Cống hóa sông đáy đoạn qua yên nghĩa

Một cây cầu vượt sông Đáy dự kiến được xây dựng nối huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông, Hà Nội trên tuyến đường Hà Nội - Xuân Mai.

Sơ đồ vị trí quy hoạch xây cầu vượt sông Đáy nối huyện Chương Mỹ - quận Hà Đông trên tuyến đường Hà Nội - Xuân Mai.

Theo bản đồ quy hoạch chung xây dựng huyện Chương Mỹ đến năm 2030 và quy hoạch phân khu đô thị S4 [Hà Nội], một cầu vượt sông Đáy dự kiến được xây dựng nối huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông.

Theo các bản đồ nêu trên, đây là cây cầu vượt sông Đáy, gần cầu Đồng Hoàng hiện hữu, thuộc địa bàn các phường Đồng Mai, Yên Nghĩa và xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ. Trên địa bàn quận Hà Đông, cầu đi qua khu vực tổ 15, phường Đồng Mai. Đoạn này, tuyến đường dẫn lên cầu chủ yếu đi qua đất nông nghiệp ven sông Đáy.

Tuyến đường Hà Nội - Xuân Mai theo quy hoạch có điểm đầu ở đường trục phía Nam Hà Nội, đoạn Khu đô thị Thanh Hà. Tuyến đường này giao với Vành đai 4 đoạn qua phường Phú Lương, Hà Đông. Từ Phú Lương, tuyến đường này giao với QL21B đoạn Thạch Bích, Bích Hòa, Thanh Oai. Tuyến có một đoạn ngắn đi qua khu vực tổ 15, 16 và 18 của phường Đồng Mai trước khi sang địa bàn huyện Chương Mỹ.

Đoạn qua tổ 16, phường Đồng Mai, tuyến đường Hà Nội - Xuân Mai có thể đi qua một số nhà dân gần nhà văn hóa.

Tuyến đường Hà Nội - Xuân Mai là tuyến đường quy hoạch mới, giao với đường Hồ Chí Minh đoạn xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ.

Đây có thể là tuyến đường bộ mới thay thế cho Quốc lộ 6 trong tương lai.

Theo bản đồ quy hoạch chung xây dựng huyện Chương Mỹ đến năm 2030 và quy hoạch phân khu đô thị S4 [Hà Nội], cầu vượt sông Đáy trên tuyến đường Hà Nội - Xuân Mai cách cầu Đồng Hoàng khoảng 150 m.

Bên kia sông, cầu được đặt ở vị trí giáp ranh giữa tổ 18, phường Đồng Mai và phường Biên Giang.

Bên phía huyện Chương Mỹ, hai bên tuyến đường này được quy hoạch các khu đô thị như Chúc Đông, Thụy Hương, khu sinh thái ven sông Đáy và Cụm Công nghiệp Thụy Hương.

Với cây cầu này, trong tương lai, việc lưu thông qua sông Đáy sẽ dễ dàng hơn thay vì cầu Đồng Hoàng nhỏ hẹp như hiện tại.

[Đồ họa trong bài được vẽ tương đối căn cứ theo bản đồ quy hoạch chung xây dựng huyện Chương Mỹ đến năm 2030 và quy hoạch phân khu đô thị S4 Hà Nội].

Khu vực hành lang bảo vệ đê sông Đáy thuộc địa bàn hai phường [Yên Nghĩa và Đồng Mai] của quận Hà Đông đã không còn tình trạng tập kết phế liệu, phế thải xây dựng, đổ trộm rác... nhiều đoạn cũng được dọn dẹp sạch sẽ, cải tạo, chỉnh trang. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn tồn tại một số vi phạm mà theo lãnh đạo quận Hà Đông, đây là những vấn đề của lịch sử, không thể “một sớm một chiều”giải quyết được.

Ngày 22/4, Văn phòng Thành ủy Hà Nội đã có công văn truyền đạt chỉ đạo của ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội về việc giải quyết đơn thư của công dân phản ánh tình trạng xâm phạm nghiêm trọng đê sông Đáy, đoạn qua địa bàn phường Yên Nghĩa, kéo dài nhiều năm chưa được xử lý.

Nhiều đoạn đê đã được dọn dẹp sạch sẽ, cải tạo, chỉnh trang và cắm biển cấm đổ rác thải

Ngày 7/5, Ủy ban nhân dân quận Hà Đông có báo cáo số 199/BC-UBND, về kết quả giải quyết vấn đề nêu trên. Theo đó, quận Hà Đông khẳng định toàn bộ các vi phạm thuộc hành lang bảo vệ đê Tả Đáy đoạn qua địa bàn phường Yên Nghĩa đã được xử lý, giải tỏa triệt để.

Liên quan đến vấn đề này, báo Lao động Thủ đô đã có bài phản ánh “Xử lý vi phạm đê Tả Đáy chưa dứt điểm, hai phường “đùn đẩy” trách nhiệm” đăng ngày 15/5/2020. Trở lại khu vực này trong ngày 25 và 26/5, phóng viên báo Lao động Thủ đô ghi nhận không còn tình trạng tập kết phế liệu, phế thải xây dựng, đổ trộm rác... nhiều đoạn cũng được dọn dẹp sạch sẽ, cải tạo, chỉnh trang và cắm biển cấm đổ rác thải. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn một số công trình xây kiên cố nằm trong hành lang bảo vệ đê; đoạn đê chưa được thảm bê tông mặt đường xấu, nhiều ổ gà, sống trâu...

Khu vực này vẫn còn một số công trình nằm trong hành lang bảo vệ đê

Đưa phóng viên đi khảo sát, ông Nguyễn Hữu Thanh, Trưởng phòng Kinh tế quận Hà Đông chỉ vào cột mốc bê tông và cho biết, đây là mốc giới đê điều giữa phường Yên Nghĩa và phường Đồng Mai, nếu theo cột mốc này, thì công trình vi phạm thuộc quản lý của phường Đồng Mai; tuy nhiên, theo chỉ giới về hành chính thì lại thuộc phường Yên Nghĩa.

“Nội dung đang xử lý là mảng đê điều, cho nên phải xác định theo mốc giới đê điều, phường Đồng Mai phải có trách nhiệm. Quan điểm của chúng tôi là phải xử lý dứt điểm, vì dù nằm trên địa bàn phường nào thì cũng đều là đất của quận Hà Đông”, ông Thanh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Thanh, những vi phạm còn tồn tại này là vấn đề của lịch sử, không thể “một sớm một chiều” giải quyết được. “Cuối năm 2019, hạt quản lý đê điều phụ trách khu vực này thực hiện cắm “mốc giới đỏ”, theo đó những công trình nằm trong phạm vi chỉ giới hành lang bảo vệ đê sẽ phải di dời. Mà những công trình này là tồn tại của lịch sử, có từ trước đó vì thế khi di dời phải có kế hoạch, phương án, từ Thành phố phải có chủ trương, có lộ trình để thực hiện...”, ông Thanh cho biết.

Đoạn đê chưa được thảm bê tông mặt đường xấu, nhiều ổ gà, sống trâu...

Về đoạn đê có nhiều ổ gà, sống trâu, ông Nguyễn Hữu Thanh cho biết, nếu tiếp tục để như hiện nay sẽ xuống cấp, rất khó quản lý, dẫn đến phát sinh những vấn đề phức tạp. Do đó, cần sớm có dự án cải tạo đoạn đê này để bảo đảm cảnh quan, môi trường, giúp người dân đi lại thuận lợi, cũng là để bảo vệ đê hiệu quả hơn. “Chúng tôi sẽ sớm tham mưu với lãnh đạo quận nội dung này”, ông Thanh nói.

Để tiếp tục duy trì những kết quả đạt được, Trưởng phòng Kinh tế quận Hà Đông chia sẻ: Việc đầu tiên chúng tôi nghĩ đến công tác tuyên truyền. Bởi để người dân hiểu và cùng chung tay thực hiện là cách làm mang lại hiệu quả bền vững nhất. Chúng tôi đã chuẩn bị tin bài tuyên truyền, sau đó cung cấp cho hai phường phát qua hệ thống loa truyền thanh, để bà con hiểu và không vi phạm nữa; đồng thời cũng nói rõ những quy định xử phạt nếu bà con tiếp tục vi phạm sẽ xử phạt để răn đe. Đồng thời, đề nghị phường tiếp tục tăng cường kiểm tra, sớm phát hiện vi phạm để xử lý ngăn ngừa ngay, tránh để buông lỏng dẫn đến vi phạm tràn lan sau khó xử lý.

Chủ Đề