Công nghệ 7 bệnh truyền nhiễm là gì

Với giải Câu hỏi trang 54 Công nghệ lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Công nghệ 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

Câu hỏi trang 54 Công nghệ 7: Vì sao bệnh truyền nhiễm lại gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi?

Phương pháp giải:

Đọc sách giáo khoa và liên hệ thực tế để trả lời.

Trả lời:

Bệnh truyền nhiễm thường lây lan nhanh thành dịch và gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi.

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 53 Công nghệ 7: Hãy kể tên một số loại bệnh ở vật nuôi mà em biết....

BHG - Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ con vật này sang con vật khác trong quần thể động vật thụ cảm thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh.

Bệnh truyền nhiễm thường lây lan từ địa phương này sang địa phương khác, thậm chí lây từ nước này sang nước khác nếu không được ngăn chặn kịp thời như: Bệnh Lở mồm long móng, bệnh tai xanh, bệnh dịch tả lợn, bệnh gà rù, bệnh cúm gà, bệnh Gumboro, bệnh dịch tả vịt, bênh dại và bệnh ca rê ở chó...

Bệnh không truyền là loại bệnh xảy ra một cách lẻ tẻ trên từng con vật, không lây lan từ con vật này sang con vật khác như: Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò, bệnh đau bụng, bệnh sót nhau, bệnh bại liệt...

1. Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm: Do mầm bệnh là vi sinh vật [chủ yếu là do vi khuẩn hoặc do vi rút] gây ra.

2. Điều kiện để bệnh truyền nhiễm xảy ra

+ Nguồn chứa mầm bệnh [hay còn gọi là nguồn bệnh]: Là các loại động vật đang bị bệnh hoặc đang mang mầm bệnh trong cơ thể, hàng ngày bài xuất mầm bệnh ra ngoài môi trường.

+ Vật trung gian truyền bệnh [môi trường]  như: Thức ăn, nước uống, không khí, đất, côn trùng [ruồi, muỗi, gián...], các loại động vật [chó, chuột, mèo..], người cũng có thể là nhân tố trung gian truyền bệnh.

+ Quần thể động vật cảm thụ: Là nhóm động vật hay đàn vật nuôi bị cảm nhiễm với mầm bệnh truyền nhiễm và bị phát bệnh. Có loại mầm bệnh gây bệnh truyền nhiễm cho nhiều loài vật nuôi, như: Bệnh dại, bệnh lở mồm long móng,... nhưng cũng có loại mầm bệnh chỉ gây bệnh truyền nhiễm riêng cho một loài vật nuôi nhất định, như: Bệnh dịch tả lợn chỉ gây cho lợn, bệnh Gumboro chỉ gây cho gà.

- Bệnh truyền nhiễm thường xảy ra khi có đủ 3 yếu tố: Mầm bệnh, môi trường và quần thể động vật cảm thụ, đồng thời phải có mối tương tác chặt chẽ giữa 3 khâu, nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố trên bị cắt đứt thì dịch bệnh truyền nhiễm không thể xảy ra. Như vậy, muốn phòng bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi cần phải xoá  bỏ một trong 3 yếu tố trên hay cắt đứt mối liên hệ giữa chúng với nhau.

3.  Phương pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm

3.1. Phòng bệnh

- Phòng bệnh là việc sử dụng tất cả các bệnh pháp để bảo vệ vật nuôi không bị mắc bệnh.

-  Đối với mầm bệnh: Là những vật nuôi đang bị bệnh, cần phải cách  ly triệt để, nhốt riêng con vật ốm ra một nơi cách xa các vật nuôi khoẻ và điều trị kịp thời bằng những thuốc phù hợp, nhằm tiêu diệt mầm bệnh ngay trong cơ thể con vật nuôi.

- Sát trùng chuồng trại:

+  Xác động vật chết, phân, rác: Đốt rồi chôn sâu.

+ Sát trùng kỹ chuồng nuôi và khu vực xung quanh bằng cách quét dọn, thu gom chất thải: Phân, nước tiểu, lông da... của vật nuôi bị bệnh đem đốt cháy, rồi chôn.Toàn bộ tường chuồng trại nuôi được quét bằng  nước vôi đặc 20% [pha 2 kg vôi sống trong 10 lít nước];  rắc vôi bột ở cửa chuồng, nền chuồng, hố xung quanh chuồng trại, hoặc phun một số hoá chất thường dùng theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

+ Máng ăn, máng uống cọ rửa sạch rồi sát trùng bằng Fomol 2% hoặc Chioramim 2% sau đó đem phơi nắng.

Lưu ý: Khi sử dụng cụ thú y để phòng, chống bệnh cần sát trùng dụng cụ, như: Bơm, kim tiêm luộc trong nước sôi 30 phút; dao, kéo, panh, kim khâu.. sát trùng bằng cồn 900 hoặc luộc trong nước sôi 30 phút.

* Để ngăn chặn không cho mầm bệnh phân tác ra ngoài và truyền đi nơi khác cần thực hiện tốt các khâu:

-  Cấm bán chạy, vận chuyển vật nuôi đang bị mắc bệnh truyền nhiễm, từ nơi có dịch đi nơi khác.

- Cấm vận chuyển động vật mẫn cảm từ nơi khác vào trong vùng dịch.

- Không vứt bừa bãi xác vật nuôi chết vì bệnh truyền nhiễm ra vườn hay cống, rãnh mà phải đem đốt hoặc chôn sâu, rắc vôi bột lên trên.- Tích cực tiêu diệt các loại côn trùng có hại như ruồi, muỗi, ve mòng; tiêu diệt chuột.

- Không cho người vào tham quan khi đàn vật nuôi đang bị dịch.

3.2. Đối với quần thể động vật cảm thụ [thực hiện tốt 3 sạch và 3 chống]

- Ba sạch:

+ Ăn sạch: Thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng, không mốc, không thiu thối...

+ Uống sạch: Nước phải đảm bảo vệ sinh [nước máy, nước giếng khơi, nước mưa, không cho vật nuôi nước uống nước ao tù, nước mương, rãnh].

+ Ở sạch: Chuồng trại phải quét dọn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, cao ráo sạch sẽ, thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông..- Ba chống:

+ Chống nóng: Chuồng trại phải thoáng mát thông gió không bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào buổi chiều.

+ Chống lạnh: Về mùa Đông chuồng trại không bị gió lùa, phải có hệ thống che chắn gió vào những ngày trời lạnh.

+ Chống ẩm:  Nền chuồng trại luôn khô ráo, không để nước đọng, ẩm ướt.

3.3. Phòng bệnh bằng vắc xin:

- Vắc xin là những chế phẩm chứa mầm bệnh [vi rút, vi khuẩn....] nhưng đã được làm yếu hoặc giết chết, sau khi tiêm chủng vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể dặc hiệu để chống bệnh.

- Có 2 loại vắc xin:

+ Vắc xin nhược độc: Sản xuất từ mầm bệnh đã được làm suy yếu, sau khi được tiêm chủng vào sẽ không gây bệnh mà kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu, loại vắc xin này tạo miễn dịch sớm nhưng độ dài miễn dịch thường ngắn.

+  Vắc xin vô hoạt: Sản xuất từ mầm bệnh đã bị giết chết, loại vắc xin này tạo miễn dịch chậm nhưng độ dài miễn dịch thường kéo dài, dùng an toàn hơn vắc xin nhược độc.

-  Sau khi dùng vắc xin 2-3 tuần, lượng kháng thể đặc hiệu đã sản sinh đủ, vật nuôi sẽ không bị mắc loại bệnh đã được tiêm phòng.

* Nguyên tắc cơ bản khi dùng vắc xin

-  Sử dụng:

+ Dùng vắc xin phải đủ liều, đúng lịch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Phải lắc kỹ lọ vắc xin trước khi dùng, nhất là các loại vắc xin chết. Vắc xin đông khô phải pha bằng dung dịch bán kèm vắc xin, nước muối sinh lý  0,9 % vô trùng hoặc nước cất.

+ Tiêm vắc xin phải đúng vị trí, đủ đọ sâu. Vắc xin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm nên dùng càng sớm càng tốt, nếu thừa phải huỷ, không nên để qua đêm.

+ Không vứt bừa bãi chai, lọ, kim tiêm

- Bảo quản và vận chuyển: Vận chuyển, bảo quản vắc xin trong hộp xốp có đá lạnh. Không cho quá nhiều nước đá cục vào hộp xốp làm vắc xin đông thành đá. Nên có bông, vải ngăn cách vắc xin với đá. Tránh ánh nắng trực tiếp.

Chủ Đề