể sinh hoạt bình thường và cần lưu ý những gì sau khi thực hiện phẫu thuật?

Mổ ruột thừa là ca phẫu thuật lành tính. Khi ruột thừa bị sưng viêm, người bệnh cần cắt bỏ phần bị viêm càng sớm càng tốt để tránh tạo thành nguy hiểm đến tính mạng. Mỗ ruột thừa thường có 2 phương pháp thực hiện là mổ nội soi và mổ mỡ. Đa phần những trường hợp ruột thừa sưng viêm thông thường, người có bệnh tiểu đường, người cao tuổi, cao huyết áp... sẽ được chỉ định mổ nội soi. Thế thì sau khi mổ ruột thừa có nên đi lại nhiều hay không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Mổ ruột thừa có nên đi lại nhiều hay không?

1. Những phương pháp mổ ruột thừa

Trước khi tìm hiểu mổ ruột thừa có nên đi lại nhiều hay không, bạn cần biết các hình thức mổ ruột thừa. Mổ ruột thừa có thể thực hiện bằng 2 cách: Mổ thường và mổ nội soi. Mổ thường [tên gọi khác là mổ hở] là cách mổ truyền thống đã có từ lâu đời. Ở vùng bụng bệnh nhân, bác sĩ sẽ rạch một đường dài rồi quan sát bằng mắt thường, mổ trực tiếp. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, nhưng vì vết mổ quá rộng nên sẽ kéo dài thời gian lành vết thương.

Đối với cách thức mổ nội soi, vết mổ sẽ nhỏ hơn. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ rồi đưa thiết bị chuyên dụng vào bụng để quan sát phần bên cơ thể bệnh nhân thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình lớn, sau đó tiến hàng cắt bỏ ruột thừa. Mổ nội soi có thời gian lành nhanh hơn, phù hợp cho người bị cao huyết áp, bệnh tiểu đường, người cao tuổi, nhưng không sử dụng cho người bệnh có tình trạng sưng viêm quá nghiêm trọng.

2. Mổ ruột thừa có đi lại được không, bao lâu lành vết thương?

Mổ ruột thừa có nên đi lại nhiều? Tùy cách chăm sóc cùng cơ địa của mỗi người, mà thời gian lành vết thương và bình phục sẽ khác nhau. Trung bình, bệnh nhân sau khi thực hiện mổ ruột thừa có thể lành vết mổ sau 1 - 2 tuần và có thể vận động nhẹ, đi lại bình thường khi lành vết mổ. Sau 2 tuần mổ, bệnh nhân có thể đi lên cầu thang, đi bộ, tắm rửa, quan hệ tình dục...

Sau 1 - 2 tuần thì người mổ ruột thừa có thể đi lại bình thường

3. Các lưu ý sau khi mổ ruột thừa

Tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị hồi phục tại nhà như giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo, thay băng và vệ sinh vết thương hằng ngày, uống thuốc đúng liều lượng và đều đặn theo thời gian chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc đến bệnh viên ngay khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra.

Mổ ruột thừa là ca phẫu thuật lành tính thường được diễn ra tại bệnh viện, nhưng người bệnh không nên chủ quan vì vẫn có một vài rủi ro như mất nhiều máu trong khi thực hiện phẫu thuật, nhiễm trùng, tổn thương một vài cơ quan lân cận [bàng quang, niệu quản, ruột non], máu đóng cục các tĩnh mạch sâu, lâu lành vết mổ. Chính vì thế, nếu sau khi mổ mà phát sinh những chuyển biến xấu như sau đây, người bệnh nên quay lại bệnh viện gặp bác sĩ để được xử lý thích hợp: Xung quanh vết mổ bị sưng và đỏ, sốt trên 38 độ C; cảm giác ớn lạnh, buồn nôn và nôn, dạ dày co thắt, ăn không ngon miệng, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các món phù hợp để mau bình phục như những loại thực phẩm mềm và dễ nuốt [bún, cháo, cơm nhão, canh, súp, hủ tiếu…], thực phẩm giàu beta-caroten [khoai lang, bí đỏ,cà rốt…], thực phẩm giàu chất xơ [đậu, rau xanh] nhưng cần tránh ăn rau muống, thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm dễ tiêu hóa và có ích cho tiêu hóa[khoai tây nghiền, sữa chua…]

Việc sinh hoạt sau khi mổ ruột thừa cũng quan trọng, người bệnh cần cân bằng làm việc, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Sau khi mổ 2 - 3 tuần , người bệnh nên nghỉ ngơi chờ đến khi cơ thể bình phục hoàn toàn. Hãy ăn uống đúng giờ; ngủ đủ giấc; tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đi bộ trong khả năng bản thân; giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui tươi, lạc quan. Đồng thời cần tránh làm việc nặng và lao động quá sức; lo âu, căng thẳng, stress; ăn các món cay nóng; vận động mạnh, chạy nhảy.

Người bệnh cần ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể mau hồi phục sau vết mổ

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp mổ ruột thừa có nên đi lại nhiều hay không. Mặc dù mổ ruột thừa là dạng phẫu thuật phổ biến nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để mau chóng hồi phục. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường hãy thăm khám ngay. Đồng thời, bệnh nhân cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và sinh hoạt, tập luyện để cơ thể được khỏe mạnh. Để biết thêm các thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe, hãy truy cập website thương hiệu Elipsport nhé, rất nhiều kiến thức bổ ích luôn được cập nhật thường xuyên. Hoặc bạn có thể gọi hotline 1800 6854 để biết thêm.

Đi bộ mỗi ngày là phương pháp bảo vệ sức khỏe đơn giản những mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện và thời gian để đi bộ ngoài trời, ngoài công viên. Thay vào đó các bạn có thể linh động sắp xếp thời gian đi bộ của mình ngay tại nhà với thiết bị máy đi bộ tại nhà. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể thay đổi từ việc đi bộ sang đạp xe với thiết bị xe đạp tập thể dục và sử dụng ghế massage mỗi ngày để thư giãn gân cốt. tăng cường sức đề kháng, giải tỏa căng thẳng.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Trong tuần đầu tiên sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân chỉ nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo dinh dưỡng, sữa, súp. Sau 3 ngày đầu, bệnh nhân có thể chuyển sang ăn cơm nhưng cơm và thức ăn cần được chế biến dạng mềm để hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa đầy bụng, táo bón.

Đối với trường hợp mổ nội soi, bệnh nhân có thể tập gym sau 4 tuần. Nếu mổ mở thì người bệnh chỉ nên tập gym sau tối thiểu 4 - 6 tuần. Tùy vào tình trạng vết mổ mà thời gian này có thể chênh lệch, tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.

Sau 1 - 2 tuần phẫu thuật, bệnh nhân cần cho cơ thể nghỉ ngơi để hồi phục lại, không nên vận động mạnh và tuyệt đối không tập thể dục.

Bệnh nhân nên thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị và hồi phục vết thương tại nhà, có thể kết hợp với hít thở sâu và đều đặn để giảm cơn đau.

Đáp án chính là không nên bạn nhé! Bệnh nhân sau khi mổ ruột thừa nên tránh sử dụng các thức ăn món uống chứa nhiều caffeine như cà phê, cũng như không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, hạn chế ăn món nhiều dầu mỡ, chất béo.

Video liên quan

Chủ Đề