Có nên tin vào xem tuổi vợ chồng

Ở nước ta, tập tục xem tuổi kết hôn còn khá phổ biến trong các gia đình. Đôi lứa yêu nhau trước khi đi đến hôn nhân thường được xem xét ngày sinh tháng đẻ để chọn ra người bạn đời phù hợp nhất hay ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ thuận lợi. Bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này? Hãy để Cleanipedia mang đến cho bạn cái nhìn rõ hơn về thực trạng này trong xã hội hiện đại ngày nay nhé!

Đã cập nhật 15 tháng 7 năm 2021

Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ

Trong nhà

Quan niệm xem tuổi kết hôn

Ở thời đại của ông bà, cha mẹ tập tục này khá được coi trọng. Truyền thống này vẫn còn được lưu truyền và khiến cho việc xem tuổi kết hôn cần chú ý những gì vẫn được quan tâm ở một bộ phận người dân ngày nay.

Trên thực tế, có nhiều cách tính tuổi khác nhau tùy theo từng vùng miền, địa phương. Vì thế, các thầy tướng số sẽ đưa ra phán đoán dựa trên ngày giờ sinh của mỗi người. Tuy nhiên, ta thường thấy nhất là việc lý giải theo Thiên can – Địa chi – Ngũ hành – Cung mệnh. Bên cạnh đó còn có các lập luận dựa trên phép giải hạn Tam Tai – Thái Tuế - Kim Lâu. 

Từ đó, bạn sẽ biết được mình hợp tuổi hay kỵ tuổi với đối phương. Hợp tức là hôn nhân của bạn sẽ trở nên viên mãn, công việc thuận buồm xuôi gió, con cái hòa thuận, gia đình ấm no… Ngược lại, nếu kỵ tuổi mà vẫn tiến tới hôn nhân sẽ dễ gặp trắc trở, xung đột, ly tán, chết chóc. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ là phán đoán theo quan niệm xưa và vốn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cả. Xem thêm thực hư kết hôn nên tránh tuổi "lẻ".

Sự cần thiết của xem tuổi hiện nay

Hiện nay, hiểu biết của con người được mở rộng, nâng cao và phần lớn phát triển dựa trên các căn cứ khoa học. Do đó, xem tuổi kết hôn trong thời đại ngày nay vốn không còn đặt nặng nữa.

Khi quan niệm sống của con người được cởi mở hơn, tình yêu và hôn nhân cũng không còn nhiều ràng buộc, gò bó. Nam nữ đến tuổi kết hôn có thể thoải mái kết thân và tìm hiểu nhiều về nhau tạo một tiền đề vững chắc để kết hôn. Tuổi tác vì thế không phải trở ngại lớn nhất của một cuộc hôn nhân nữa. Do đó, thay vì quá tin vào may rủi, tuổi hợp, tuổi kỵ, bạn cần phải hiểu rõ hạnh phúc gia đình chỉ đến khi cả hai vợ chồng không ngừng nỗ lực vun đắp, cố gắng mỗi ngày. Xung đột, mâu thuẫn, khó khăn vốn không thể tránh khỏi nhưng sẽ được hóa giải nếu cả hai biết lắng nghe và tìm hướng giải quyết trên cơ sở sẻ chia, thấu hiểu.

Kết hôn là quyết định của chính bạn dựa trên sự thấu hiểu, tin tưởng, chân thành dành cho nhau. Vì thế, việc xem tuổi kết hôn không cần quá đặt nặng nữa. Chúc bạn nhiều niềm vui và hạnh phúc với hành trình mới của mình!

Tổng hợp 1 số bài viết về vấn đề hợp tuổi, xung khắc tuổi, kỵ tuổi nhau, xem bói về tuổi kết hôn .v.v.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân

Bàn về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân, chúng ta thấy rằng người đời nói rất đúng: Hợp tuổi không bằng hợp tính. Vấn đề hạnh phúc gia đình, cần nên cư xử tế nhị trong nhiều vấn đề, nó phụ thuộc vào cách đối đãi lẫn nhau chứ không phụ thuộc vào tuổi tác hay ngày giờ. Chúng ta phải nhìn nhận đúng vấn đề để không tạo nên tác nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân của bản thân hay của con cái mình.

  • Kỵ Tuổi xung khắc?
  • Có nên tin vào duyên số?
  • Quan điểm Phật giáo về việc ly hôn
  • Một số câu hỏi về Hôn nhân khác Tôn giáo
  • Vì sao Phật tử không nên tin vào tử vi, tướng số, bói toán, phong thủy

Coi tuổi, ngày tháng cưới xin hẳn là tập tục, là thói quen của người xưa và người  nay cũng vậy. Coi tuổi để xem cặp đôi đó có hợp nhau về chuyện làm ăn, cách sống. Nhưng đó có phải là yếu tố quyết định đến hạnh phúc trong hôn nhân không? Đề tài Bàn về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân sẽ giúp bạn giải quyết nghi vấn này!

Hôn nhân là sự tự nguyện đến với nhau do bởi yêu thương nhau, gắn bó với nhau, sống không thể thiếu nhau giữa hai người khác phái hoặc cùng phái. Trong đạo Phật cũng ủng hộ về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc dựa trên nền tảng đạo đức, chuẩn mực của người Phật tử tại gia. Điều đó thể hiện qua những bài kinh Đức Phật giảng dạy về nghĩa vụ của vợ chồng, cách để giữ hôn nhân bền vững. Và điều tất yếu rằng: Đức Phật không dạy bất kỳ điều nào về việc xem tuổi tác, ngày giờ hôn nhân.

Trước khi kết hôn, hai bên gia đình thường xem ngày tháng để tính đến chuyện cưới xin. Đó là hành động nhằm trấn an tâm lý của mọi người trước khi con cháu họ bước vào đời sống hôn nhân với một người khác. Đã không ít những cặp đôi yêu nhau tan vỡ và bất hòa vì việc xem bói toán tuổi tác và được phán: khắc khẩu, không hợp tuổi, hợp mệnh, xung khắc về làm ăn,…

Có thể nói đây là một trong những dạng mê tín mà người Phật tử chúng ta cần nhận dạng và đừng nên đặt nặng quá về vấn đề này để tránh gây ra những bi lụy không đáng tiếc.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân.

Ngoài việc chủ xướng đề cao lý nhân quả ra, Phật giáo không bao giờ chủ trương người Phật tử tin vào những điều gì khác, có tính cách tà tín, nhất là vấn đề bói toán, xem tuổi tác và ngày giờ tốt xấu để phán xét, đoán định vận mạng nơi quá khứ, hiện tại, vị lai.

Phật giáo chủ trương và luôn khuyến khích người Phật tử tin sâu lý nhân quả nghiệp báo, với mục đích là để chúng ta tìm ra nguyên nhân hình thành ác nghiệp, để từ đó tìm mọi phương cách khắc phục, hoán cải, những nhân xấu để trở thành nhân tốt. Đồng thời, cũng chuyển hóa những ác nghiệp trở thành thiện nghiệp. Có thế, thì mới cải thiện được đời sống của chúng ta ngày càng thăng hoa tốt đẹp hơn.

Theo Phật giáo, chuyện xảy ra “cơm không lành canh không ngọt” mất hòa khí trong gia đình đó không phải do tuổi tác không hợp nhau mà là do tập khí chủng nghiệp của mỗi người huân tập ở những môi trường sống khác nhau, mà người ta thường nói là tánh tình không hợp.

Khi nói tánh tình không hợp, ta phải xét tìm nguyên nhân lý do tại sao? Nếu bảo rằng, do tuổi tác, thì lẽ ra từ đầu chí cuối phải là xung khắc luôn luôn, chớ tại sao khi hợp khi khắc? Khi vui thì hợp, khi buồn thì khắc. Khi vừa ý thì hợp, khi trái ý thì khắc. Như vậy, sự xung khắc bất hòa nầy do đâu? Tại sao mỗi người không chịu tìm hiểu lại chính mình mà đổ thừa cho tuổi tác?

Mỗi người lớn lên trong từng điều kiện, môi trường giáo dục khác nhau sẽ hình thành nên lối sống và tính cách khác nhau. Không ai hoàn toàn giống ai. Chỉ hợp nhau ở một khía cạnh nào đó, như trình độ học vấn, sở thích, cá tánh… Đây mới chỉ là hợp nhau trong bước đầu. Hợp nhau trong cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Bước đầu bao giờ cũng rất là đẹp. Vì hai bên đều giữ kín những tật tánh xấu của mình. Không ai dám để lộ ra cái chân tướng của mình cho đối phương biết rõ.

Nhưng khi thành vợ chồng chung sống với nhau một thời gian, bấy giờ nó mới hiện ra rất nhiều thứ không hợp. Những thứ không hợp nầy, nó ẩn khuất tiềm tàng sâu kín, mà cả hai khó tìm thấy nhau. Nếu biết rõ nhau ngay từ lúc đầu, thì nguyện ước hôn nhân khó thành. Cho nên, cả hai đều phải che giấu.

Nhưng khi sống chung, thì biệt nghiệp cá tánh của mỗi người đều hiện rõ. Từ đó, cả hai mới nhận thấy có nhiều điểm bất đồng. Và mọi việc không còn như ý muốn ban đầu. Và cũng từ đó chiến tranh lạnh bắt đầu có cơ bộc phát.

Vậy nguyên nhân bất hòa gây ra chiến tranh nầy do đâu?

Vì cả hai không chịu tìm hiểu, bởi tìm hiểu thì mỗi người sẽ để lộ chân tướng xấu của mình ra, rồi vì bản ngã, vì tự ái, nên bây giờ chỉ còn có cách đổ thừa cho tuổi tác, cho ông tơ bà nguyệt se duyên không đúng, hay là do duyên nghiệp trớ trêu v.v… Nghĩa là phải tìm đủ mọi cách để chạy tội đổ thừa trách nhiệm cho kỳ được, chớ không ai chịu tìm hiểu lại lỗi lầm của chính mình.

Phật giáo, với cái nhìn của tuệ giác, không thể chấp nhận cho việc tránh né đổ thừa này. Thử hỏi trên đời có ai làm vừa ý mình hết không? Chính mình có đôi khi còn không vừa ý với chính mình, thì có ai mà làm vừa ý mình.

Như vậy, rõ ràng không phải do tuổi tác xung khắc mà là do nhiều yếu tố khác. Yếu tố nào gây ra sự bất hòa? Đó là điều mà người Phật tử cần phải truy nguyên tận nguồn gốc của sự bất hòa đó. Trên đời nầy, không có gì là không có nguyên nhân. Thường chúng ta hay mắc phải chứng bệnh chủ quan. Mà bệnh chủ quan là con đẻ của bệnh chấp ngã. Vì chấp ngã, nên cái gì mình cũng đúng hết. Mọi lỗi lầm đều do người kia gây ra, mà chúng ta không chịu tìm hiểu căn nguyên vấn đề của chính mình.

Cách chuyển hóa bất hòa

Muốn chuyển hóa thân tâm, từ những hạt giống xấu trở thành những hạt giống tốt, thì cần phải có trí huệ. Trí huệ hay chánh niệm rất thiết yếu trong đời sống. Khi có trí huệ hay chánh niệm kịp thời can thiệp, thì chắc chắn những hậu quả không tốt khó có thể xảy ra.

Khi sự việc xảy ra, ta phải tìm rõ nguyên nhân, chớ không nên đổ thừa bừa bãi. Tại sao phải nổi nóng gây ra mất hòa khí trong gia đình? Do nguyên nhân nào? Do tuổi tác hay do tánh nóng? Hay do những thứ gì khác, mà mình không chịu tìm ra. Tại sao mình hay đổ thừa người khác? Lý do nào mình hay đổ trút tội lỗi lên đầu người ta?

Khi hai người bất hòa, hãy bình tĩnh ngồi xuống để tư duy tìm rõ nguyên nhân trong tinh thần hòa giải, hòa hợp để tìm cách thiết lập cảm thông, chớ không nên tranh nhau ăn thua. Có tìm ra nguyên nhân, thì mới có hiểu và cảm thông nhau và từ đó mới có thể hóa giải mọi gút mắc bất hòa để rồi yêu thương quý kính nhau. Nếu thiếu hai yếu tố “Hiểu” và “Thương” nầy, thì khó có thể cởi mở, hỷ xả sống chung hòa hợp với nhau được.

Mỗi người cần phải có cái nhìn sắc bén bằng tuệ giác trong việc cư xử với nhau.

Vì sống chung với nhau không sao tránh khỏi những cá tính bất đồng. Sự bất đồng đó, muốn dung hợp được, chỉ có một nhịp cầu duy nhất nối liền hai đầu lại với nhau, đó là “Hiểu” và “Thương”. Có hiểu và thương thì mới có tương kính và nhường nhịn nhau. Thiếu nhịp cầu nầy, thật khó có sự cảm thông.

Không cảm thông nhau, rất khó hòa hợp. Vì có tìm hiểu tánh tình, sở thích, và những cá tánh dị biệt khác, thì mới cảm thông và thương yêu nhau hơn. Từ đó mới có thể chuyển hóa mọi mâu thuẫn, xung khắc bất đồng cùng chảy về một dòng suối yêu thương và hạnh phúc. Có thế, thì người Phật tử mới có kỳ vọng xây dựng vững chắc được mái ấm hạnh phúc gia đình.

Châu Thanh Thùy

Kỵ tuổi xung khắc

HỎI: Tôi năm nay 40 tuổi [nam, tuổi Hợi], đã dở dang một lần. Tôi nghĩ sự đổ vỡ đó vì không nghe theo lời khuyên của gia đình lấy người kỵ tuổi. Hiện giờ tôi đang yêu một người con gái tuổi Dần [25 tuổi], người ấy cũng yêu tôi và chúng tôi có ý định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên gia đình tôi [và cả gia đình cô ấy] đều không an tâm vì chênh lệch tuổi tác và nhất là do kỵ tuổi [Dần-Thân-Tỵ-Hợi tứ hành xung]. Tôi còn nghe “con gái tuổi Dần nhiều chồng” làm tôi hoang mang quá. Nhiều lúc tôi muốn vượt qua cửa ải gia đình và các vấn đề kiêng kỵ để đến với nhau nhưng lo ngại thất bại, và nhất là sợ gia đình buồn vì đã không nghe lời gia đình mà thất bại một lần rồi. Kính mong quý Báo cho tôi lời khuyên, vấn đề chênh lệch tuổi và kỵ tuổi như vậy có đáng lo ngại không? [NGUYỄN VĂN THUẬN;  nguyenvanthuan…@yahoo.com.vn 

ĐÁP: Bạn Nguyễn Văn Thuận thân mến!

Trước hết, đạo Phật không có quan niệm về kỵ tuổi. Không có tuổi nào tốt hay xấu cả, chỉ có nghiệp do mỗi người tạo ra thiện hoặc ác rồi trở lại chi phối khiến họ gặt hái quả tốt hay xấu mà thôi. Tứ hành xung hay tam hạp…nói chung, là quan niệm lịch số của người Trung Hoa có từ xa xưa, ảnh hưởng sâu sắc trong tâm thức của hầu hết người Việt.

Nếu bạn là người Phật tử tin Phật sâu sắc, có chánh kiến, thì hãy gạt chuyện tuổi tác xung khắc ra khỏi quan niệm sống của mình. Bạn cần thiết lập niềm tin tuyệt đối vào nhân quả-nghiệp báo của chính bản thân mình. Tất cả những biến động thuận nghịch trong đời sống của bạn chính là biểu hiện cụ thể của nhân quả-nghiệp báo do bạn đã tạo dựng trước đây. Muốn chuyển hóa nghiệp nhân để có nghiệp quả tốt đẹp thì hãy sống lành mạnh, đạo đức với tự thân và mọi người trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Theo quan điểm Phật giáo, vấn đề chênh lệch tuổi tác hay kỵ tuổi thì không có gì đáng để lo ngại cho hôn nhân. Muốn xây dựng một đời sống hôn nhân tốt đẹp điều cần thiết phải có tình yêu, sự thấu hiểu, tôn trọng mới có thể gắn bó và sẻ chia để cùng nhau đi đến hết chặng đường đời. Nếu hai người đều biết chuyển hóa ba nghiệp xấu ác của thân miệng ý trở thành hiền thiện thì chắc chắn họ sẽ thiết lập nên hạnh phúc trong quá trình chung sống, dù cho bất cứ tuổi tác nào.

Chủ Đề