Có thể học 2 ngành cùng 1 lúc không

Chỉ sinh viên các trường đào tạo theo tín chỉ được học song ngành

Theo khoản 1 Điều 18 Quy chế đào tạo chương trình đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT, đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai.

Hiện nay, rất nhiều trường đại học đào tạo theo tín chỉ cho phép sinh viên được học cùng lúc 2 chương trình học. Tuy nhiên để được học song song 2 chương trình, 2 chuyên ngành khác nhau, sinh viên phải đáp ứng được một số quy điều kiện nhất định.

Điều kiện học song ngành đại học [Ảnh minh họa]

Điều kiện đăng ký học song ngành

Tại khoản 2 Điều 18 Quy chế đào tạo chương trình đại học quy định, sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.

Ngoài điều trên, tùy từng chương trình học, chuyên ngành mà các trường sẽ đặt ra các yêu cầu riêng cho sinh viên muốn học song ngành như: trình độ ngoại ngữ và các chứng chỉ liên quan, không bị kỷ luật, cảnh cáo…

Điều kiện xét tốt nghiệp chương trình học thứ 2 là gì?

Điều 18 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08 quy định như sau:

3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.

5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.

 6. Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai.

Như vậy, khi học song ngành, sinh viên phải tập trung đồng đều cho cả hai chương trình học. Nếu kết quả chương trình học thứ nhất của sinh viên ở mức không đạt thì không được học chương trình thứ 2. Đồng thời, nếu chương trình thứ 2 không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đào tạo thì sinh viên cũng không được cấp bằng.

Bên cạnh đó, về thời gian học, khoản 4 Điều 18 nêu rõ, thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất [không quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá].

Đồng thời khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

Trên đây là các quy định về điều kiện học song ngành đại học. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Đối tượng sinh viên được miễn giảm học phí

>> Xem thêm các chính sách mới về giáo dục tại đây.

Học 2 trường đại học cùng lúc là hướng đi phù hợp, đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội. Thế nhưng, đây lại là con đường có rất nhiều khó khăn, thử thách. Liệu học 2 trường đại học cùng lúc, nên hay không?

Có nên học 2 trường đại học cùng lúc không?

Học 2 trường đại học cùng lúc sẽ như thế nào?

Việc học hai trường Đại học, có hai bằng Đại học cùng lúc để có thêm nhiều cơ hội sau khi ra trường là hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu nhân lực cao của xã hội.

Học 2 trường đại học cùng lúc còn được gọi là học song bằng, là hình thức đào tạo mà học viên có thể theo học tại 2 trường đại học cùng lúc. Điều đó đồng nghĩa với việc, học viên có thể học thêm một ngành tại trường đại học khác để bổ sung thêm vốn kiến thức của mình. Đồng thời, tối ưu hóa năng lực phát triển của người học.

Học 2 trường đại học cùng lúc giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ mới.

Trong xã hội phát triển, hội nhập như hiện nay, việc học 2 trường đại học cùng lúc sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho người học. Đây là hướng đi phù hợp với nhu cầu nhân lực ngày càng cao. Tuy nhiên, học song bằng cũng tồn tại khá nhiều hạn chế. Để theo đuổi được con đường này đòi hỏi bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng và xác định đúng đam mê cũng như khả năng của mình.

? Xem thêm: Học ngành gì dễ xin việc? Top 8 ngành nghề không sợ thất nghiệp

Học 2 trường đại học cùng lúc, nên hay không?

Không phải ai cũng có thể lựa chọn học 2 trường đại học cùng lúc. Bởi lẽ, vấn đề này còn liên quan đến rất nhiều trong cuộc sống. Để biết được rằng, mình có thể học 2 trường đại học cùng lúc hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những ưu điểm và hạn chế của việc học song bằng nhé!

Ưu điểm

Đầu tiên, học 2 trường đại học cùng lúc sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Nếu như trước đây, bạn phải trải qua 4 năm đại học để có một tấm bằng đại học và trải qua 2 năm nữa để hoàn thành tốt nghiệp văn bằng 2 thì giờ đây, bạn có thể học kết hợp cả 2 chuyên ngành, nghĩa là chỉ mất 4 năm để có được 2 tấm bằng đại học.

Thứ hai, bạn sẽ có được rất nhiều kiến thức. Khi học 2 trường đại học cùng lúc, bạn có thể trau dồi kiến thức, kỹ năng của cả 2 chuyên ngành. Chắc chắn với những gì đã học được, bạn sẽ có cơ hội việc làm rộng mở hơn.

Với môi trường đại học, tinh thần tự học là vô cùng quan trọng.

Thứ ba, học 2 trường đại học cùng lúc giúp bạn quản lý công việc và thời gian của mình. Vì số lượng môn học nhiều hơn nên học viên sẽ phải sắp xếp thời gian cũng như rèn luyện sức khỏe để có thể hoàn thành việc học một cách tốt nhất.

? Xem thêm: Khối A1 học ngành gì? Top 5 ngành nghề khối A1 nhu cầu tuyển dụng cao

Hạn chế

Học 2 trường đại học mang đến nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Thứ nhất, học viên sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Chúng ta sẽ luôn phải cố gắng cân đối thời gian để việc học tập cả 2 chuyên ngành đều đạt kết quả tốt. Nếu không biết cách sắp xếp, mất tập trung trong học tập thì kết quả đạt được sẽ không tốt như mong muốn.

Thứ hai, lịch học và lịch thi của 2 trường đại học có thể bị chồng chéo lên nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm chuyên cần, thậm chí khiến bạn không thể tham gia kỳ thi cuối môn và phải học lại môn học đó.

Học 2 trường đại học cùng lúc đòi hỏi học viên phải biết cách cân bằng thời gian.

Thứ ba, chi phí học tập phải bỏ ra nhiều hơn so với việc chỉ theo học một trường đại học. Ngoài chi phí học tập, học viên cũng cần phải mua thêm giáo trình, sách vở, đồ dùng học tập… 

Có nên học 2 trường đại học cùng lúc?

Như vậy, học 2 trường đại học cùng lúc đem đến rất nhiều cơ hội nhưng cũng có những hạn chế khác. Vì thế, chúng ta không thể tìm được câu trả lời chính xác cho thắc mắc “có nên học 2 trường đại học cùng lúc không?”.

Người xưa vẫn thường có câu: “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết”. Điều đó có nghĩa là không phải cứ học nhiều ngành nghề là sẽ thành công. Vì thế, mỗi cá nhân cần xác định khả năng học tập cũng như điều kiện của mình để quyết định có nên lựa chọn con đường này không, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức.

? Xem thêm: Tư vấn tuyển sinh 2021: Khối C học ngành gì dễ xin việc?

Theo bạn, có nên học 2 trường đại học cùng một lúc không? Hãy chia sẻ cũng JobsGO nhé!

Video liên quan

Chủ Đề