Cơ sở hình thành nhà nước Phù Nam

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 79 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 78 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Văn hóa Óc Eo được hình thành trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long [Nam Bộ] vào cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng và sắt cách ngày nay khoảng 1500 - 2000 năm.

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I và trở thành một quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III - V.

Với giải Câu hỏi trang 79 sgk Lịch sử lớp 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lịch sử. Mời các bạn đón xem:

Phù Nam – Quốc gia cổ đại đầu tiên ở Đông Nam Á

Kỳ 1: Sự hình thành và phát triển cực thịnh

Vương quốc Phù Nam được xác định là một quốc gia cổ đại – Nhà nước đầu tiên có nền chính trị- kinh tế hùng mạnh ở Đông Nam Á trong 6 thế kỷ đầu Công nguyên.

Quốc gia này để lại cho chúng ta nền Văn hóa Óc Eo. Đây là một nền văn hóa, văn minh cổ đại xuất hiện sớm nhất vùng Đông Nam Á. Phù Nam đã có một thời kỳ hình thành, phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhưng về sau gặp biến cố nên đã bị suy vong và biến mất. Tất cả đền đài, thành quách đều bị chôn vùi trong lòng đất suốt hàng nghìn năm. Về sau người ta chỉ biết đến Vương quốc Phù Nam qua sự phát hiện ra nền văn hóa Óc Eo từ cuộc khai quật đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret tại gò Óc Eo [xã Vọng Khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang] vào năm 1944. Với những gì Louis Malleret phát hiện, cùng với những kết quả khảo cổ của các đồng nghiệp Việt Nam sau này đã vẽ nên một cách sống động về nền văn hóa cổ từng tồn tại và phát triển rực rỡ ở đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công Nguyên.

Bản đồ vùng Óc Eo năm 1944 của học giả người Pháp Louis Malleret

Về nguồn gốc ra đời của của Nhà nước Phù Nam và vương triều Hindu giáo đầu tiên, sách “Nam tề thư” của Trung Quốc có ghi: “Nước Phù Nam thuộc hướng Nam, phía Tây là biển lớn và phía Nam là quận Nhật Nam [Trung Quốc] có diện tích rộng hơn 3000 dặm. Nước ấy có một con sông lớn chảy theo hướng Tây ra biển. Trước đây nước này do một vị Nữ vương tên là Liễu Diệp [Lưu Yi] cai trị. Tục nước này vốn khỏa thân, vẽ mình, xõa tóc, không biết may quần áo, phụ nữ làm vua. Phía Nam nước ấy có một nước Khích, quốc vương là Hỗn Điền [Kaundinia]. Hỗn Điền là người rất chăm thờ thần linh. Theo chiêm bao và theo lời chỉ dẫn của các vị thần, Hỗn Điền cưỡi thuyền ra biển đi theo hướng về đất Phù Nam. Thấy thuyền lạ xâm phạm vào lãnh thổ, Liễu Diệp mang quân ra tấn công, một cuộc chạm trán nổ ra và Liễu Diệp xin hàng. Hỗn Điền đã cưới Liễu Diệp làm vợ vì đây là mối “nhân duyên kỳ ngộ” đã được thần linh mách bảo từ trước. Từ đó Hỗn Điền cai trị Phù Nam, thay đổi một số tập tục ở nước này, lệnh cho phụ nữ phải dùng vải quấn hoặc may quần áo mặc, bỏ tục khỏa thân. Hỗn Điền cùng Liễu Diệp sinh được 7 người con nên chia nước làm 7 ấp [tương đương với thành- phủ], giao cho các con cai trị, mỗi người giữ 1 ấp gọi là “Tiểu vương”, còn một phần lớn diện tích trong hoàng cung do nhà vua hay còn gọi là “Đại vương” quản lý và quản lý cả các “Tiểu vương”. Mỗi thành của các “Tiểu vương” quản lý một khu vực dân cư đông đúc từ 2-5 km2 và hàng trăm bàu nước [mỗi bàu nước dùng cho hàng chục hộ dân sinh hoạt”.

Vương quốc Phù Nam đặt Thủ đô tại Lò Gò [cách thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang ngày nay khoảng 30 km về phía Tây Nam]. Quân đội có các lực lượng thủy- tượng- bộ binh làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội và bờ cõi biên cương. Vì thế vào lúc cực thịnh, vương quốc Phù Nam đã kiểm soát về phía Đông đến tận cùng phía Nam Trung Bộ thuộc Việt Nam ngày nay, về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan. Dân chúng Phù Nam, cũng như nhà vua đều tôn thờ tín ngưỡng tâm linh, nhất là tôn kính thờ phụng các vị thần của đạo Bà La Môn và Phật giáo. Do đó giới tăng lữ, đạo sĩ được trọng dụng và nắm thần quyền – vương quyền. Kế đến là các nhà sư, hòa thượng nắm độc quyền bang giao. Giới đại thương gia, đại điền chủ là nền tảng xã hội, chi phối nền kinh tế- nông nghiệp lẫn thương mại. Pháp luật của Phù Nam là “ luật pháp Thiên Chúc” do nhà vua thực thi theo “ thần linh chiêm nghiệm”- “ thần linh mách bảo”. Vua cho xây dựng đền đài khắp nơi để thờ cúng thần linh. Phần đông dân chúng đều tôn thờ Phật pháp và tuân theo đạo sĩ Bà La Môn. Xã hội Phù Nam cũng có kết cấu tổ chức như các chế độ xã hội hiện đại hiện nay. Bộ máy nắm quyền quản lý xã hội với người đứng đầu là vua, kế đến là các hoàng thân, các lãnh chúa và giới tăng lữ. Ở thời đại của quốc gia cổ đầu tiên này cũng có đội ngũ những người làm khoa học, người dạy học nhưng là các thầy tu dạy chữ Phạn. Cũng có người đi lính tham gia vào quân đội; cũng có người hoạt động nghệ thuật – văn nghệ như đào kép, vũ công ca múa nhạc phục vụ cho giới quan lại cung đình. Ở thời đại Phù Nam, nghề luyện kim, đúc khuôn rất phát triển với số lượng lớn phường thợ kim hoàn, thợ rèn. Các ngành nghề khác như nghề dệt, nghề mộc, xây dựng, khai thác lâm hải sản cũng phát triển và có cả đội ngũ chuyên môn. Vương quốc Phù Nam còn có một nền nông nghiệp khá phát triển với nghề trồng lúa nước, trồng mía đường; một bộ phận nông dân trồng vườn, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản. Song giàu có nhất là tầng lớp thương nhân. Một tầng lớp thương gia buôn bán tại chỗ và thương nhân vãng lai từ một số vùng đất trong khu vực, thậm chí từ Trung Hoa, Địa Trung Hải, Vịnh Ba Tư gồm nhiều sắc tộc và tôn giáo khác nhau thường xuyên đến trao đổi mua bán với Phù Nam.

Hệ thống kênh rạch cổ vùng Óc Eo [1944]

Người Phù Nam có cuộc sống rất thực tế. Sống trên vùng ngập nước, họ đã tận dụng địa hình để đào những con kênh thoát nước, dẫn nước và để giao thông đi lại. Con kênh Kiên Giang- Minh Hải [nay là Bạc Liêu] chạy qua các khu di tích Núi Sam, Bảy Núi, Óc Eo [An Giang] hay Giếng Đá từ di chỉ Tráp Đá [An Giang] chạy dài hơn 30km đến khu di tích Nền Chùa [Kiên Giang]. Kênh số Một chạy từ Đông sang Tây của huyện Tri Tôn [An Giang] với khoảng 16km. Ngay ở khu di tích Óc Eo – Núi Sập – Định Mỹ [An Giang] có những con kênh cổ tạo thành một mạng lưới chằng chịt tỏa như nan quạt nối liền các di chỉ Óc Eo. Theo các nhà khảo cổ học, quan sát thực tế cho thấy tại Đá Nổi [nay thuộc Cần Thơ] là điểm hội tụ của 11 đoạn kênh đào cổ. Cư dân cổ của Vương quốc Phù Nam ở vùng châu thổ sông Cửu Long không trị thủy bằng đê mà bằng cách đào kênh, dẫn nước vào ruộng, khai thác lợi thế từ nguồn nước, sông rạch. Một số người còn sống bằng nghề cá. Người dân sống trên nhà sàn vì đó vốn sình lầy, là vùng đồng bằng thấp ngập nước. Các đền đài, mộ táng thì được xây dựng trên các gò đất đắp hoặc đồi núi cao. Có đền đài dài đến 25m rộng 16m, kè móng đá cao 2m. Điều này cho thấy Phù Nam là một xã hội thượng tôn tín ngưỡng tôn giáo hết sức mạnh mẽ.

Trong quá trình phát triển, Vương quốc Phù Nam đã chú trọng đến việc hình thành các thương cảng phục vụ cho việc giao thương với các xứ khác. Bởi vậy trong giai đoạn phát triển cực thịnh của mình, Phù Nam không chỉ có một thương cảng Óc Eo [An Giang] và một tiền cảng Nền Chùa [Kiên Giang], mà còn có các thương điếm từ Óc Eo qua Đá Nổi đến Phú Long [Sa Đéc], Gò Thành [Vĩnh Long] rồi các trung tâm ở vùng Mỹ Tho – Gò Công trước khi đến Cần Giờ đổ ra Biển Đông. Vùng vịnh cổ này chạy theo hướng Đông – Tây từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông cổ ở Thoại Giang, Thoại Sơn, An Giang “phải đi qua hàng trăm dặm dọc theo con sông trong vùng rừng sác [người Nam Bộ gọi cây mắm là cây sác] để đến kinh đô Phù Nam. Sự vận hành hai con đường mậu dịch lớn nhất hành tinh: “Con đường tơ lụa” và “Con đường hương liệu”, trong vài thế kỷ đầu và trước CN đã tạo điều kiện hình thành, phát triển một loạt các quốc gia Trung Á và Đông Nam Á. Phù Nam là một “quốc gia – đô thị” sớm nhất ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, cũng là quốc gia thế lực nhất vùng Đông Nam Á kiểm soát con đường hương liệu. Khi đế quốc La Mã mở rộng giao thương với người Ấn qua biển Ả Rập thì con đường thương thuyền Ấn Độ – Trung Hoa được nối dài từ Đông sang Tây Ấn Độ đến các thương cảng trong vịnh Ba Tư hay trên bờ Biển Đỏ. Sự nối dài này làm cho giao thương đường biển trở nên nhộn nhịp, các quốc gia trở nên năng động và nhanh chóng giàu có; chủng loại và số lượng hàng hóa lưu thông ngày một lớn. Trong số hàng hóa như tơ lụa, kim loại, đồ gốm sứ, trang sức, đá quí, ngọc trai, gỗ… thì các loại gia vị và hương liệu đặc sản vùng Đông Nam Á trở thành đối tượng giao thương toàn cầu. Với sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, Phù Nam đã chi phối, kiểm soát “con đường hương liệu” trong khu vực. Việc buôn bán hương liệu bắt đầu bằng khai thác các loại trầm hương, quế, đậu khấu, tiêu sọ. Các chuyến tàu của Phù Nam từ Óc Eo sẽ ghé qua các cảng quế ở Hội An, Hải Phòng, đợi đến mùa gió Đông Bắc đến các quần đảo gia vị trong biển Celebes, Moluccas và Bandas [thuộc In-đô-nê-xia ngày nay] rồi quay trở lại đảo Trường Sa. Tại đây các sản vật, nhất là hương liệu và gia vị được đưa lên tàu hàng xuất khẩu đến Trung Hoa, Nhật Bản hay qua Ấn Độ đến các kho chứa trên bờ biển Đỏ hoặc trong vịnh Ba Tư. Tại đó hương liệu Phù Nam và hàng hóa theo đường bộ La Mã tiếp tục đến các nước châu Âu. Dựa vào sức mạnh thương mại trên biển, Vương quốc Phù Nam lấn sang và chi phối hệ thống tài chính trong khu vực, trong đó có hệ thống thanh toán tiền tệ. Tiền của Phù Nam được sử dụng từ Miama, Philippin, các đảo vùng Đông Nam Á…

Hình ảnh cuộc khai quật năm 1944 của Louis Malleret

Nếu ai qua các di chỉ Óc Eo ngày nay, chắc hẳn đều đặt câu hỏi nghi vấn, hiện tại nơi đây là một vùng đồng bằng cạn, xung quanh là núi và cách xa biển. Vậy vì sao lại có thương cảng Óc Eo? Qua nhiều lần khảo cứu, các nhà khoa học, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã nhận định rằng: hàng nghìn năm trước đây, thềm lục địa biển Đông Việt Nam, mực nước biển vẫn còn nằm ở đường đẳng sâu hơn hiện tại 100-200m, phần lớn đồng bằng sông Cửu Long chìm trong nước biển. Đến khoảng 2.500 năm trước, nước biển lại dâng lên 2- 2,5m so với hiện tại. Một lần nữa, đồng bằng sông Cửu Long lại bị thu hẹp, nhiều cánh đồng trở thành biển nông ven bờ, những vùng đất thấp trở thành bãi lầy ven biển. Khi đó, Ba Thê [An Giang] là một eo biển với địa hình tránh bão, là nơi neo đậu, dừng chân lý tưởng của thương thuyền các nước. Về sau, do hiện tượng biển lùi, nơi đây chỉ còn lại là những cánh đồng quanh sườn núi. Ngày xưa, nơi này nổi tiếng có nhiều ốc biển. Đến bây giờ, khi đào nền móng xây dựng một số công trình ở quanh vùng Ba Thê người ta vẫn bắt gặp những “mỏ” vỏ ốc khổng lồ trong lòng đất. Có thể tên gọi Óc Eo cũng bắt nguồn từ đó. Do có địa thế thuận lợi như thế nên thương cảng Óc Eo trở thành một điểm đến, điểm dừng chân tránh bão, đợi mùa gió thuận và trao đổi mua bán hết sức lý tưởng và quan trọng của giới thương buôn các nước. Thương cảng Óc Eo chia làm hai khu vực: Khu phía Đông kinh thành giống như khu “chợ nổi”, tại đây các ghe tàu lui tới trao đổi hàng hóa với cư dân tại chỗ, là nơi cung cấp lương thực cho cư dân nội thành gồm vua, đạo sĩ, quan lại, quân lính; khu vực phía Nam là khu neo đậu của các tàu hàng viễn dương để tiếp nhận hàng hóa, sản vật từ các tàu khác trong vùng. Nơi đây cũng là điểm trao đổi hàng hóa giữa các con tàu đến từ nước khác, khiến nơi này trở thành điểm hội tụ các đoàn tàu trên “con đường hương liệu”. Thương cảng Óc Eo trở thành nơi hoạt động nhộn nhịp nhất vùng suốt nhiều thế kỷ đầu Công nguyên.

Kỳ 2: Đem quân chinh phạt và sự sụp đổ của một vương triều

Hoàng Ngọc Chính [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề